Báo Banglades: ‘Việt Nam có thể dạy cho chúng ta cách đánh bại virus corona’
Việt Nam có thể cung cấp những bài học quý giá về cách đẩy lùi dịch bệnh với hệ thống y tế và ngân sách hạn chế, báo Bangladesh nhận xét.
“Việt Nam cho thấy mô hình kiềm chế dịch bệnh hiệu quả ở một đất nước có nguồn lực hạn chế nhưng sự lãnh đạo quyết tâm”, tờ Dhaka Tribune viết.
Báo Bangladesh nhận xét, dù Việt Nam ở gần Trung Quốc – trung tâm bùng phát dịch nhưng chỉ có 245 ca lây nhiễm với 95 bệnh nhân đã phục hồi.
Người dân Bangladesh đổ xô về nhà hôm 5/4 vì lo ngại nhiễm virus corona. (Ảnh: Dhaka Tribune)
Báo Dhaka Tribune của Bangladesh đánh giá cao cách Việt Nam tập trung vào cách ly người mắc bệnh và truy tìm những người tiếp xúc cấp F2, F3.
Các biện pháp được thực hiện từ rất sớm, bao gồm cả việc cách ly quy mô lớn vùng có người mắc bệnh, ngay từ lúc trên cả nước mới chỉ ghi nhận 10 ca.
“Thành công của Việt Nam trong việc kiềm chế Covid-19 phụ thuộc một phần vào việc họ huy động nhân viên y tế và quân sự, cách giám sát, cũng như nhờ vào mạng lưới thông tin”.
Tờ Dhaka Tribune dẫn chứng việc các nhân viên an ninh được huy động trên mọi con phố và khu vực dân cư, giảm khả năng để “lọt lưới” các trường hợp vi phạm quy định.
Ngoài ra, Việt Nam cũng có biện pháp xử phạt nghiêm với nạn tin giả, khi có khoảng 800 người chia sẻ tin sai sự thật về Covid-19 đã bị phạt.
Video: Việt Nam cách ly khu vực có ca bệnh Covid-19
Báo Bangladesh cho rõ, “ bài học thứ ba là cách Việt Nam tuyên truyền và vận động toàn xã hội chống lại Covid-19“.
Cuộc vận động “kiểu thời chiến” đã chạm đến nhiều người Việt Nam, những người tự hào về khả năng cùng nhau chống lại thảm họa và trải qua khó khăn, theo Dhaka Tribune.
Chiến dịch thông tin đại chúng về dịch bệnh của Việt Nam cũng được đánh giá cao, nổi bật với bài hát “ Ghen Covy” về cách rửa tay “gây bão” trên mạng xã hội.
Tờ báo dẫn lời đánh giá ông Carl Thayer, Giáo sư Đại học New South Wales (Australia) rằng, “Việt Nam là một xã hội vận động” và rất giỏi trong việc phản ứng với các thảm họa tự nhiên.
Hiện Bangladesh có 123 ca nhiễm virus corona, trong đó 12 trường hợp thiệt mạng.
PHƯƠNG ANH
Nhật ký phòng cấp cứu, nơi một cái hắt hơi có thể gây hoảng sợ
Một y tá đang căng mình chữa chạy cho các bệnh nhân Covid-19 trong bệnh viện ở California, Mỹ. Cô đã ghi lại những khoảng khắc lần đầu trải nghiệm.
Đến ca làm việc thứ hai, tôi đã cảm thấy "bình thường" với sự vắng lặng khi không có mặt thành viên gia đình và nhân viên y tế đi lại trên hành lang. Tiếng bước chân chạm vào sàn nhà lạnh lẽo của tầng vô trùng khiến tôi biết rằng chúng tôi vẫn sống. Chúng tôi làm việc bên nhau nhưng mang theo cảm giác cô đơn khủng khiếp.
Cuộc họp trước ca làm việc hôm nay có những khoảnh khắc đặc biệt. Chúng tôi được chỉ thị chỉ xét nghiệm Covid-19 cho những bệnh nhân đủ nguy kịch để nhập viện. Vậy nên, mục tiêu không phải là tìm ra những người dương tính để cách ly, mà là xác định những người bị bệnh mà chắn hẳn chúng ta đã biết.
Bệnh nhân lấp đầy tất cả các khoa. Những chiếc lều chật kín bệnh nhân có các triệu chứng giống cúm. Xấp hồ sơ bệnh nhân chờ giường điều trị nội trú chồng đống. Thật kỳ lạ là bầu không khí này lại khiến tôi bớt căng thẳng và quên đi sự hỗn loạn của các bệnh nhân Covid-19.
Ít nhất là một lần, các bệnh nhân của tôi thực sự cần đến bệnh viện nhưng các quy tắc đã cản trở họ. Tôi có bệnh nhân Covid-19 đầu tiên bị bỏ qua, rồi đến người thứ hai ngay sau đó, theo Guardian.
Bây giờ tôi nhận ra rằng tôi phải bình tĩnh lại. Tôi hiểu được nỗi thống khổ về tinh thần mà loại virus này đang gây ra cho tất cả. Ảnh: Guardian.
Tôi cũng nhận ra rằng mọi cuộc thảo luận về nguồn cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) gồm quần áo bảo hộ, mũ, kính... bị hạn chế là hợp lý. Tôi không có đồ bảo vệ mắt và được khuyên nên sử dụng khẩu trang phẫu thuật nhiều lần.
Tôi nhớ lại cách đây một năm, tôi đeo hai chiếc khẩu trang một lúc với một túi trà kẹp ở giữa để ngăn mùi hôi trong khi vệ sinh cho bệnh nhân mắc viêm đại tràng giả mạc gây ra do vi khuẩn (Clostridioides difficile).
Đến giờ thứ 8 của ca làm việc, tôi bắt đầu cảm thấy cảm giác ngưa ngứa trong cổ họng. Việc không là gì với tôi trước đây nhưng bây giờ đến cả hắt hơi cũng có thể gây hoảng loạn. Tôi dùng lý trí nói với bản thân rằng không được tin đây là kết thúc.
Chưa bao giờ tôi bị mắc chứng nghi bệnh (hypochondriac) hay trở thành nạn nhân của rối loạn phân ly (hysteria), chứng cuồng loạn. Bây giờ tôi nhận ra rằng tôi phải bình tĩnh lại. Tôi hiểu được nỗi thống khổ về tinh thần mà loại virus này đang gây ra cho tất cả chúng ta.
Một ca làm việc khác hoàn thành, lại thêm nhiều câu hỏi chưa được trả lời và một vài điều chỉnh trong quy trình làm việc với hy vọng sẽ giữ cho cả chúng tôi lẫn bệnh nhận an toàn.
Tôi đã kiệt sức gấp đôi trong ngày hôm nay và biết ơn vì có vài ngày tiếp theo để hồi phục, thư giãn và giữ một tinh thần minh mẫn.
Đây là pháo đài "bất khả xâm phạm" với virus corona Triều Tiên đến nay vẫn chưa chính thức xác nhận bất cứ ca nhiễm virus corona nào trong bối cảnh nước này cố gắng xây dựng hình ảnh về một pháo đài "bất khả xâm phạm" trước loại virus chết người đã lan tới hơn 70 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới. Binh sĩ Triều Tiên đeo khẩu trang phòng dịch corona...