Báo cáo gửi Quốc hội Mỹ về vấn đề Biển Đông
Báo cáo về hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông được soạn thảo cho Ủy ban đánh giá an ninh kinh tế MỹTrung thuộc Quốc hội Mỹ.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ dẫn một phúc trình vừa đệ trình lên Quốc hội Mỹ cho biết, hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông có thể đã hủy hoại các rạn san hô, phá vỡ nguồn cá tại khu vực phụ thuộc rất nhiều vào thủy sản, đồng thời vi phạm luật quốc tế về bảo vệ môi trường.
Tàu nạo vét của Trung Quốc tổ chức nạo vét, bồi đắp trái phép trên Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Báo cáo ngày 12/4 soạn thảo cho Ủy ban đánh giá an ninh kinh tế Mỹ-Trung nêu rõ, các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông đặc biệt đáng quan ngại do quy mô và tốc độ của nó, do tính đa dạng sinh học trong vùng, và do tầm quan trọng của quần đảo Trường Sa đối với môi trường sinh thái tại khu vực.
Phúc trình cho hay từ cuối năm 2013 tới tháng 10/2015, Trung Quốc đã bồi đắp khoảng 3.000 mẫu Anh (hơn 12 km2) đất đai trên 7 thực thể địa lý mà Bắc Kinh chiếm đóng trái phép ở Trường Sa (thuộc Việt Nam). Trung Quốc đã đắp đất cát lên khoảng 13 km2 diện tích các bãi đá, phá hủy các rạn san hô bên dưới.
Cũng theo phúc trình này, các tàu hút bùn của Bắc Kinh khuấy động bùn cát, gây tổn hại các mô san hô và ngăn cản ánh sáng Mặt trời, nguồn sống của các rạn san hô hình thành nên bãi đá. Cát và sỏi đá do Trung Quốc bồi đắp còn làm cá chết hoặc xua đuổi các sinh vật biển ra khỏi các rạn san hô, gây tổn thương môi trường sống lành mạnh của các loài thủy sản tại các khu vực ven biển.
Video đang HOT
Trước đó, giới chức Trung Quốc từng ngang ngược và ngụy biện tuyên bố dự án xây dựng đảo đã qua đánh giá khoa học và coi trọng việc bảo vệ môi trường không thua gì tầm quan trọng của các công trình thi công.
Tuy nhiên, Ủy ban đánh giá an ninh kinh tế Mỹ-Trung tố cáo Trung Quốc không công bố đầy đủ thông tin về việc đánh giá tác động môi trường của các kế hoạch bồi đắp đảo nhân tạo trái phép.
Báo cáo trên đã cho thấy sự quan tâm của Quốc hội Mỹ đối với vấn đề Biển Đông cũng như những hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc tại khu vực biển đang tranh chấp này.
Vào thời điểm này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đang có chuyến thăm châu Á, trong đó điểm đến quan trọng là Ấn Độ và Philippines. Phát biểu trước khi lên đường tới châu Á, Bộ trưởng Carter nói: “Hầu hết các quốc gia đều đề nghị chúng tôi có thêm các biện pháp, cả song phương và đa phương, với Trung Quốc”. Ông cho biết, nhiều quốc gia đã hướng tới Mỹ để đề nghị hỗ trợ nhằm duy trì các nguyên tắc, luật lệ giúp khu vực tiếp tục phát triển.
Bộ trưởng Carter đã không lựa chọn điểm dừng chân ở Trung Quốc trong chuyến công du châu Á lần này, dù trước đó ông đã nhận lời mời của Bắc Kinh. Quyết định “bỏ qua” Trung Quốc được đưa ra chỉ mới vài tuần trước và nó cho thấy căng thẳng tồn tại giữa Bắc Kinh và Washington liên quan tới vấn đề Biển Đông.
Đáng lưu ý, ngay trước hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức tại Nhật Bản, bất chấp phản đối của Trung Quốc, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định, diễn biến trên Biển Đông rất quan trọng đối với an ninh và sự ổn định tại khu vực châu Á. Vì vậy, Mỹ cùng các đối tác cần thảo luận vấn đề Biển Đông cũng như các vấn đề an ninh chủ chốt khác tại Hội nghị thượng đỉnh G7.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Tàu Aegis của Mỹ có thể gây nguy hiểm cho Nga
Trong một cuộc thảo luận bàn tròn của Quốc hội Mỹ về vấn đề phòng thủ tên lửa ở châu Âu, một quan chức ngoại giao Nga đã bày tỏ quan ngại tàu Aegis của Mỹ có thể đe dọa nước Nga.
Tham tán Alexander Trofimov tại Đại sứ quán Nga ở Washington cho biết các tàu Aegis của Hải quân Mỹ tại châu Âu có thể bí mật mang theo tên lửa hành trình, đe dọa nước Nga.
Ông Trofimov phát biểu hôm 20-5: "Tàu Aegis có thể bắn tên lửa đạn đạo đánh chặn và tấn công bằng tên lửa hành trình, chẳng hạn như tên lửa Tomahawk".
Tàu khu trục USS Ross
Ông Trofimov cho rằng các tên lửa đánh chặn và tên lửa hành trình tấn công Tomahawk sẽ được triển khai theo chiều dọc của thân tàu. Cách bố trí này khiến các lực lượng trinh sát trên không hoặc không gian khó có thể xác định được vũ khí.
Hôm 1-5, tàu khu trục có tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Porter, đã hội quân cùng hai tàu khu trục khác là USS Donald Cook và USS Ross tại căn cứ Hải quân Rota ở Tây Ban Nha. Đây là một phần chưa trình phòng thủ tên lửa đạn đạo tại châu Âu.
Một tên lửa RIM-161 (SM-3) được phóng từ tàu tuần dương Aegis USS Lake Erie
Chiến hạm lớp Arleigh Burke thứ tư - chiếc USS Carney - sẽ gia nhập vào hạm đội phòng thủ tên lửa trong năm 2015 này. Cả bốn chiếc tàu này đều có hệ thống tác chiến Aegis được nâng cấp để xử lý các mối đe dọa của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo.
Ông Trofimov cho biết việc triển khai đang được xúc tiến mà không có bất cứ cuộc đối thoại Mỹ - Nga nào để giải quyết mối quan ngại của Moscow. Ông cho rằng động thái này đang đe dọa sự cân bằng quyền lực ở châu Âu. Nhà ngoại giao bày tỏ: "Việc triển khai phòng thủ tên lửa mới này không chỉ là vấn đề phòng thủ tên lửa. Nó còn là mối đe dọa với sự ổn định chiến lược".
Ánh Ngọc
Theo_PLO
Nga đang tự đắc hay hờn dỗi? Nga bị loại khỏi G8 và nay cho rằng G7 không có ảnh hưởng tới đời sống chính trị quốc tế, cũng như không phải là nơi bàn về vấn đề Ukraine. Lời nói phũ phàng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 12/4 cho rằng nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G-7) không ảnh hưởng tới tình hình...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Trước sức ép thuế quan, Nvidia công bố kế hoạch sản xuất trị giá 500 tỷ USD tại Mỹ

