Bão bụi khổng lồ ‘nuốt chửng’ thành phố, biến ngày thành đêm
Một trận bão bụi đỏ quạch đã tấn công thành phố Mildura ở phía Tây Bắc Australia khiến bầu trời chuyển sang tối mịt ngay giữa ban ngày.
Mây bụi đỏ quạch “nuốt chửng” vạn vật phía bên dưới. Ảnh: SUNRAYSIA DAILY
Theo tờ The Age của Australia, Cục Khí tượng cảnh báo trận bão bụi quét qua Sân bay Mildura vào lúc 5h chiều 7/5 với sức gió 57km/h.
Cô Brando Smith, 28 tuổi, sống tại thành phố cho biết bầu trời khu vực này đã chuyển từ trạng thái trong xanh sang màu xám rồi đỏ cam và cuối cùng là đen kịt trong vòng 15 phút. “Chúng tôi nhận thông báo về bão cát lúc 4h55 và khi chúng tôi ra bên ngoài, chúng tôi nhìn thấy đám mây màu cam khổng lồ đang tiến đến”, cô gái kể lại.
“Bỗng dưng toàn bộ thị trấn trở nên tối mịt. Tất cả phương tiện di chuyển rất chậm khi bão bụi màu cam ập đến. Sau đó, đèn đường bật lên song chúng tôi chỉ có thể nhìn thấy đèn pha của xe khác nên mọi người đều đi cực chậm”.
Cô Smith cho biết gần 6h, bầu trời đã sáng hơn nhưng bụi vẫn mù mịt khắp nơi. Theo cô, đây là một trong những trận bão tồi tệ nhất cô từng chứng kiến tại Midura, quy mô lớn như một trận hồi năm 2006.
Christie Johnson, nhân viên dự báo thời tiết tại Cục Khí tượng cho biết gió mạnh đã cuốn tung cát bụi lên trời. Hiện tượng này thường xảy ra vào mùa hè ở Australia, ít gặp tại thời điểm hiện tại trong năm, nhưng chỉ cần khô hạn kéo dài, bão bụi sẽ xuất hiện.
Theo Hoàng Trang/Báo Tin tức
Đường băng kiểu 'nhảy cầu' trên chiến hạm lớn nhất Australia thăm VN
Tàu đổ bộ HMAS Canberra với lượng choán nước 27.000 tấn có thể mang theo 18 trực thăng, 110 xe thiết giáp, 12 xe tăng và hơn 1.000 binh sĩ.
Video đang HOT
Hai tàu Hải quân Hoàng gia Australia HMAS Canberra (L02) và HMAS Newcastlevới hơn 800 thủy thủ do Chuẩn tướng Richard Owen, tư lệnh Nhóm chuyên trách 661, dẫn đầu, đã có chuyến thăm thiện chí cảng quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: ĐSQ Australia.
HMAS Canberra (L02) thuộc loại tàu đổ bộ có sàn đáp cho trực thăng, một sản phẩm liên doanh giữa Australia và Tây Ban Nha thông qua nhà thầu BAE Systems Australia. Tàu được chế tạo cho nhiệm vụ triển khai binh lính, trang thiết bị quân sự trong các nhiệm vụ đổ bộ và hỗ trợ nhân đạo. Ảnh: Flickr/Ebroh.
Phần vỏ tàu được đóng tại Tây Ban Nha, sau đó chuyển đến Australia vào năm 2011 để hoàn thiện. HMAS Canberra (L02) bắt đầu thử nghiệm trên biển vào năm 2013. Quá trình thử nghiệm đã xuất hiện vết nứt trên thân tàu và sự cố động cơ buộc phải đưa trở lại nhà máy để sửa chữa. L02 được bàn giao cho Hải quân Hoàng gia Australia (RAN) vào tháng 11/2014. Ảnh: RAN
HMAS Canberra dài 230 m, rộng 32 m, mớn nước 7 m, lượng choán nước tiêu chuẩn 27.000, đầy tải 30.300 tấn. Tàu được trang bị hệ thống động lực kết hợp động cơ diesel và tua bin khí, tốc độ tối đa 20 hải lý/giờ, dự trữ hành trình 9.000 hải lý. Ảnh: Flickr/Ebroh.
