‘Bảo bối thần kỳ’ tiết lộ cách tiêu tiền của bạn
Bạn muốn thuốc… chuyển đổi giới tính, tấm thảm bay hay gương thần…?
Tưởng tượng một chút nhé, nếu bỗng dưng có một bà tiên bất thình lình xuất hiện trước mặt bạn và ban tặng cho bạn một … bảo bối thần kỳ. Vậy bạn mong muốn thứ gì nhất trong số những đồ vật sau? Nhớ là chỉ được chọn một thôi nhé – bởi vì sự lựa chọn ấy sẽ “tố cáo” cách sử dụng tiền bạc của bạn đấy!
A – Thuốc… chuyển đổi giới tính.
B – Tấm thảm bay như của Aladin.
C – Thuốc trường sinh bất lão.
D – Gương thần (giúp nhìn thấy tương lai chứ không phải như của mụ phù thủy trong “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” đâu).
Và đây là đáp án:
Video đang HOT
Đáp án A:
Bạn mong muốn có thật nhiều bạn bè và thực tế thì bạn cũng có kha khá đấy. Chỉ là bạn tốn hơi nhiều tiền để xây dựng các mối quan hệ cho bản thân. Không phải là dùng tiền để mua chuộc ai đó, nhưng có thể chính cách quá chiều chuộng người yêu, những người bạn và cả… sếp, bạn sẽ khiến họ trở nên “hư” hơn đấy. Đâu phải lúc nào cũng cần có những món quà đắt tiền, những lần đi chơi, đi ăn “sang chảnh”… Bạn hoàn toàn có thể làm cho những người thân yêu cảm thấy hạnh phúc từ những điều đơn giản và bình dị nhất mà.
Đáp án B:
Bạn là người khá “chi li” và kỹ tính trong việc sử dụng tiền bạc. Bạn không muốn bị bất kỳ ai quản lý chuyện tiền nong hay tiêu pha của bản thân. Bạn càng không dễ đưa tiền của mình để họ giữ hộ, kể cả trong những trường hợp cần thiết. Bạn tiêu tiền rất cẩn thận và hầu như không lãng phí bao giờ. Chính vì lý do này, bạn thích hợp và … thích giữ chức vụ thủ quỹ khi sinh hoạt tập thể.
Đáp án C:
Bạn tỏ ra rất ổn khi bắt đầu thực hiện các công việc, kế hoạch nhưng lại không hề ổn chút nào ở bước cuối cùng – tức là phải hoàn thành chúng. “Phong cách chi tiêu” của bạn cũng vậy. Bạn háo hức kiếm thật nhiều tiền, để rồi khi có tiền, bạn lại… chẳng muốn tiêu gì cả. Bạn bè và người thân hiếm khi thấy bạn mua sắm hay chi tiền cho một việc nào đó. Với bạn, “tiết kiệm là quốc sách”. Bạn thích bỏ heo hoặc gửi tiết kiệm để lo cho những “chuyện tương lai” hơn.
Đáp án D:
Bạn là người rất tò mò và luôn muốn khám phá những bí mật của người khác. Ngoài ra, bạn cũng khá mê tín nữa. Bởi vậy, dù khá cẩn thận và luôn tính toán kỹ càng trong chi tiêu nhưng bạn vẫn thường tốn kha khá tiền vào những thứ không cần thiết. Hãy tỉnh táo hơn trong chuyện tiền bạc nhé!
Theo Muctim
165 triệu USD 'sắm' buýt nhanh: Hà Nội tiêu tiền 'chẳng giống ai'
Việc bóc bỏ lớp bê tông nhựa mới xây dựng, chất lượng còn tốt để triển khai Dự án xây dựng hạ tầng để triển khai tuyến xe buýt nhanh (BTR) của Hà Nội đang gây sự bất bình của nhân dân vì sự lãng phí số tiền khổng lồ.
Bài viết dưới đây của một chuyên gia - tiến sĩ giao thông ngành cầu đường vừa gửi đến báo, cho thấy không chỉ lãng phí, dự án còn cho thấy sự "thiếu hiểu biết" của chủ đầu tư.
Nhìn từ góc độ kỹ thuật, việc thiết kế lớp mặt đường bê tông xi măng để giống với các dự án ở Indonesia, Philipin như lãnh đạo ban quản lý dự án đưa ra, chứng tỏ sự thiếu hiểu biết một cách rất sơ đẳng của chủ đầu tư.
