Báo Campuchia: Trung Quốc lao vào tranh chấp, không chịu xuống thang
Tuy nhiên Bắc Kinh sẽ không xuống thang trong những căng thẳng hay xung đột.
Trung Quốc đang bành trướng sức mạnh quân sự trên Biển Đông để uy hiếp các bên liên quan có yêu sách chủ quyền. Hình minh họa.
Tờ Phnom Penh Post ngày 14/6 đăng bài phân tích của Gordon Watts, biên tập viên phụ trách số cuối tuần bình luận, căng thẳng đã bùng lên trong khu vực khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới lao vào tranh chấp lãnh thổ với một loạt láng giềng.
Các nước láng giềng cạnh Trung Quốc đang cảm thấy lo lắng. Trong 2 năm qua, Bắc Kinh đã lao vào tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam ở Hoa Đông và Biển Đông.
Điểm nóng mới nhất hình thành vào tháng trước khi Trung Quốc đâm chìm 1 tàu cá Việt Nam gần khu vực Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan 981 (bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam – PV).
Video đang HOT
Kể từ đó, quan hệ Việt – Trung đã trở nên căng thẳng, leo thang thành “cuộc chiến truyền thông” và nổ ra các hoạt động biểu tình phản đối Trung Quốc (xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam).
“Nhiều nước Đông Nam Á không muốn đương đầu với Trung Quốc vì Bắc Kinh đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất, nhà tài trợ lớn của họ như Campuchia và Lào”, Murray Hiebert từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế bình luận.
Nhưng đối thủ lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực là Nhật Bản đã đưa ra một lập trường tích cực hơn. Hải quân Nhật Bản khá mạnh với hơn 100 tàu chiến, 45 ngàn quân, ngoài ra có hơn 400 tàu tuần tra biển.
“Trên một mức độ chung, chúng ta thấy Trung Quốc nhấn mạnh vào những gì họ tuyên bố là chủ quyền với 1 khu vực rộng lớn ở Hoa Đông và Biển Đông.” Tiến sĩ William Choong, chuyên gia cao cấp Đối thoại Shangri-la nói với đài truyền hình Đức Deutsche Welle.
Tiến sĩ William Choong.
“Người Trung Quốc lặp đi lặp lại với chính họ rằng họ không cần phải chú ý đến luật pháp quốc tế khi nói đến tuyên bố như vậy. Những gì các nước láng giềng của Trung Quốc không chấp nhận là Bắc Kinh đang không tôn trọng những tiêu chuẩn mực hành vi chung đã được quốc tế thừa nhận.”
“Tập Cận Bình thường nhắc đến giấc mơ Trung Hoa dựa trên ý tưởng phục hưng Trung Quốc, tuyên bố phát triển hòa bình và hợp tác thân thiện với các nước trong khu vực. Tuy nhiên Bắc Kinh sẽ không xuống thang trong những căng thẳng hay xung đột. Nó là 1 phần trong thông điệp rằng Trung Quốc là 1 sức mạnh có quyền theo đuổi các tuyên bố của họ về lãnh thổ”, William Choong nhận xét.
Bắc Kinh đã chi 111,2 tỉ USD cho quốc phòng năm ngoái, một phần trong đó được đầu tư nâng cấp lực lượng hải quân, điều này cho phép Bắc Kinh thể hiện sức mạnh cơ bắp của họ, khẳng định yêu sách chủ quyền (phi lý, bất hợp pháp) trên Biển Đông và từ chối tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei (thực tế là xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven Biển Đông – PV).
Philippines đã nhận ra rằng, Trung Quốc đang theo đuổi chiến thuật ngoại giao pháo hạm và thông thường những gì đang xảy ra với Việt Nam hiện nay, cuối cùng sẽ xảy ra với Philippines.
Theo Giáo Dục
Đề nghị ASEAN yêu cầu Trung Quốc dừng xây dựng tại Hoàng Sa
Theo AP, ngày 16/6, Philippines tuyên bố sẽ đưa ra yêu cầu tạm dừng hoạt động xây dựng trên Biển Đông, hai ngày sau khi Trung Quốc khởi công xây một trường học trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết ông sẽ đề nghị Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) yêu cầu đình chỉ hoạt động xây dựng, động thái nhiều khả năng Trung Quốc sẽ phớt lờ hoặc bác bỏ.
Trung Quốc hôm 14/6 đã khởi công xây một trường học trên đảo Phú Lâm, hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Theo ông del Rosario, Trung Quốc đang đẩy mạnh "chương trình mở rộng" của nước này tại Biển Đông để hoàn tất chương trình trước khi các nước ASEAN và Trung Quốc soạn thảo Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), theo đó đề ra những quy định nhằm ngăn chặn các vụ đụng độ tại vùng biển này.
Trung Quốc hôm 14/6 đã khởi công xây một trường học trên đảo Phú Lâm, hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Đây là hành vi nghiêm trọng xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.
Việt Nam có chủ quyền lâu đời và không thể chối cãi đối với quần đảo Hoàng Sa, đơn vị hành chính thuộc thành phố Đà Nẵng. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối các hành vi xâm phạm chủ quyền của phía Trung Quốc tại quần đảo này./.
Theo Vietnam
Bất chấp phản ứng, TQ xây dựng trường học trái phép tại Hoàng Sa Bất chấp sự phản đối của Việt Nam và quốc tế, Trung Quốc tiếp tục gây căng thẳng tại biển Đông khi ngang nhiên tiến hành xây dựng trường học tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Quốc xây trường học phi pháp ở Hoàng Sa Ngày 14-6, Trung Quốc bắt đầu xây dựng trường học đầu...