Báo Bắc Kinh thừa nhận phe ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông chiến thắng, đổ lỗi thất bại cho phương Tây
Hoàn cầu thời báo thừa nhận phe ủng hộ dân chủ đã giành được phần lớn trong số 452 ghế cho cuộc bầu cử nhưng cho rằng: sự khác biệt về số phiếu thực tế mà hai phe nhận được là nhỏ hơn nhiều.
Phe ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông ăn mừng vào trưa nay – Ảnh: Reuters
Các nhà ủng hộ dân chủ Hồng Kông (pro-democrats: cách dùng từ của chính tờ Hoàn cầu thời báo, phụ san của Nhân dân nhật báo – Cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc) đã giành được đa số ghế trong cuộc bầu cử hội đồng quận. Kết quả này làm gia tăng áp lực đối với nhà lãnh đạo đặc khu trong việc lắng nghe lời kêu gọi từ phe ủng hộ dân chủ.
Hoàn cầu thời báo thừa nhận phe ủng hộ dân chủ đã giành được phần lớn trong số 452 ghế cho cuộc bầu cử nhưng cho rằng: sự khác biệt về số phiếu thực tế mà hai phe nhận được là nhỏ hơn nhiều (trên thực tế: phe ủng hộ dân chủ từ 124 ghế nhảy lên chiếm 389 ghế, phe ủng hộ Bắc Kinh chỉ thắng 61 ghế, mất 242 ghế).
Hoàn cầu phân tích: “Tình trạng bất ổn xảy ra bởi dự luật chống dẫn độ vẫn đang tiếp diễn, điều này có lợi cho phe ủng hộ dân chủ trong việc huy động sự ủng hộ trong một khoảng thời gian ngắn”.
Hoàn cầu đổ lỗi: “Cần phải chỉ ra rằng phương Tây đã và đang giúp phe đối lập HK trong cuộc bầu cử hội đồng quận trong tuần qua”. Hoàn cầu dẫn chứng: “ Truyền thông Úc bất ngờ tiết lộ câu chuyện về một điệp viên Trung Quốc xâm nhập HK trốn sang Úc mà Hoàn cầu cáo buộc điệp viên này như là một kẻ lừa đảo bị kết án. Một cựu nhân viên của Tổng lãnh sự quán Anh tại HK ( Simon Cheng) đã bị giam giữ 3 tháng trước tại đại lục vì gạ gẫm gái mại dâm nói trên BBC tuần trước rằng y đã bị tra tấn trong thời gian bị giam giữ. Họ dự định gây ảnh hưởng đến dư luận về Hồng Kông. Các nhà lập pháp Mỹ vội vàng thông qua Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông, cũng nhắm mục tiêu vào bầu cử hội đồng quận“.
Dù thừa nhận thất thế trong cuộc bầu cử ở Hồng Kông nhưng Hoàn cầu lạc quan: “Hy vọng rằng các nhóm ủng hộ chính quyền Hồng Kông sẽ không nản lòng, và những người Hồng Kông yêu đất nước và thành phố sẽ không nản lòng sau cuộc bầu cử hội đồng quận”, đồng thời ca ngợi: “Hơn nữa, trong một tình huống bất lợi như vậy, lực lượng ủng hộ chính quyền vẫn nhận được khoảng 40% số phiếu”.
Hội đồng quận chỉ là một con đường đấu tranh rất quan trọng. Trong tương lai, chúng ta phải tìm ra những con đường đấu tranh khác để tiếp tục tranh đấu”, Shum nói.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc, khi được hỏi về cuộc bầu cử, cho biết ngăn chặn bạo lực và lập lại trật tự ở Hồng Kông là nhiệm vụ tối quan trọng.
Hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc tuyên bố cuộc bầu cử đã hoàn tất, nhưng không cho biết bên nào đã thắng.
Tại đảo Đài Loan, Văn phòng của bà Thái Anh Văn bày tỏ sự ngưỡng mộ và ủng hộ rất lớn đối với kết quả bầu cử.