Thăm Smolensk "Quảng Trị" của nước Nga

Saudi Arabia lên kế hoạch trả hết nợ cho Syria tại WB, đẩy nhanh quá trình tái thiết

Điện Kremlin: Cuộc gặp giữa Tổng thống Nga và đặc phái viên Mỹ là 'hữu ích và hiệu quả'

Xác nhận mới nhất của Phó Thủ tướng Ukraine về thoả thuận khoáng sản với Mỹ

Giá gạo tại Nhật Bản lập đỉnh mới

Nga xác nhận tấn công Sumy, nhưng cung cấp thông tin hoàn toàn khác

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol phủ nhận cáo buộc nổi loạn

Bí ẩn toà tháp hình tam giác tại 'Khu vực 51' của Không quân Mỹ

Vấn đề chống khủng bố: Hy Lạp điều tra vụ đánh bom tại Athens

Malaysia tổ chức triển lãm giới thiệu sản phẩm địa phương bên lề AFMGM-12

Cú sốc thuế quan với quốc gia 'chưa ai từng nghe đến'
Có thể bạn quan tâm

Cha tôi, người ở lại - Tập 26: Cả nhà biết bí mật, càng thương Việt hơn
Phim việt
10:32:38 15/04/2025
Đẹp hơn với 4 kiểu chân váy sành điệu
Thời trang
10:32:21 15/04/2025
Mãn nhãn trong chuyến 'săn mây' thành công của 100 nhà báo chinh phục đỉnh Tà Xùa
Du lịch
10:30:37 15/04/2025
Phim "Địa Đạo" đạt 130 tỷ đồng, doanh thu vẫn chưa hòa vốn?
Hậu trường phim
10:28:31 15/04/2025
Giá nhà Thủ đô đắt đỏ, đôi vợ chồng trẻ quyết định về tỉnh lẻ mua nhà 46m2: Nhìn căn bếp thôi ai cũng mê
Sáng tạo
10:26:22 15/04/2025
Diễm My 9X sau khi sinh: Sắc vóc gợi cảm, mẹ chồng hỗ trợ chăm con
Sao việt
10:25:52 15/04/2025
Một người đàn ông đi vào hang động và vô tình phát minh ra cả một lĩnh vực sinh học
Lạ vui
10:25:29 15/04/2025
"Bỗng nhiên" thành... Giám đốc!
Pháp luật
10:16:26 15/04/2025
Vụ 600 loại sữa giả gây rúng động: Dân tình rỉ tai 5 mẹo phân biệt sữa, đơn giản đến mức ai cũng làm được
Netizen
10:15:59 15/04/2025
Mẫu mô tô 'khủng' BMW R 12 nineT ra mắt Việt Nam
Xe máy
10:10:09 15/04/2025