Bão Biparjoy đổ bộ miền Tây Ấn Độ
Tối 15/6, Cơ quan Khí tượng Ấn Độ thông báo bão Biparjoy đã đổ bộ vào bang Gujaray, miền Tây nước này với vận tốc gió 125 km/h, sức gió giật lên tới 140 km/h.
Trước đó, trên 180.000 người ở Ấn Độ và Pakistan đã được lệnh sơ tán để tránh cơn bão mạnh này.
Sóng biển dâng cao trước khi bão Biparjoy đổ bộ tại thành phố cảng Karachi, Pakistan ngày 14/6/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Riêng tại Ấn Độ, chính quyền bang Gujarat xác nhận đã bố trí nơi tránh trú bão cho trên 100.000 người sau khi họ sơ tán khỏi các khu vực ven biển và vùng trũng thấp. Trong khi đó, tại Pakistan, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu Sherry Rehman cho biết khoảng 82.000 người đã được di dời tới nơi tạm trú.
Trước khi bão đổ bộ, gió mạnh và sóng lớn hoành hành ở khu vực ven biển Ấn Độ và Pakistan trong nhiều giờ với sức gió giật lên tới 180 km/h và di chuyển với vận tốc từ 125 – 135km/h. Trong chiều 15/6, những tuyến đường trũng thấp bắt đầu ngập sau nhiều giờ mưa như trút trong khi gió mạnh gây hạn chế tầm nhìn. Hầu như tất cả các cửa hàng đã đóng cửa. Người dân chen chúc ở một số ít địa điểm còn mở cửa để mua thực phẩm và nước uống.
Các nhà khí tượng học Ấn Độ cảnh báo cơn bão này có thể tàn phá các ngôi nhà, làm đứt đường dây điện khi đổ bộ. Theo Trung tâm cảnh báo bão của Mỹ, dự báo mắt bão đổ bộ vào bờ biển bang Gujarat của Ấn Độ trước khi di chuyển theo hướng Đông Bắc vào tỉnh Sindh của Pakistan. Khả năng gió mạnh và sóng dâng cao tới 4m sẽ phá hủy nhiều đoạn thuộc bờ biển dài 325 km giữa siêu đô thị Karachi ở Pakistan và khu định cư ven biển Gujarat ở thành phố Mandvi của Ấn Độ.
Cơ quan Khí tượng Ấn Độ đánh giá cơn bão “rất nghiêm trọng” này sẽ có thể “phá hủy hoàn toàn” các ngôi nhà tranh bằng rơm và bùn truyền thống. Trận bão này được dự báo có gây thiệt hại trên diện rộng, bao gồm phá hủy mùa màng, làm cong hoặc bật gốc các cột điện, gây gián đoạn thông tin liên lạc cũng như làm hoạt động giao thông đường sắt và đường bộ.
Năm ngoái, nhiều khu vực tại Pakistan cũng đã ngập lụt nặng nề trong đợt thiên tai nghiêm trọng, khiến 1/3 diện tích nước này chìm trong biển nước, làm hư hại 2 triệu ngôi nhà và trên 1.700 người thiệt mạng.
Vì sao có hiện tượng nắng nóng cực độ ở châu Á?
Hiện châu Á đang trải qua những ngày nắng nóng nhất lịch sử, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của nhiều người.
Đợt nắng nóng kỷ lục vẫn tiếp tục hoành hành nhiều khu vực ở châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á và Nam Á. Chuyên gia thời tiết người Argentina, ông Maximiliano Herrera mô tả điều kiện khí hậu hiện tại là "đợt nắng nóng tháng 4 tồi tệ nhất trong lịch sử châu Á".
Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề
Theo tờ The Straits Times, cuối tuần qua, các nhà khí tượng học đã đo được nhiệt độ cao kỷ lục 45 độ C ở Thái Lan và Myanmar, trong khi nhiều khu vực khác ở Đông Nam Á ghi nhận nhiệt độ trung bình từ 40 độ C trở lên. Điều này đã làm dấy lên lo ngại rằng tình hình sẽ tồi tệ hơn trong những ngày tới.
