Báo cáo của BHXH Việt Nam 7 tháng đầu năm: Vừa mừng, vừa lo
Chiều nay (17/8), Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã công bố kết quả hoạt động 7 tháng đầu năm với những thông tin hết sức đáng chú ý.
Vừa mừng
Căn cứ vào bản báo cáo BHXH Việt Nam có thể thấy trong 7 tháng đầu năm 2016, tỷ lệ người tham gia, cũng như số người được giải quyết chế độ BHXH cũng như BHYT đều có những tín hiệu rất tích cực.
Theo đó đến hết ngày 31/7, số người tham gia BHXH bắt buộc là 12.406.463 người, bảo hiểm thất nghiệp là 10.574.309 người, BHXH tự nguyện là 192.340 người.
Sau 7 tháng đầu năm, số đối tượng tham gia BHYT là 72.991 triệu người (bao gồm cả 1,1 triệu lực lượng vũ trang), tăng khoảng 3 triệu người tương đương 4,3% so với năm 2015, đạt tỷ lệ 100,3% so với chỉ tiêu của Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg giao và đạt tỷ lệ bao phủ BHYT là 79,2% dân số.
Ông Phạm Lương Sơn, Phó TGĐ BHXH Việt Nam báo cáo trong hội nghị
Bảy tháng đầu năm 2016, toàn ngành đã giải quyết chế độ BHXH cho 5.058.587 lượt người, tăng 685.678 người (tương đương 15,7%) so với cùng kỳ năm 2015. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT cho 77.640.540 lượt người, tăng 6.132.290 lượt người (tương đương mức 8,6%) so với cùng kỳ năm 2015.
Về các khoản thu, tính đến hết 31/7, toàn ngành đã thu 133.023,9 tỷ đồng (chưa tính 233,8 tỷ đồng tiền thu lãi chậm đóng BHXH, BHYT) đạt 56,58% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tăng 18.690,3 tỷ đồng (tương đương 16,3%) so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi số chi BHXH và BHYT toàn ngành đến hết 31/7 là 129.197,8 tỷ đồng tăng 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Video đang HOT
Vừa lo
Bên cạnh những thống kê đáng mừng trên, sau 7 tháng đầu năm Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng có những thông tin đáng lo ngại.
Dù tổng quỹ khám chữa bệnh BHYT chỉ là 28.220 tỷ đồng nhưng sau 7 tháng đầu năm chỉ khám chữa bệnh đã lên tới 30.372 tỷ đồng, tức âm 2.152 tỷ đồng. Đây là mức thâm hụt lớn nếu so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Nguyễn Trí Đại, Trưởng ban thu BHXH Việt Nam
Báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, chi phí khám chữa bệnh 6 tháng đầu năm 2016 tăng đến 40% so với cùng kỳ năm ngoái, với tổng số tiền tăng thêm 8.545 tỷ đồng. Trong đó nếu chia theo loại hình chi phí ngoại trú, nội trú có thể thấy chi phí gia tăng đột biến tại khu vực khám chữa bệnh nội trú (41%) và nếu chia theo khu vực chi phí thì chi phí tăng tại khu khám chữa bệnh đa tuyến đến nội tỉnh là 50%.
Để khắc phục tình trạng thâm hụt trong việc chi khám chữa bệnh trong các tháng cuối năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đề ra hàng loạt biện pháp như: Tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cập nhật liên tục tình hình chi phí khám chữa bệnh và sử dụng quỹ, tăng cường chỉ đạo nghiệp vụ…
Theo_VTV
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Doanh nghiệp sẽ không thể lách luật
Bộ LĐ-TB&XH vừa phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin triển khai Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi. Đại diện Bộ LĐ-TB&XH cho biết, mức tính đóng BHXH theo quy định mới nằm trong giới hạn cho phép là các khoản thu nhập mang tính ổn định và xác định được.
Doanh nghiệp khó có thể "né" các quy định mới về đóng BHXH
Không dồn gánh nặng cho doanh nghiệp
Trao đổi với phóng viên, bà Trần Thị Thúy Nga - Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ LĐ-TB&XH) chia sẻ, cách đóng BHXH dựa trên mức lương và phụ cấp ghi trong hợp đồng khiến nhiều doanh nghiệp và người lao động cho rằng, từ 1-1-2016, tất cả thu nhập của người lao động sẽ là căn cứ đóng BHXH.
