Báo cáo kết nạp Palestine trầy trật đến Hội đồng Bảo an
Hôm qua (11/11), Ủy ban Kết nạp quốc gia thành viên mới của Hội đồng Bảo an đã tổ chức họp kín, thông qua báo cáo có liên quan đến đơn xin gia nhập Liên Hợp Quốc của Palestine, hơn nữa đã đệ trình báo cáo này lên HĐBA.
Sau khi buổi họp kết thúc, ông Cabral, đại diện thường trực của Bồ Đào Nha tại Liên Hợp Quốc, Chủ tịch luân phiên tháng 11 của HĐBA tuyên bố với báo giới: “Ủy ban Kết nạp quốc gia thành viên mới đã thông qua báo cáo có liên quan đến đơn xin gia nhập Liên Hợp Quốc của Palestine, hơn nữa đã đệ trình báo cáo này lên Hội đồng Bảo an. Sau khi nhận được báo báo, HĐBA sẽ thảo luận bước tiếp theo”.
Ủy ban Kết nạp quốc gia thành viên mới bao gồm 15 ủy viên đại diện 5 nước thành viên thường trực (P5) và 10 nước thành viên không thường trực (E10). Ông Cabral không tiết lộ nội dung cụ thể của báo cáo, cũng không nói rõ khi nào HĐBA sẽ bỏ phiếu.
Theo phóng viên Tân Hoa Xã, báo cáo này cho thấy Ủy ban Kết nạp quốc gia thành viên mới không đạt được đồng thuận về vấn đề Palestine gia nhập Liên Hợp Quốc; do đó không thể đề xuất kiến nghị thống nhất lên HĐBA.
Cũng trong ngày hôm qua, ông Observer, quan sát viên thường trực của Palestine tại Liên Hợp Quốc tuyên bố với báo giới: “Tôi cho rằng nội dung báo cáo là khách quan, đã phản ánh đúng quan điểm và lập trường của 15 ủy viên”. Ông đồng thời bày tỏ cảm ơn đến các quốc gia thành viên HĐBA ủng hộ Palestine gia nhập Liên Hợp Quốc.
Ông Observer nhấn mạnh: “Palestine gia nhập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO) với tư cách quốc gia thành viên đã cho thấy trong hệ thống Liên Hợp Quốc, Palestine là một quốc gia. Tuy nhiên, Palestine muốn trở thành quốc gia thành viên chính thức của Liên Hợp Quốc phải được HĐBA giới thiệu với Đại Hội đồng. Do đó, Palestine sẽ dốc hết sức, quyết tâm thực hiện thành công mục tiêu này.
Ngày 23/9, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã đệ trình đơn xin chính thức trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc lên Tổng thư ký Ban Ki-moon. Căn cứ theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, trình tự của Ủy ban Kết nạp thành viên mới của Liên Hợp Quốc phải do Hội đồng Bảo an giới thiệu, Liên Hợp Quốc phê chuẩn. Muốn được HĐBA giới thiệu phải có được 9 phiếu ủng hộ trong số 15 ủy viên, hơn nữa không có ủy viên thường trực (P5) nào phản đối.
Video đang HOT
Mỹ đã tuyên bố rõ ràng phản đối Palestine tìm kiếm địa vị quốc gia thành thành thông qua Hội đồng Bảo an.
Ngày 31/10, Đại hội của UNESCO đã thông qua đề án Palestine gia nhập tổ chức này với tư cách quốc gia thành viên. Đây là lần đầu tiên Palestine được gia nhập một cơ quan chính thức của Liên Hợp Quốc với tư cách này.
Theo VTC
Israel giữ tiền của Palestine lành ít dữ nhiều
Việc kìm hãm và bóp nghẹt nền tài chính của Palestine không chỉ "làm khó" chính quyền nước này mà chính Israel cũng sẽ lãnh hậu quả.
Một quan chức Liên Hiệp Quốc chuyên trách thúc đẩy hòa bình Trung Đông nhấn mạnh, việc Israel quyết định giữ lại hàng tỷ USD tiền thuế thu hộ Palestine theo các thỏa thuận hòa bình ký hồi thập niên 1990 sẽ khiến chính quyền Tổng thống Mahmoud Abbas ở Bờ Đông bị tê liệt.
Động thái này của Israel được cho là hành động đáp trả nỗ lực gia nhập Liên Hiệp Quốc của người Palestine. Được biết, khoản tiền thuế mà Israel không chịu trao trả chiếm gần một nửa ngân sách của chính quyền Palestine và được dùng để trả lương cho các cảnh sát, nhân viên an ninh và các quan chức, nhân viên dân sự khác.