Tình trạng nắng nóng và khô hạn đã đe dọa cuộc sống người dân Ấn Độ. Ảnh AFP
Ở Thái Lan, tình hình tại TP.Chiang Mai, vốn bị bao quanh với những ngọn núi và chứng kiến nhiều đợt cháy rừng ở khu vực lân cận, đã trở nên trầm trọng hơn, buộc hàng nghìn người phải chạy trốn. Trong tuần qua, Chiang Mai đã trở thành thành phố ô nhiễm nhất hành tinh, vượt qua Lahore, Tehran và Bắc Kinh, theo tờ Diplomat.
Tình hình nắng nóng cũng khiến Bangkok cảnh báo người dân hạn chế ra ngoài. Tại quận Bagna, nhiệt độ lên tới 42 độ C, trong khi chỉ số nhiệt, bao gồm độ ẩm và các chỉ số đo lường cảm giác về nhiệt độ - đạt mức kỷ lục 54 độ C, đài ABC News dẫn thông tin từ Cục Khí tượng Thái Lan.
Nhiệt độ tăng vọt ở Bangkok đã khiến chính quyền thủ đô ra cảnh báo nhiệt. Ảnh REUTERS
Ngoài ra, mất điện và thiếu nước xảy ra thường xuyên do nhu cầu điện năng tăng vọt. Trong khi đó, nắng nóng cũng dẫn đến tình hình khô hạn ở nhiều nơi, khiến Campuchia, nơi sẽ diễn ra Đại hội thể thao Đông Nam Á từ ngày 5 đến 17.5 tới, rơi vào tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.
Bộ Tài nguyên nước và Khí tượng Campuchia đã đưa ra dự báo thời tiết dài hạn thứ hai cho năm 2023 - và cho biết thời tiết nắng nóng sẽ tiếp tục cho đến giữa tháng 5, muộn hơn dự kiến và dự kiến sẽ có ít mưa hơn so với năm 2022.
Cả thế giới có thể nóng kỷ lục trong năm nay vì El Nino trở lại
Tình hình các khu vực khác của châu Á
Trong khoảng hai tuần qua, người dân Ấn Độ đã trải qua cái nóng như thiêu như đốt khi kỷ lục về nhiệt độ liên tục bị phá vỡ. Cục Khí tượng Ấn Độ đã ban hành cảnh báo tình hình nghiêm trọng ở các bang Tây Bengal, Andhra Pradesh và Bihar.
Nhiều người chọn cách bơi để tránh nóng. Ảnh REUTERS
Tại Tây Bengal, quận Bankura ghi nhận nhiệt độ cao nhất là 43,7 độ C. Nhiệt độ ở các bang khác cũng tăng vọt trên mốc 40 độ C. Chính quyền Tây Bengal và nhiều bang khác ở Ấn Độ đã kêu gọi đóng cửa trường học, hoặc cho học sinh nghỉ buổi chiều để tránh cái nóng gay gắt.
Tình trạng nóng bức ở Ấn Độ không còn chỉ là vấn đề thời tiết hay sức khỏe, nó cũng đặc biệt đáng lo ngại vì đến sớm hơn so với những năm trước. Đã có 13 người tử vong vì nắng nóng ở Ấn Độ, khi người dân nước này tham gia một sự kiện ngoài trời ở bangMaharashtra.
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS Climate hôm 19.4, các nhà nghiên cứu từ Đại học Cambridge (Anh) cho biết: "Ấn Độ hiện đang phải đối mặt với sự va chạm của nhiều hiểm họa khí hậu tích lũy".
Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Bangladesh và Trung Quốc liên tục phá kỷ lục về nhiệt độ cao trong tháng 4. Ảnh AFP
Ngoài ra, các dự báo dài hạn còn chỉ ra rằng các đợt nắng nóng ở Ấn Độ có thể vượt qua ngưỡng chịu đựng của một người khỏe mạnh và có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.
Ở Bangladesh nóng cực độ đang dẫn đến nhu cầu điện tăng cao, gây ra tình trạng cắt giảm và thiếu điện cho hàng triệu người, ABC News đưa tin.
Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng do đợt nắng nóng. Trong tuần trước, 109 trạm thời tiết ở 12 tỉnh của nước này báo cáo mức nhiệt độ trung bình ngày cao nhất từ trước đến nay, theo tờ The Guardian.
Chạy xe giữa trời nắng gay gắt ở TP.HCM: 'Tắc đường là ngồi khóc luôn'
Lý giải hiện tượng nhiệt độ cao ở châu Á
Trên tờ USA Today, nhà khí tượng học Jason Nicholls của Công ty AccuWeather cho biết tình trạng thời tiết cực đoan là kết quả của một khối khí nóng và dải áp suất cao kéo dài từ vịnh Bengal đến biển Philippines.
AccuWeather cho biết đợt nắng nóng này cũng là hậu quả của hiện tượng biến đổi khí hậu. Các hoạt động do con người gây ra đang khiến các đợt nắng nóng trong khu vực kéo dài hơn và với cường độ cao hơn.
Giáo sư David Karoly của Trường Khoa học Địa lý, Trái đất và Khí quyển của Đại học Melbourne (Úc) cũng chia sẻ quan điểm tương tự. Chia sẻ với phóng viên đài Channel News Asia, ông nói rằng bản chất khắc nghiệt của những đợt nắng nóng này đang trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu.
Cục Khí tượng Ấn Độ đã đưa ra cảnh báo sóng nhiệt cho một số thành phố lớn. Ảnh AFP
Theo Diplomat, hiện tượng El Nino là một trong những yếu tố khiến thời tiết ngày một nóng hơn. El Nino là hiện tượng nóng lên dị thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương, kéo dài 8 - 12 tháng, thường xuất hiện mỗi 3 - 4 năm.
El Nino có khả năng làm cho mọi thứ tồi tệ hơn. The Straits Times dẫn lời ông Carlo Buontempo, Giám đốc Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU), nói với Reuters: "El Nino thường liên quan nhiệt độ tăng cao kỷ lục ở cấp độ toàn cầu. Vẫn chưa biết điều này sẽ xảy ra vào năm 2023 hay 2024". Năm trái đất hứng chịu nhiệt độ nóng nhất từng được ghi nhận cho đến nay là năm 2016, trùng với hiện tượng El Nino mạnh.
Giáo sư Friederike Otto, giảng viên cao cấp tại Viện Grantham thuộc Đại học Hoàng gia London (Anh), cho biết: "Nếu El Nino phát triển, rất có thể năm 2023 sẽ còn nóng hơn năm 2016, khi thế giới tiếp tục ấm lên và khi con người tiếp tục đốt nhiên liệu hóa thạch".
Tiến sĩ Fahad Saeed, chuyên gia về chính sách khí hậu tại tổ chức Phân tích Khí hậu (Đức), cho biết: "Nắng nóng kỷ lục năm nay ở Thái Lan, Trung Quốc và Nam Á là một xu hướng rõ ràng và sẽ gây ra những thách thức về sức khỏe cộng đồng trong nhiều năm tới". Theo ông, tác động đối với các nhóm dân số dễ bị tổn thương sẽ rất nghiêm trọng.
"Nắng nóng khắc nghiệt mà chúng ta chứng kiến trong vài ngày qua sẽ ảnh hưởng nặng nề nhất đến người nghèo. Nó thậm chí có thể đe dọa tính mạng của những người không được tiếp cận với hệ thống làm mát hoặc nơi trú ẩn thích hợp", theo tiến sĩ Saeed.
Ấn Độ sẽ trải qua mùa mưa khá bất thường trong năm 2023 Cơ quan Khí tượng Ấn Độ (IMD) ngày 1/4 dự báo hầu hết các địa phương của Ấn Độ sẽ trải qua nhiệt độ cao hơn bình thường khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay. Người dân di chuyển dưới tiết trời nắng nóng tại Amritsar, Ấn Độ ngày 2/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Cụ thể, IMD dự báo khu vực...