Tại các nước nêu trên, họ xây dựng mới các tuyến đường dành cho xe buýt nhanh, và với máy rải bê tông chuyên dụng (Paver), các khe co, giãn cũng được thi công tự động bằng máy tự hành. Do đó, đường êm thuận hơn, và đặc biệt, không bị lãng phí vì phải bóc bỏ lớp mặt đường bê tộng nhựa mới thi công như tại Hà Nội.
Việc áp dụng lớp bê tông xi măng vào tuyến đường nội đô là một việc rất không nên áp dụng, bởi đặc điểm đô thị của Hà nội khác hẳn các tuyến đường ở nước ngoài. Tại các nước, qui hoạch đô thị được triển khai rất khoa học, các tuyến xe buýt nhanh để nối các khu đô thị vệ tinh, do đó, phần đường áp dụng lớp bê tông xi măng thường được bố trí ở ngoài khu vực dân cư đông đúc, nên tránh được nhược điểm rất lớn của loại hình kết cấu mặt đường này là gây tiếng ồn lớn.
Bóc gỡ bê tông xây dựng đường buýt nhanh
Với cách thi công bằng phương pháp thủ công như Hà Nội đã áp dụng, khi xe buýt chạy, sẽ gây tiếng ồn rất lớn cho các phương tiện ở làn bên cạnh, cũng như dân cư bên cạnh tuyến đường. Do điều kiện thời tiết nhiệt đới, việc bố trí các khe co, khe giãn sẽ nhiều hơn, để đảm bảo chất lượng công trình, nên tiếng ồn gây ra sẽ lớn hơn.
Lý giải việc sử dụng đường bê tông xi măng để chống lún mặt đường, do loại hình mặt đường này có khả năng ổn định cao hơn bê tông nhựa nóng khi xe buýt nhanh là loại phương tiện có tải trọng khá lớn, điều này khá hợp lý. Vậy nhưng, với loại hình đường đô thị, ngày nay, người ta có thể sử dụng các loại mặt đường bê tông nhựa polime, hoặc thay đổi các kết cấu mặt đường dựa theo tải trọng để giải quyết vấn đề này (gia cường mặt đường cũ) mà không phải phá bỏ như cách mà Hà Nội đang làm.
Qui hoạch Hà Nội không ổn định, do đó, việc áp dụng loại kết cấu đắt tiền (nhưng có tuổi thọ cao) như mặt đường bê tông xi măng, vô hình trung, cũng sẽ không cần thiết.
Do thực hiện qui hoạch theo kiểu chắp vá, không đồng bộ, nên để thực hiện dự án này, sẽ phải nâng cấp cây cầu vượt nhẹ mới hoàn thành, gây tốn kém hang chục tỷ đồng cũng đã phần nào cho thấy Hà Nội đang thực hiện các dự án bằng tiền ngân sách- vốn là tiền của nhân dân, theo kiểu "chẳng giống ai".
Về năng lực thông hành, rõ ràng, xe buýt nhanh không phải là loại phương tiện có thể giúp giải quyết tốt bài toán vận chuyển công cộng. Bởi thực tế, với một đô thị lớn hơn 10 triệu dân như Hà Nội, việc giải quyết bài toán giao thông công cộng chắc chắn sẽ phải dựa vào các phương tiện có sức chứa lớn, tốc độ nhanh như tàu điện ngầm, tàu điện trên cao. Chỉ dăm bảy năm nữa, khi các dự án này thực hiện, chắc chắn, dự án xe buýt nhanh sẽ trở thành lạc hậu và chấm dứt sứ mệnh của mình. Khi đó, người dân lại tiếp tục phàn nàn không chỉ là sự lãng phí của dự án này, mà còn là tầm nhìn của lãnh đạo Hà Nội năm 2103.
Do đó, rất cần xem xét liệu có nên tiếp tục triển khai dự án tốn kém hàng trăm triệu đô la này nữa hay không, trong khi ngân sách của TP Hà Nội đang rất cần cho nhiều dự án thiết thực hơn như xây dựng nhà trẻ, bệnh viện, . . .
Theo Người đưa tin
Bộ Công an tính phạt đái bậy, ai người khổ nhất? Tiểu tiện không đúng nơi quy định vốn là vấn đề nhức nhối bấy lâu. (Ảnh minh họa) Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình đang được Bộ Công an...