Bão Bavi sắp tấn công Trung Quốc
Cơ quan khí tượng Trung Quốc nâng cảnh báo bão Bavi lên màu vàng, dự kiến khu vực duyên hải phía nam và đông nam sẽ bị ảnh hưởng.
Bavi là cơn bão thứ 8 trong năm nay ở Trung Quốc, hình thành ở phía đông vùng biển Đài Loan và mạnh lên vào sáng sớm 24/8. Bão đang cách bờ biển phía nam đảo Jeju, Hàn Quốc khoảng 680 km, với sức gió lên tới 118,8 km/h ở tâm bão, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Trung Quốc.
Cơ quan này hôm nay nâng mức cảnh báo của bão Bavi lên màu vàng, mức thứ ba trong thang cảnh báo 4 nấc gồm đỏ, cam, vàng và xanh lam, trong đó đỏ là mức cao nhất.
Hướng di chuyển dự kiến của bão Bavi từ ngày 22/8 đến 27/8. Đồ họa: Taiwan News.
Video đang HOT
Tâm bão dự kiến di chuyển theo hướng đông bắc với tốc độ 10 km/h và mạnh dần, bão sẽ di chuyển về bán đảo Sơn Đông ở phía đông Trung Quốc vào cuối tuần này.
Từ sáng nay tới sáng mai, gió giật dự kiến tấn công một số vùng thuộc các tỉnh và khu vực ven biển Trung Quốc bao gồm Đài Loan, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và Chiết Giang. Trung tâm Dự báo Khí tượng Trung Quốc khuyến cáo người dân và tàu thuyền ở vùng bão tìm nơi trú ẩn an toàn.
Tuần trước, bão Higos đổ bộ vào thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, khiến cơ quan Kiểm soát Lũ lụt và Cứu trợ Hạn hán Trung Quốc nâng mức phản ứng khẩn cấp về lũ từ cấp ba lên cấp hai, mức cao thứ hai trong thang 4 cấp độ, vì mưa lớn tiếp tục diễn ra trên khắp đất nước.
Mưa lũ tấn công Trung Quốc từ tháng 6 tới nay, gây ngập lụt ở nhiều khu vực ở miền trung và miền trung đất nước. Theo thống kê hôm 13/8, ít nhất 219 người thiệt mạng hoặc mất tính, phá hủy 34.000 ngôi nhà, thiệt hại kinh tế 25,7 tỷ USD.
Nhật có thể dùng hải quân đối phó tàu cá Trung Quốc
Nhật cảnh báo có thể huy động tàu chiến để đối phó sau khi Trung Quốc cho phép tàu cá hoạt động gần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Trung Quốc gần đây thông báo với Nhật rằng lệnh cấm đánh bắt với tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động trong vùng biển gần nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư sẽ hết hiệu lực ngày 16/8, tờ Sankei của Nhật đưa tin. Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với nhóm đảo và vùng biển xung quanh, cho rằng Nhật Bản "không có quyền yêu cầu các tàu đánh cá Trung Quốc dừng hoạt động".
Giới chuyên gia nhận định khi Trung Quốc dỡ lệnh cấm, khoảng 100 tàu cá nước này sẽ tiến vào hoạt động gần nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư. Lực lượng chấp pháp của Nhật sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu Trung Quốc điều tàu hộ tống tàu cá ở khu vực này.
Đáp lại, trong cuộc họp báo ngày 4/8, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono tuyên bố các đơn vị của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) đã sẵn sàng ứng phó với diễn biến quanh nhóm đảo tranh chấp. Khi được hỏi lực lượng quân sự nào sẽ được huy động và họ sẽ áp dụng các biện pháp đối phó nào, Bộ trưởng Kono từ chối cung cấp thông tin chi tiết.
Trinh sát cơ P-3C Orion của lực lượng phòng vệ Nhật Bản bay quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, tháng 10/2011. Ảnh: JMSDF.
Khi Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm đánh bắt vào năm 2016, 72 tàu cá cùng 28 tàu công vụ của nước này hoạt động quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trong 4 ngày.
Các tàu hải cảnh Trung Quốc gần đây tăng cường hiện diện gần nhóm đảo tranh chấp, phớt lờ yêu cầu rời đi của phía Nhật. Tàu công vụ của Trung Quốc đã áp sát nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trong 111 ngày liên tục, khoảng thời gian lâu kỷ lục, trước khi rời đi để tránh bão.
Garren Mulloy, chuyên gia quan hệ quốc tế thuộc đại học Daito Bunkyo, cho rằng nếu khoảng 200 tàu đánh cá Trung Quốc được tàu công vụ hộ tống xuất hiện gần Senkaku/Điếu Ngư, cảnh sát biển Nhật Bản sẽ bị quá tải và không thể xử lý hết.
Mulloy cho rằng tuyên bố của Bộ trưởng Kono về việc triển khai lực lượng quân đội để đối phó là "lời cảnh cáo về hậu quả nghiêm trọng" cho Trung Quốc khi hoạt động gần Senkaku/Điếu Ngư.
Vị trí nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đồ họa: Reuters.
Các tàu chiến của JMSDF có thể diện hiện ở khoảng cách vừa đủ với Senkaku/Điếu Ngư, để có thể kịp thời hỗ trợ cảnh sát biển Nhật Bản nếu cần nhưng vẫn thể hiện rằng Tokyo không muốn làm leo thang tình hình. JMSDF cũng có thể triển khai máy bay tuần thám để theo dõi tàu nổi và tàu ngầm đối phương trong khu vực và cảnh báo sớm cho các đơn vị của Nhật Bản.
Nhật Bản tăng cường hành động đối phó Trung Quốc tại Biển Hoa Đông Theo Lực lượng an ninh Biển Nhật Bản, từ đầu tháng 8/2016 đến nay đã có khoảng 200-300 ngư thuyền của Trung Quốc xâm nhập Senkaku/Điếu Ngư. Từ đầu năm nay, Nhật Bản cho rằng Trung Quốc gia tăng mạnh mẽ hoạt động, phái ngư thuyền, tàu hải cảnh xâm nhập khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây hành vi trái pháp luật...