Boong tàu có diện tích bằng 4 hồ bơi tiêu chuẩn Olympic đủ chỗ cho 6 trực thăng hoạt động cùng lúc. Ngoài ra, tàu còn có đoạn đường băng kiểu "nhảy cầu" dốc 13 độ có thể triển khai máy bay cất hạ cánh ngắn và thẳng đứng. Ảnh: AP.
Dù được chỉ định là tàu đổ bộ có sàn đáp cho trực thăng, HMAS Canberra có thiết kế như một tàu sân bay hạng nhẹ, tương tự tàu sân bay Juan Carlos I của hải quân Tây Ban Nha. Các chuyên gia quân sự dự đoán L02 có thể được cấu hình thành tàu sân bay hạng nhẹ trong tương lai. Ảnh: AP.
Nhà chứa máy bay bên trong tàu khá rộng, có thể mang theo tối đa 18 trực thăng. Ngoài ra, tàu còn có 2 sàn xe, một dùng để chứa phương tiện hạng nhẹ và hạng nặng với diện tích lần lượt là 1.880 m2 và 1.410 m2, sức chứa tối đa 110 xe thiết giáp, hoặc 12 xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams. Ảnh: AP.
Đuôi tàu có dock chìm với diện tích 69x17 m có thể chứa 4 tàu đổ bộ cơ giới, 4 xuồng bơm hơi thân cứng (RHIB) để vận chuyển xe tăng, binh sĩ và trang thiết bị chiến đấu vào bờ. Ảnh: RAN.
Tàu được vận hành bởi thủy thủ đoàn 716 người. Phòng ngủ của thủy thủ khá tiện nghi và được thiết kế theo kiểu giường tầng để tiết kiệm không gian. Tàu có thể hoạt động liên tục trên biển 45 ngày. Ảnh: AP.
L02 được trang bị hệ thống điện tử hàng hải hiện đại với khả năng tự động hóa cao, giúp giảm thời gian thao tác cho thủy thủ đoàn. Hệ thống điện tử trên tàu do Mỹ, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha và Australia chế tạo. Ảnh: RAN.
Tàu sử dụng radar tìm kiếm mục tiêu trên không Giraffe, tầm trinh sát 470 km, hệ thống dữ liệu chiến đấu Saab 9LV do Thụy Sĩ chế tạo. Hệ thống chiến tranh điện tử AN/SLQ-25 của Mỹ. Ảnh: AP.
Tàu được vũ trang 4 trạm vũ khí điều khiển từ xa Typhoon lắp pháo 25 mm do Israel chế tạo cho nhiệm vụ phòng vệ. Khi hoạt động trên biển, tàu thường được các tàu hộ tống đi cùng để bảo vệ. Ảnh: Navy Daily.
Ngoài nhiệm vụ quân sự, tàu còn được triển khai trong sứ mệnh nhân đạo. Tháng 2/2016, tàu mang theo 50 tấn nhu yếu phẩm, nước thiết bị y tế cùng 850 binh sĩ tham gia hỗ trợ nhân đạo sau cơn bão Fiji. Ảnh: RAN.
HMAS Canberra (L02) cùng với HMAS Adelaide (L01) là 2 chiến hạm lớn và đắt nhất từng được đóng cho RAN. 2 tàu này đang giữ vai trò soái hạm của hạm đội tàu chiến RAN. Ảnh: Flickr/Ebroh.
Theo Zing
Australia : Có cồn trong máu khi lái xe, tước giấy phép lái xe ngay lập tức Theo quy định mới của bang New South Wales, Australia, người lái xe có cồn trong cơ thể, kể cả nồng độ thấp, sẽ bị tước giấy phép lái xe ngay lập tức. Trong một động thái không khoan nhượng nhằm giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông gây chết người do lái xe uống rượu bia, chính quyền bang New South...