Bảo bối giúp Iran tự tin trước đe doạ ‘huỷ diệt’ của ông Trump
So sánh tương quan lực lượng với Mỹ, Iran có quân đội nhỏ hơn nhưng nước này vẫn có trong tay những bảo bối mà Mỹ phải dè chừng nếu hai bên lao vào chiến tranh.
Một trong những vũ khí lợi hại nhất của Iran là tàu ngầm lớp Ghadir chuyên hoạt động ở vùng nước nông.
Ảnh: Bộ Quốc phòng Iran
Đội tàu lớp Ghadir đóng vai trò vô cùng quan trọng nếu Iran tìm cách đóng cửa Eo biển Hormuz, nơi trung chuyển 20% nguồn cung dầu của thế giới. Theo thống kê, Mỹ chi khoảng 8 nghìn tỷ USD để bảo vệ eo biển này từ năm 1976.
Ảnh: Bộ Quốc phòng Iran
Theo phân tích của các chuyên gia Viện Nghiên cứu chiến tranh (ISW), việc triển khai tàu ngầm hiệu quả có thể đe dọa tất cả các tàu cả quân sự và thương mại di chuyển trên mặt nước ở những vùng nước hẹp và nông của Vịnh Ảrập, bởi hải trình của chúng dễ dàng đoán trước.
Video đang HOT
Tàu ngầm lớp Ghadir trọng tải 150 tấn có kích cỡ nhỏ và chạy êm nên khó bị phát hiện và theo dõi. Tàu có chiều dài 29m, đạt tối đa 11 hải lý/giờ. Được trang bị 2 ống phóng 533mm, lớp tàu này có thể phóng tên lửa từ dưới nước, bắn thủy lôi hoặc rải mìn, vận chuyển và đưa các lực lượng đặc nhiệm vào lãnh thổ đối địch.
Ảnh: MNA
Iran bắt đầu sản xuất tàu ngầm lớp Ghadir kể từ năm 2005 và hoàn thành chiếc đầu tiên năm 2007. Với chi phí khoảng 20 triệu USD, nước Cộng hòa Hồi giáo đủ khả năng đóng số lượng lớn tàu này để phục vụ chiến thuật phi đối xứng.
Thanh Hảo
Theo VNN
Trump cảnh báo lạnh người Iran, thổi bùng nguy cơ Thế chiến 3
Nỗi lo chiến tranh thế giới thứ 3 đã tăng lên sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump không loại bỏ nguy cơ một cuộc chiến giữa Mỹ và Iran bùng nổ hôm 13.5, theo báo Anh Express.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Cảnh báo đáng ngại của Tổng thống được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng sau vụmột số tàu chở dầu ở eo biển Hormuz, tuyến đường vận chuyển dầu mỏ bận rộn nhất thế giới bị tấn công. Các quan chức Mỹ cáo buộc Iran đứng sau vụ việc này.
Có tới bốn tàu chở dầu, trong đó hai tàu được cho là của Ả Rập Saudi và một tàu Na Uy, đã bị đâm hư hại vào Chủ nhật (12.5) ngoài khơi bờ biển Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) ở biển Ô-man.
Các cuộc tấn công bị cáo buộc diễn ra một ngày sau khi Cục Hàng hải Mỹ cảnh báo về "khả năng gia tăng Iran hoặc các lực lượng được nước này hậu thuẫn trong khu vực có thể hành động chống lại Mỹ".
Các tàu chở dầu tại eo biển Hormuz
Tại cuộc họp báo của Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump cảnh báo: "Chúng tôi sẽ xem xét những gì nên làm với Iran. Nếu họ làm bất cứ điều gì, đó sẽ là một sai lầm lớn. Nếu họ làm bất cứ điều gì, họ sẽ phải hứng chịu hậu quả rất nghiêm trọng".
Khi được hỏi trực tiếp về các cuộc tấn công ở biển Ô-man, ông Trump một lần nữa nói: "Chúng ta sẽ thấy chuyện gì xảy ra với Iran. Đây sẽ là một vấn đề tồi tệ đối với Iran nếu có chuyện gì xảy ra. Họ sẽ không được vui vẻ".
Khi được yêu cầu làm rõ ý nghĩa thực sự của những tuyên bố trên, ông chủ Nhà Trắng tuyên bố: "Mọi người có thể tự mình hiểu ra. Họ biết ý tôi là gì".
Về phần mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi ngày 13.5 đã gọi vụ việc là "đáng lo ngại và khủng khiếp", đồng thời phủ nhận sự liên quan của Tehran.
"Những sự cố như vậy có tác động tiêu cực đến an ninh giao thông hàng hải", ông Mousavi nói.
Eo biển Hormuz
Mỹ đã triển khai lực lượng quân sự rộng khắp tới khu vực trong những ngày gần đây, với máy bay ném bom B-52 đã được điều đến Qatar và tàu sân bay USS Abraham Lincoln cũng đi vào khu vực. Tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) là một thực thể khủng bố, tuyên bố nhóm này phải chịu trách nhiệm cho những cái chết của quân nhân Mỹ ở Syria và Iraq.
Eo biển Hormuz là tuyến đường thủy ngăn cách Iran và Ô-man, nối Vịnh Ba Tư với Vịnh Ô-man và sau đó là Biển Ả-rập.
Eo biển rộng 33 km tại điểm hẹp nhất, nhưng làn đường vận chuyển chỉ rộng 3 km theo cả hai hướng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ ước tính 187,5 triệu thùng dầu đi qua eo biển mỗi ngày vào năm 2016, tương đương khoảng 30% dầu thô và các chất lỏng từ dầu khác được giao dịch trên biển vào năm 2016.
Theo Danviet
Iran phong tỏa eo biển Hormuz, Mỹ chơi ngón đòn Ras Lanuf Iran dọa phong tỏa eo biển Hormuz, Mỹ không sợ và sử dụng Ras Lanuf (Libya) để duy trì nguồn cung bù đắp khoản sụt giảm xuất khẩu dầu của Iran. Mỹ quyết "đưa xuất khẩu dầu Iran về mức 0" Năm nhà lãnh đạo hàng đầu của Iran đã đe dọa sẽ đóng eo biển Hormuz hoặc chặn luồng đường trên Biển...