“Cuộc bầu cử này thể hiện đầy đủ ý chí tuyệt đối của người dân Hồng Kông trong việc theo đuổi tự do và dân chủ”, tuyên bố nói.
Hôm Chủ nhật đã ghi nhận sau những ngày bạo lực căng thẳng thì chiến trường cũng chịu nằm im thở khói để dọn đường cho cuộc bỏ phiếu. Cuộc bỏ phiếu kết thúc mà không có sự gián đoạn lớn nào trên toàn đặc khu 7,4 triệu người. Tất cả tiến hành trong một ngày. Mặc dù đông người tham gia nhưng họ trật tự, xếp hàng bên ngoài các trung tâm bỏ phiếu.
Phe dân chủ chỉ có 124 ghế tại cuộc bỏ phiếu bốn năm trước. Lần này, gần ba triệu người đã đăng ký bỏ phiếu, tỷ lệ 71% cao kỷ lục, gấp đôi trước đây và đã giúp họ tăng lên 389 ghế. Dường như làn sóng phản kháng vừa qua đã khiến người dân Hồng Kông quan tâm hơn đến chính trị.
Starry Lee, chủ tịch của đảng Liên minh Dân chủ vì sự hưng thịnh và tiến bộ của Hồng Kông (đảng thân Bắc Kinh lớn nhất đặc khu), đã xin lỗi vì thất bại khi phe thân Bắc Kinh đánh mất đến 242 ghế. “Trong thất bại lớn lao này, chúng tôi không muốn tìm bất kỳ lời bào chữa và lý do nào”, Lee nói và cho biết đã đưa ra lời từ chức nhưng chưa được đảng chấp thuận.
Video đang HOT
Regina Ip, một thành viên nội các và là lãnh đạo một đảng chính trị thân Bắc Kinh đánh giá: “Nói chung, tôi nghĩ rằng kết quả bầu cử phản ánh rằng công chúng rất không hài lòng với chính quyền đặc khu”.
Bà Carrie Lam, trưởng đặc khu Hồng Kông, cho biết trong một tuyên bố, chính quyền tôn trọng kết quả này và mong muốn tình hình hòa bình, an toàn và trật tự sẽ tiếp tục duy trì.
“Có nhiều phân tích và giải thích khác nhau trong cộng đồng liên quan đến kết quả. Một số quan điểm cho rằng kết quả phản ánh mọi người không hài lòng với tình hình hiện tại và các vấn đề sâu sắc trong xã hội”, bà nói.
“Chính quyền sẽ lắng nghe ý kiến của các thành viên trong cộng đồng một cách khiêm tốn và phản ánh nghiêm túc về vấn đề này”, bà Lam cho biết thêm.
Sau chiến thắng trước các đối thủ nặng ký theo đường lối thân Bắc Kinh, phe ủng hộ dân chủ bắt đầu ăn mừng vui đùa sau nửa đêm Chủ nhật, khiến một số trung tâm bỏ phiếu ngập trong tiếng reo hò và hô vang :”Tự do cho Hồng Kông. Cách mạng ngay bây giờ” – một khẩu hiệu được người biểu tình sử dụng trong sáu tháng qua.
Hình ảnh được đăng lên mạng cho thấy mọi người ăn mừng bên ngoài các khu vực bỏ phiếu và trên đường phố trung tâm, các khu thương mại thành phố cùng tiếng bật nắp những chai rượu sâm banh.
“Đây là sức mạnh của nền dân chủ. Đây là một cơn sóng thần dân chủ”, ông Tommy Cheung, cựu lãnh đạo cuộc biểu tình của sinh viên, người đã giành được một ghế trong quận Yuen Long gần biên giới Trung Quốc.
“Cuộc bầu cử quận này cho thấy chính quyền trung ương cần phải đối mặt với yêu cầu của một hệ thống dân chủ”, chủ tịch đảng Dân chủ, ông Wu Chi-wai nói. “Kết quả của hôm nay là kết quả đầu tiên của con đường đến với nền dân chủ”.
