Báo cáo gây sốc: 99% số gà siêu thị mắc căn bệnh này, dấy lên tranh cãi về cách chăn nuôi “siêu tốc” ở Mỹ
Việc chăn nuôi gà “siêu tốc”, biến những chú gà con thành gà thịt trong vòng vài tuần, đã gây ra tình trạng 99% số gà của Mỹ mắc căn bệnh về cơ có tên bệnh sọc trắng.
Mười năm trước, bệnh cơ gia cầm, còn được gọi là bệnh sọc trắng, hầu như không tồn tại. Tuy nhiên, một nghiên cứu mà Liên đoàn Nhân đạo dự kiến công bố ngày 20/9 cho thấy 99% số gà thương hiệu Mỹ mắc căn bệnh này.
Liên đoàn Nhân đạo là tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi của động vật. Điều tra mà họ tiến hành ở 29 bang của Mỹ với mẫu là thịt gà được bán trong các siêu thị, cửa hàng. Theo đó, căn bệnh này xuất phát từ điều kiện chăn nuôi khắc nghiệt trong các nhà máy, khiến một chú gà con biến thành gà thịt chỉ trong vòng vài tuần. Cách thức “vỗ béo” này gây căng thẳng quá mức về thể chất của chúng.
Tên của căn bệnh này được đặt theo triệu chứng mà mắt thường có thể nhìn thấy. Những con gà bị bệnh sẽ xuất hiện các sọc trắng mỏng trên bề mặt thịt. Khi gà bị vỗ béo quá nhanh, chúng không thể chịu đựng được trọng lượng cơ thể của chính mình. Bệnh khiến một số mô cơ của gà được thay bằng mỡ.
Chăn nuôi trong nhà máy đang làm tăng trọng lượng của những con gà.
Kết quả cho thấy gà mắc bệnh sọc trắng có hàm lượng mỡ cao hơn 224% so với gà không mắc bệnh. Căn bệnh này cũng làm giảm 9% hàm lượng protein của thịt. Tuy nhiên, thịt gà mắc bệnh không có bất cứ mùi vị gì khác so với thịt gà bình thường.
Trong số 16 chuỗi siêu thị mà tổ chức này khảo sát, Walmart Inc., BJ’s Wholesale Club Holdings Inc. và Meijer Inc. là những nơi có lượng gà mắc bệnh sọc trắng nghiêm trọng nhất.
Nghiên cứu này tiếp tục làm dấy lên những tranh cãi từ lâu của các nhà chăn nuôi về những tác động bất lợi trong việc vỗ béo gà. Trước đó, năm 2016, những mâu thuẫn cũng đã bùng lên với những con gà mà thịt của chúng xuất hiện hình dạng như “vân gỗ”. Kể từ đó, các nhà chăn nuôi đã cam kết giảm trọng lượng trung bình của gà thịt nhưng vấn đề vỗ béo có rất ít thay đổi.
Michael Windsor, người đứng đầu dự án nghiên cứu của Liên đoàn Nhân đạo, nói rằng: “Người tiêu dùng thực sự không có lựa chọn nào khác ở thời điểm hiện tại. Điều này thật khó chịu. Ngay cả khi bạn muốn tránh gà sọc trắng, bạn cũng không thể làm được bởi đó là thứ gà duy nhất mà họ bán”.
Video đang HOT
Mỹ là quốc gia có ngành công nghiệp chăn nuôi phát triển bậc nhất thế giới. Tuy nhiên, phần lớn gà của Mỹ sống trong các trang trại kiểu nhà máy khép kín. Những chú gà thường chỉ 2 lần được nhìn thấy ánh sáng mặt trời trong đời. Đó là khi được đưa từ trại ấp tới trang trại và từ trang trại tới nơi giết thịt.
Một nghiên cứu cho thấy, gà thịt được lai tạo để lớn nhanh hơn nhiều lần so với tổ tiên của chúng. Trong 50 năm qua, tốc độ tăng trưởng hàng ngày của gà thịt đã tăng từ 300 đến 400%. Khi mới chỉ 37 ngày tuổi, những chú gà non đã có kích thước của gà thịt và chính điều này khiến xương của chúng bị tổn thương. Đó là lý do nhiều con gà thậm chí khó có thể đi lại hoặc di chuyển hạn chế, ăn và chờ bị giết thịt.
Thậm chí, với sự ưa chuộng thịt ức, gà cũng được lai tạo để chúng có bộ ngực phát triển hơn. Điều này khiến nhiều con đi siêu vẹo hoặc thường xuyên áp ngực xuống sàn chuồng nuôi. Sức khỏe của những sinh vật này cũng rất kém nhưng rõ ràng, chúng không được lai tạo, nuôi nhốt để sống lâu. Thay vào đó, vòng đời ngắn, trọng lượng tăng nhanh khiến chúng sinh lời cho ngành công nghiệp này.
Nông dân gặt lúa sau bão Côn Sơn
Hàng chục ha lúa ở Huế và Hội An ngã đổ sau bão, được người dân gặt về làm thức chăn nuôi gà, vịt, lợn.
Ngày 15/9, hàng chục nông dân ở thôn Thuận Hòa B, xã Hương Phong, TP Huế cùng nhau ra đồng thu hoạch lúa đang bị ngập úng.
Những ngày qua, mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của hoàn lưu bão Côn Sơn, hàng chục ha lúa hè thu của người dân xã Hương Phong chưa kịp thu hoạch đã bị gãy đổ, ngập úng. Nhiều diện tích lúa chìm trong dòng nước, hạt lúa nảy mầm.