Cảnh sát Palestine có nguy cơ không được nhận lương bởi Israel không chịu hoàn trả lại tiền thuế cho chính quyền Palestine. Ảnh: Brucesmideastsoundbites.
Tuy nhiên, điều đáng nói là, hậu quả của quyết định này sẽ không chỉ tác động đến Palestine mà sẽ còn khiến cả Israel phải "chịu trận".
Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc tại Trung Đông Robert Serry cảnh báo, Isreal sẽ phải đối mặt với một mối đe dọa nghiêm trọng nếu không chịu trao lại tiền thuế cho Palestine. Đó là khả năng Tổng thống Mahmoud Abbas quyết định giải thể nhà nước Palestine, để mặc Israel tự lo đáp ứng nhu cầu hàng ngày cho hơn ba triệu người Palestine ở Bờ Tây.
"Về phương diện tài chính, rất khó để Chính phủ Pakistan có thể tồn tại khi mà các quá trình trao trả tiền thuế thường xuyên bị chậm trễ, thậm chí còn bị cắt đứt luôn", Serry nhấn mạnh.
Rõ ràng lời cảnh báo của ông Serry không phải là không có căn cứ. Một số quan chức ở Ramallah tiết lộ, các cuộc họp kín của giới lãnh đạo nước này có đề cập đến việc giải thể Chính quyền Palestine.
"Có nhiều người đang đề xuất chọn lựa này. Chúng tôi không muốn ở đây chỉ để làm bình phong cho Israel. Chúng tôi đang nghiên cứu, xem xét tất cả các khả năng", bà Hanan Ashrawi, một quan chức cấp cao Palestine có mặt trong các cuộc họp này cho hay.
Tuy nhiên, nhiều người tin rằng đây là điều không thể xảy ra trong đó có giới chức trong Chính phủ của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Họ mỉa mai rằng giới chức Palestine thường xuyên đe dọa giải thể chính quyền Palestine và sẽ lấy làm ngạc nhiên nếu bất cứ ai coi những lời đe dọa này là nghiêm túc.
Tuy nhiên, ông Serry lưu ý rằng, những gì đang xảy ra làm dấy lên nhiều lời chỉ trích ở Bờ Tây; đồng thời thận trọng cảnh báo Israel sẽ phải chịu trách nhiệm nếu chính quyền Palestine sụp đổ.
"Nếu điều này xảy ra, người Israel phải gánh chịu hậu quả. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm đối với người Palestine. Chẳng hạn, họ sẽ phải quan tâm đến các vấn đề giáo dục, y tế và những vấn đề tương tự cho người dân Palestine", ông Serry lưu ý.
Song đó vẫn chưa phải là kịch bản tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất đến từ quyết định trên của Israel là nguy cơ Bờ Tây rơi vào hỗn loạn và một làn sóng bạo lực mới chống lại Israel có thể nảy sinh chấm dứt hiện trạng khá ổn định được duy trì trong gần 5 năm qua.
Theo ông Serry, tốt nhất Israel cần nhận ra rằng, quyết định của họ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thỏa thuận hợp tác an ninh song phương nhằm mục đích ngăn chặn các nguy cơ đánh bom liều chết và các vụ tấn công xuyên biên giới khác.
"Hãy nghĩ đến tất cả các nhân viên an ninh, những người đóng vai trò xương sống trong việc giữ vững sự ổn định cho khu vực. Nếu những người này không được trả lương, nhuệ khí và tình thần của họ sẽ ra sao? Họ có thể tiếp tục đảm trách công việc có quá nhiều nguy hiểm và phức tạp mà họ đang làm nữa không?", ông Serry nhấn mạnh.
Tuy nhiên, bất chấp tất cả những lời cảnh báo và các nguy cơ trên, một quan chức Israel giấu tên tiết lộ Chính phủ của Thủ tướngNetanyahu đang cân nhắc xem liệu việc đình chỉ trao trả lại tiền thuế cho Palestine sẽ chỉ là tạm thời hay lâu dài. Trong khi đó, Mỹ, đồng minh quan trọng nhất của Irael cũng trừng phạt Palestine bằng việc cắt gần 200 triệu USD viện trợ cho Chính phủ của Tổng thống Abbas.
Theo Báo Đất Việt
Tổng thống Abbas quyết tâm lập nhà nước Palestine Ngày 6/11, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas khẳng định quyết tâm thúc đẩy nỗ lực tìm kiếm vị thế nhà nước Palestine tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, bất chấp "sự leo thang của Israel chống lại giới lãnh đạo và người dân Palestine." Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas. (Nguồn: dangcongsan.vn) Phát biểu với các phóng viên tại Phủ Tổng thống...