Báo cáo của Liên Hợp quốc: Ở gần rừng giúp kích hoạt hệ thống miễn dịch, giảm huyết áp máu và bệnh trầm cảm
Nâng cao chất lượng rừng, chú trọng phát triển rừng để chủ động nguồn nguyên liệu gỗ đảm bảo nguồn gốc xuất xứ cho chế biến, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Trong khi đó, báo cáo của Liên Hợp quốc cũng chỉ rõ những tác dụng của rừng với sự sống.
Gỗ và sản phẩm từ gỗ là 1 trong 7 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 10 tỷ USD
Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), trong bối cảnh khó khăn của dịch Covid-19, ngành lâm nghiệp vẫn đạt được mục tiêu đề ra với 5/5 chỉ tiêu của ngành đều đạt và vượt mục tiêu.
Theo đó, giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 15,87 tỷ USD, vượt 20% kế hoạch đề ra, tăng 20% so với năm 2020; thu dịch vụ môi trường rừng đạt 3.115 tỷ đồng, đạt 111% kế hoạch thu năm 2021, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2020; tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 42,02%…
Báo cáo tại Hội nghị tổng kết ngành lâm nghiệp năm 2021 mới đây, ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, năm 2021, việc nâng cao chất lượng rừng được ngành quan tâm.
Theo đó, cả nước đã trồng được 230.000ha rừng tập trung; 122 triệu cây phân tán; khai thác được 31,5 triệu mét khối gỗ.
Đáng chú ý, năm 2021, số vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại cơ bản đều giảm so với năm 2020.
Cụ thể, trong năm 2021 lực lượng chức năng đã phát hiện 2.653 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ rừng, giảm 411 vụ, tương ứng giảm 13% so với cùng kỳ; diện tích thiệt hại 852 ha, giảm 6% (56 ha) so với năm 2020. Cháy rừng đã phát hiện 196 vụ, diện tích thiệt hại 1.229 ha.
Một trong những điểm nhấn ấn tượng của ngành lâm nghiệp là ngày càng chủ động được nguồn nguyên liệu gỗ đảm bảo nguồn gốc xuất xứ cho chế biến. Trong ảnh: Một vườn ươm cây giống phục vụ trồng rừng ở Phú Thọ. Ảnh: P.V
Theo ông Bùi Chính Nghĩa, một trong những điểm nhấn ấn tượng của ngành lâm nghiệp là ngày càng chủ động được nguồn nguyên liệu gỗ đảm bảo nguồn gốc xuất xứ cho chế biến.
Video đang HOT
Cụ thể, sản lượng gỗ khai thác năm 2021 đạt 32 triệu mét khối, trong đó rừng trồng tập trung đạt 21,5 triệu mét khối, từ cây trồng phân tán và cao su 10,5 triệu mét khối.
Từ những diện tích rừng trồng trong nước, các doanh nghiệp đã đưa sản phẩm gỗ của Việt Nam đến nhiều thị trường, tổng giá trị xuất khẩu lâm sản năm 2021 đạt khoảng 15,87 tỷ USD, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ đạt 14,72 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ và là 1 trong 7 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 10 tỷ USD.
Đáng chú ý, xuất siêu ước cả năm đạt 12,94 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ nhờ chúng ta chủ động được nguồn nguyên liệu trong nước.
Giá trị xuất siêu lâm sản lớn nhất trong nhóm các ngành nông lâm thủy sản đóng góp quan trọng vào giá trị xuất siêu của ngành.
Sức khỏe của rừng đồng nghĩa với sức khỏe của con người
Đánh giá về vai trò của rừng, trong Báo cáo mục tiêu rừng toàn cầu 2021, Liên Hợp quốc nhận định, sức khỏe của rừng đồng nghĩa với sức khỏe của con người khi 75% bệnh truyền nhiễm từ động vật và thường xuất hiện khi cảnh quan tự nhiên như rừng bị tàn phá.
Rừng cung ứng các sản phẩm y tế từ khẩu trang đến cung ứng vật tư vệ sinh và ethanol cho khử trùng.
Các loại thuốc có nguồn gốc thảo dược chiếm 25% thuốc chữa bệnh ở các quốc gia phát triển và lên đến 80% ở các quốc gia đang phát triển.
Ở trong rừng và gần rừng có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch, giảm huyết áp máu và bệnh trầm cảm, cải thiện trạng thái tâm lý và thư giãn.
Rừng cũng là nguồn hỗ trợ sinh kế bền vững khi 40% người nghèo ở khu vực nông thôn sống trong rừng và trên thảo nguyên; sinh kế của 1,2 tỷ người thực hành nông lâm kết hợp phụ thuộc vào rừng và cây; trên quy mô toàn cầu, 76 triệu tấn thực phẩm đến từ rừng, trong đó 95% là từ cây trồng.
Báo cáo mục tiêu rừng toàn cầu 2021 của Liên Hợp quốc cũng nhận định, rừng là nhân tố sống còn đối với cuộc sống. Toàn cầu có khoảng 1 triệu loài động vật và thực vật đang bị đe dọa tuyệt chủng;
Rừng là nơi cư ngụ của 80% các loài sinh vật trên đất liền; 18% diện tích rừng được xác lập là các khu bảo tồn; 75% nguồn nước sạch tiếp cận được trên thế giới đến từ các lưu vực có rừng.
Nhận định đầu tư vào rừng là đầu tư cho tương lai xanh hơn nên khu vực tư nhân đã đầu tư 15 tỷ USD vào ngành lâm nghiệp ở các quốc gia đang phát triển và các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi.