“Tôi tin rằng có rất nhiều cử tri hy vọng sẽ sử dụng cuộc bầu cử này và lá phiếu của họ để thể hiện sự ủng hộ đối với phong trào (phản đối), với 5 yêu cầu của họ, và với sự bất mãn của họ đối với chính quyền Hồng Kông”, lãnh đạo sinh viên Lester Shum, người đã giành được một ghế, phân tích kết quả bỏ phiếu.
Anh Tú
Theo motthegioi.vn
Điệp viên TQ trốn sang Australia, lật mặt tình báo ở Hong Kong
Công dân Trung Quốc Wang Liqiang xin tị nạn ở Australia, tuyên bố nắm giữ thông tin mật về các chiến dịch can thiệp chính trị của Trung Quốc ở Hong Kong, Đài Loan và các nơi khác.
Mạng lưới truyền thông Nine của Australia hôm 23/11 cho biết điệp viên Trung Quốc đào thoát có tên Wang "William" Liqiang đã trao cho cơ quan phản gián của nước này danh tính của những sĩ quan tình báo cấp cao của Trung Quốc ở Hong Kong. Đồng thời, người này cung cấp chi tiết về cách thức Bắc Kinh tài trợ và tiến hành các hoạt động ngầm tại Hong Kong, Đài Loan và Australia.
Theo Guardian, đây là điệp viên Trung Quốc đầu tiên công khai lộ mặt.
Wang nói rằng bản thân từng tham gia vào các hoạt động xâm nhập và gây nhiễu tại cả ba vùng lãnh thổ này, theo thông tin được đăng trên tờ The Age và Sydney Morning Herald - thuộc mạng lưới Nine.
Điệp viên Wang Liqiang đang ở Sydney theo visa du lịch và đã gửi yêu cầu tị nạn tới chính phủ Australia. Ảnh: Sydney Morning Herald.
Sẽ chết nếu trở lại Trung Quốc
Theo báo chí Australia, Wang đã "tiết lộ tường tận các chi tiết" về cách Bắc Kinh kiểm soát các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán để tài trợ cho các hoạt động tình báo, bao gồm cả việc giám sát và lập hồ sơ của những nhà bất đồng chính kiến và các tổ chức truyền thông có liên quan đến họ.
Wang hiện sống ở một địa điểm không xác định tại Sydney cùng vợ và con trai sơ sinh của mình. Người này đã nộp đơn xin tị nạn tới chính phủ Australia.
Trong buổi phỏng vấn dự kiến phát sóng vào tối 24/11 trên chương trình 60 Minutes của đài Nine, Wang nói rằng mình sẽ bị xử tử nếu trở về Trung Quốc.
"Một khi tôi trở lại, tôi sẽ chết", Wang nói thông qua người phiên dịch.
Trong chương trình cũng có cảnh Wang đi dạo cùng vợ và con trai ở cảng Sydney, cạnh trung tâm giải trí Luna Park.
Theo truyền thông, Wang đã thú nhận với Tổ chức An ninh Tình báo Australia (ASIO) vào tháng 10 rằng: "Cá nhân tôi đã tham gia và liên quan đến một loạt các hoạt động gián điệp".
Trong số này có việc xâm nhập vào Đài Loan dưới một danh tính giả bằng hộ chiếu Hàn Quốc, điều hành các đầu mối địa phương trong nỗ lực can thiệp vào cuộc bầu cử thành phố năm 2018 cũng như cuộc bầu cử lãnh đạo diễn ra vào năm sau.
Wang cho biết chiến dịch này dựa vào các giám đốc truyền thông địa phương để tác động đến chiến dịch bầu cử nhằm loại bỏ các ứng viên bị coi là có quan điểm thù địch với Bắc Kinh.
Wang cũng tuyên bố đã thành lập và chỉ đạo một "binh đoàn số" với mục tiêu tác động vào tư tưởng chính trị của người dân, tương tự cách Nga bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016.
"Nhiệm vụ của chúng tôi ở Đài Loan là nhiệm vụ quan trọng nhất - thâm nhập vào giới truyền thông, các ngôi đền và gốc rễ của các tổ chức", Wang cho biết.