Nước ngập sâu, ông Trần Tấn Kiệt, 50 tuổi, xã Hương Phong phải dùng thuyền nhôm vượt lũ để vận chuyển lúa mới gặt đưa vào bờ. Vụ hè thu năm nay, gia đình ông Kiệt gieo sạ 4 mẫu lúa nếp từ đầu tháng 4 âm lịch.
"Năm nay do thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài, lúa nếp trổ đồng chậm nên thu hoạch chậm hơn so với mọi năm", ông Kiệt nói và cho biết, hơn nửa diện tích lúa nếp của gia đình đã mọc mầm non, thu hoạch về cũng chỉ cho gà vịt ăn.
Máy gặt không sử dụng được khi ruộng lúa ngập sâu, người dân phải bì bõm lội trong dòng nước dùng liềm gặt lúa.
Nhiều gia đình huy động thêm người thân, hàng xóm ra đồng phụ giúp thu hoạch lúa bị gãy đổ. Người dân phải dùng liềm có móc để kéo lúa bị chìm dưới nước lên.
"Lúa ngập úng nên khi gặt xong gia đình phải tuốt ngay trên đồng không để lâu được", ông Nguyễn Ngọc Anh, 50 tuổi ở thôn Thuận Hòa B, xã Hương Phong, cho biết. Gia đình ông có 6 sào lúa nếp thì phân nửa đã nảy mầm.
Tận dụng trời nắng ráo, người dân thôn Thuận Hòa B dùng xe máy cày chở lúa vừa thu hoạch đi phơi ở bên Quốc lộ 49B.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, toàn tỉnh có hơn 100 hecta lúa vụ hè thu bị gãy đổ, ngập úng do mưa lớn của hoàn lưu bão Côn Sơn.
Cùng ngày, trên cánh đồng mẫu lớn, xã Cẩm Thanh, TP Hội An (Quảng Nam) , nhiều người dân tranh thủ thu hoạch lúa sau 2 ngày bão tan. Đây là cánh đồng có diện tích lớn thứ hai ở thành phố di sản, mỗi hộ nông dân trồng từ 500 đến 1.000 m2.
Thửa ruộng 500 m2 của nhà bà Lê Thị Quý bị ngã đổ ngâm nước hơn 6 ngày đang được thu hoạch. "Lúa lên mộng gần hết nên không thể dùng để ăn, không thu hoạch thì tiếc. Tôi gặt để làm thức ăn chăn nuôi", bà Quý nói và cho biết hai năm dịch Covid-19, Cẩm Thanh ít du khách tham quan, người dân không nguồn thu từ du lịch, chỉ trông chờ vào hạt lúa.
Lúa ngã sạp xuống ruộng đều ra mộng. Có nhiều bông lúa, hạt nẩy mầm phát triển thành cây mạ non cao từ 1 đến 3 cm.
Lúa ngã đổ không thể gặt bằng máy, nông dân lội nước, bùn sâu từ 10 đến 30 cm dùng liềm cắt lúa thủ công. 500 m2 ruộng, ba người gặt một ngày mới xong, trong khi lúa không ngã đổ gặt máy khoảng 25 phút.
Bà Lương Thị Vương trồng 1.000 m2 lúa đều bị ngâm nước nẩy mầm. "Trồng lúa lấy gạo ăn nhưng nay mất trắng", bà nói.
Bão Côn Sơn trước khi đổ bộ vào đất liền suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, riêng tại Quảng Nam từ ngày 10 đến 12/9 ghi nhận tổng lượng mưa phổ biến từ 60 đến 160 mm, vùng đồng bằng ven biển phổ biến từ 200 đến 400 mm, có nơi gần 500 mm. Cơn bão khiến hơn 3.000 ha lúa vụ hè thu ở địa phương thiệt hại do ngập nước, trong đó TP Hội An hơn 200 ha.
Để thu hoạch lúa ngã đổ, chính quyền xã Cẩm Thanh huy động 15 dân quân giúp nông dân. Họ cho lúa vào một tấm bạt rồi kéo dọc mương nước để đưa lên bờ.
Ông Huỳnh Xuân Thắng, thu hoạch xong 1000 m2 lúa đã tuốt và phơi khô cho biết, không thể dùng để nấu cơm. "Loại này xay ra hạt gạo vỡ nát, nấu cơm ăn có vị đắng nên không thể dùng để làm thức ăn cho người. Tôi thu hoạch cho gà vịt, lợn... ăn", ông cầm trên tay một nhúm lúa mọc mần nói.
Sau khi lúa gặt xong đưa lên đường, ông Nguyễn Minh Dũng phơi cho ráo nước chờ máy đến tuốt. "Loại này mà chất đống sẽ ủ hơi khiến mộng phát triển rất nhanh", ông nói.
TP.HCM: Phát hiện xe chở 1.500kg gia cầm không rõ nguồn gốc tại chốt kiểm soát dịch Ngày 6.9, trong quá trình làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 trên QL22, trung tá Huỳnh Văn Hiếu, Phó trưởng trạm CSGT Tây Bắc đã phát hiện một xe chở gia cầm không rõ nguồn gốc. Nguyễn Văn Hiếu thời điểm làm việc với cơ quan chức năng . Ảnh CÔNG AN CUNG CẤP Ngày 6.9, đại diện Phòng CSGT...