Cho đến nay, 54% diện tích rừng thế giới được quản lý thông qua kế hoạch dài hạn; 1,5 tỷ ha rừng thế giới được quản lý toàn vẹn cho việc sản xuất gỗ và các lâm phẩm ngoài gỗ; 40% nguồn năng lượng tái tạo trên thế giới đến từ rừng tương tự như các nguồn năng lượng mặt trời, thủy điện và nguồn năng lượng kết hợp khác.
Mỹ có nhu cầu ngày càng lớn, Việt Nam muốn thu 16 tỷ USD từ một sản phẩm thế mạnh
Năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ tiếp tục lập kỷ lục nhờ sức mua tăng vọt từ thị trường Mỹ, Trung Quốc.
Xuất khẩu gỗ lập kỷ lục chưa từng có
Năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ tiếp tục lập kỷ lục mới trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và có những tác động không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp, Mỹ là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ lớn nhất của Việt Nam.
Tại hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ ngành lâm nghiệp năm 2022 mới đây, ông Bùi Chính Nghĩa - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) cho biết, 5/5 chỉ tiêu của ngành lâm nghiệp đều đạt và vượt mục tiêu đề ra.
Trong đó, giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 15,87 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2020 (riêng gỗ và sản phẩm gỗ đạt 14,72 tỷ USD).
Năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ tiếp tục lập kỷ lục nhờ sức mua tăng vọt từ thị trường Mỹ, Trung Quốc. Trong ảnh: Chế biến gỗ tại một doanh nghiệp của Bình Dương. Ảnh: P.V
Đáng chú ý, xuất siêu ước cả năm đạt 12,94 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ. Thu dịch vụ môi trường rừng đạt 3.115 tỷ đồng; tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 42,02%, tăng 0,01% tương ứng 3.300ha so với năm 2020.
Theo lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp, trong năm 2021, do tác động của dịch Covid-19, Tổng cục Lâm nghiệp đã chủ động, thường xuyên phối hợp với các hiệp hội, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu lâm sản để nắm bắt tình hình, tham mưu Bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; theo dõi và phối hợp hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện và xử lý các vụ tranh chấp thương mại quốc tế.
Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ lớn nhất của Việt Nam, trong năm 2021, Mỹ chi tới 9,1 tỷ USD mua đồ gỗ của Việt Nam, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 59,4% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Theo đánh giá của Cục Xuất nhập khẩu, Mỹ là thị trường có nhu cầu cao và sức tiêu thụ lớn đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam, nhưng thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ liên tục thay đổi, các yêu cầu và quy định ngày càng nghiêm ngặt.
Do đó để đẩy mạnh xuất khẩu gỗ sang thị trường này, các doanh nghiệp ngành gỗ cần tiếp tục nâng cao chất lượng, phù hợp với xu hướng, nhu cầu tiêu dùng mới, chú trọng tính hợp pháp và sự an toàn, thân thiện với môi trường.
Lãnh đạo huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang) tham gia Tết trồng cây. Ảnh: Cổng TTĐT huyện Sơn Động
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan vừa ký ban hành Chỉ thị số 9095/CT-BNN-TCLN ngày 30/12/2021 về tổ chức phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" nhân dịp Xuân Nhâm Dần, tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng năm 2022, trong đó Bộ NNPTNT đề nghị kiểm tra, rà soát diện tích rừng bị phá, lấn chiếm sử dụng sai mục đích.
Mục tiêu xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 16 tỷ USD trong năm 2022
Có thể thấy, ngành lâm nghiệp tiếp tục là điểm sáng, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp.
Hướng tới giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ trong năm 2022 đạt 16 tỷ USD với nhiều cơ hội và thách thức trong bối cảnh dịch Covid 19 sẽ tiếp tục tác động đến hoạt động, sản xuất của ngành, nhiều ý kiến cho rằng, cần tiếp tục có thêm nhiều nỗ lực, sáng kiến mới, nhất là tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định của pháp luật về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm; xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại.
Ông Võ Đại Hải - Viện trưởng Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam cho rằng: "Thuê dịch vụ môi trường rừng để phát triển về du lịch sinh thái đã làm thí điểm rồi cần có đánh giá và tổng kết để đưa ra chiến lược phát triển gia tăng giá trị từ rừng. Đối với rừng tự nhiên trong chiến lược phát triển phát triển sắp tới về phía quản lý ngành cần có giải pháp từng bước để khôi phục và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên".
Đánh giá cao những kết quả của ngành lâm nghiệp, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh nêu rõ, giá trị xuất khẩu lâm sản chiếm trên 30% tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông lâm, thủy sản; 4,7% giá trị xuất khẩu toàn quốc và là 1 trong 7 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 10 tỷ USD.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh lưu ý cần thêm các bộ giống cây lâm nghiệp chủ lực bên cạnh cây keo hiện nay để nâng cao chất lượng rừng và gỗ nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu.
"Chi trả môi trường rừng đạt 3.100 tỷ đồng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng từ rừng, chúng ta đang kỳ vọng việc bán tín chỉ các-bon từ rừng, đây là hướng phát triển lâu dài và bền vững, vừa đảm bảo công bằng và là động lực thúc đẩy hình thành vùng nguyên liệu và phát triển rừng. Ngành cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển và bảo vệ rừng. Bảo vệ rừng thường là bị động vì vậy không chủ quan phải chủ động nắm tình hình, kịp thời phối hợp với các địa phương, đơn vị để quản lý, bảo vệ rừng" - Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.
Cân bằng là gốc của phát triển lâm nghiệp bền vững Là ngành kinh tế-kỹ thuật có giá trị xuất khẩu kỳ vọng đạt 20 tỷ USD trong những năm tới đây, bài toán tổng thể của ngành lâm nghiệp là phải phát triển bền vững. GS.TS. Phạm Văn Điển - Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Lâm nghiệp - Ảnh: VGP/Đỗ Hương Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo điện tử Chính...