Tuy nhiên, cách hiểu này là không đúng. Trong Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH đã loại trừ rất nhiều khoản như tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, tiền đi lại, điện thoại, tiền nuôi con nhỏ... Những khoản này chỉ được coi là tiền hỗ trợ chứ không phải phụ cấp hoặc khoản bổ sung tính vào lương. Ngoài ra, các khoản phụ cấp, bổ sung tính đóng bảo hiểm là những khoản không hoặc ít biến động, có thể xác định được, ghi trong hợp đồng lao động. "Tôi cho rằng, với những quy định này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể xác định được các khoản phụ cấp, các khoản bổ sung mang tính ổn định. Những khoản trừ - đóng này nằm trong giới hạn cho phép, không dồn hết gánh lên vai doanh nghiệp".
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: "Mức tính đóng BHXH theo quy định mới là không cao và có thể chấp nhận được nếu thực hiện theo đúng lộ trình. Hiện chúng ta có đến 50-60 loại phụ cấp khác nhau, nhưng không phải loại phụ cấp nào cũng bị tính đóng BHXH. Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho biết, việc thay đổi chính sách bảo hiểm xã BHXH thực sự là một cuộc cách mạng. Việc nâng mức đóng BHXH theo quy định mới của luật sẽ tạo điều kiện để người lao động hưởng mức lương cao hơn khi về hưu, nhưng cũng làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp. Do đó, theo Bộ LĐ-TB&XH, trong quá trình thực hiện, bộ sẽ lắng nghe ý kiến đại diện các hiệp hội doanh nghiệp để đánh giá tác động của chính sách này, trong trường hợp khó khăn sẽ tính toán đến phương án dãn lộ trình thực hiện.
Tăng cường hậu kiểm
Trước băn khoăn về khả năng doanh nghiệp có thể lách luật bằng cách chuyển các khoản phụ cấp và các khoản bổ sung sang tiền ăn giữa ca, tiền đi lại, điện thoại...., bà Trần Thị Thúy Nga cho biết, theo quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp phải gửi báo cáo thang lương, bảng lương về Sở LĐ-TB&XH để quản lý. Các địa phương sẽ tiếp nhận hệ thống thang, bảng lương của doanh nghiệp làm cơ sở tính đóng BHXH. Do đó, doanh nghiệp khó có thể "né" đóng BHXH bằng cách chuyển lương thành phụ cấp.
Về vấn đề này, ông Trần ĐÌnh Liệu, Trưởng ban Thu BHXH - BHXH Việt Nam bổ sung thêm, từ năm 2016, cơ quan bảo hiểm có thêm chức năng thanh tra việc đóng BHXH của doanh nghiệp. Những loại tiền được xác định là phụ cấp nhưng doanh nghiệp lại lách bằng cách chuyển sang loại khác thì thanh tra sẽ phát hiện được.
Bên cạnh đó, trước đây, nhiều doanh nghiệp lạm dụng tiền đóng BHXH của người lao động để phục vụ sản xuất, kinh doanh, thay vì phải đi vay ngân hàng với lãi suất cao. Theo quy định cũ, doanh nghiệp chậm đóng chỉ bị phạt vi phạm bằng một lần lãi suất đầu tư nhưng Luật BHXH 2014 đã nâng mức phạt lên gấp đôi để hạn chế tình trạng này. Hơn nữa, Bộ luật Hình sự sửa đổi cũng bổ sung một số tội danh như trốn đóng, chậm đóng, lạm dụng tiền đóng BHXH sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự để nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực hiện quyền thụ hưởng đối với người lao động.
Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Đỗ Văn Sinh cũng cho biết, để thực hiện chức năng thanh tra của ngành về vấn đề đóng BHXH, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Thanh tra Chính phủ đào tạo được 500 cán bộ trong ngành và đã được cấp chứng chỉ thanh tra. Do đó, ngay khi Chính phủ ban hành nghị định về chức năng thanh tra, BHXH Việt Nam có thể triển khai ngay được trong năm 2016.
Ban hành cách tính lương hưu theo luật BHXH
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội. Theo đó, mức lương hưu hàng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Cụ thể, người nghỉ hưu từ ngày 1-1-2016 đến trước ngày 1-1-2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
Nữ nghỉ hưu từ ngày 1-1-2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. Nam nghỉ hưu từ ngày 1-1-2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Minh Trí
Theo_An ninh thủ đô
Cách mạng hóa việc thực hiện báo cáo bền vững Trong một động thái được gọi là "cách mạng hóa" việc thực hiện báo cáo, Hội đồng Kinh doanh thế giới về phát triển bền vững (WBCSD), Hội đồng Tiêu chuẩn công bố khí hậu (CDSB) và Ecodesk đã sáng lập Sàn giao dịch báo cáo, một hệ thống tự do truy cập, đa ngôn ngữ, cung cấp kiến thức về báo cáo...