Sau khi lo ngại bị phát hiện bởi cơ quan phản gián Đài Loan về ý đồ tác động cuộc bầu cử tổng thống năm tới, Wang quyết định đào tẩu tới Australia.
Tại Hong Kong, Wang cho biết tình báo Trung Quốc có các chiến dịch để thâm nhập các trường đại học nhằm tìm cách trấn áp phong trào dân chủ. Ảnh: New York Times.
Tại Hong Kong, Wang tiết lộ anh là một phần của chiến dịch tình báo ngầm dưới vỏ bọc của một công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, với nhiệm vụ thâm nhập các trường đại học và công ty truyền thông ở Hong Kong nhằm chống lại phong trào ủng hộ dân chủ.
Trung Quốc bị tố muốn "kiểm soát" Australia
Wang cho biết vai trò của anh trong tổ chức bí mật là thâm nhập vào tất cả các trường đại học ở Hong Kong, chỉ đạo cấp dưới thực hiện các vụ tấn công mạng nhắm vào những người bất đồng chính kiến.
"Họ (cấp dưới) sẽ tìm ra thông tin về các nhà hoạt động ủng hộ độc lập đó và công khai tất cả những dữ liệu cá nhân, bao gồm cha mẹ và các thành viên trong gia đình", Wang chia sẻ.
Wang nói thêm rằng mục tiêu là "làm cho tất cả những kẻ gây rối ở Hong Kong phải khiếp sợ".
Điệp viên Trung Quốc cũng nói rằng chính mình là người đã hỗ trợ thực hiện vụ bắt cóc Lee Bo, chủ hiệu sách Causeway Bay, vào tháng 10/2015. Hiệu sách này bị Bắc Kinh cáo buộc là nơi phân phát các tài liệu chống phá Trung Quốc.
Cũng trong năm đó, 4 nhân viên khác của hiệu sách đều bị bắt cóc và đưa sang đại lục.
Các đầu mối khác của Bắc Kinh ở Hong Kong, theo Wang, bao gồm cả quản lý cấp cao tại một hãng truyền hình lớn ở châu Á, người thực tế đang là "một sĩ quan quân đội với cấp bậc tư lệnh sư đoàn".
Wang cũng tiết lộ từng gặp một quan chức tình báo cấp cao của Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động gián điệp ở Australia thông qua một công ty vỏ bọc hoạt động trong lĩnh vực năng lượng.
"Ông ấy nói với tôi vào lúc đó rằng ông ấy sống ở Canberra. Tôi biết rằng vị trí của ông ấy rất quan trọng", Wang chia sẻ.
Bài báo không cung cấp thông tin chi tiết khác về các chiến dịch của Trung Quốc ở Australia, nhưng nhiều khả năng sẽ gây ra sự cảnh giác cao độ với các điệp viên Trung Quốc đang hoạt động ở nước này.
Ông Duncan Lewis, cựu giám đốc cơ quan tình báo Australia, sau khi về hưu đã phát biểu rằng Trung Quốc có kế hoạch kiểm soát Australia bằng các chiến dịch tình báo. Ảnh: AAP.
ASIO cảnh báo hồi đầu năm nay rằng những mối đe dọa từ lực lượng tình báo nước ngoài đang ở mức "chưa có tiền lệ" và ước tính số lượng điệp viên nước ngoài ở Australia vào lúc này đang cao hơn cả trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
ASIO chưa bao giờ nhắc đích danh Trung Quốc trong các báo cáo của mình.
Cựu giám đốc cơ quan, ông Duncan Lewis, người mới về hưu vào tháng 9, nhận định trong cuộc phỏng vấn mới đây rằng Trung Quốc muốn "kiểm soát" hệ thống chính trị Australia bằng các chiến dịch "quỷ quyệt" và có hệ thống.
Sơn Trần
(theo AFP, Sydney Morning Herald)
Theo news.zing.vn
Hong Kong sắp ban bố lệnh giới nghiêm? Tờ Hoàn cầu Thời báo vừa xóa một tweet trong đó thông báo giới chức Hong Kong dự kiến sẽ ban bố lệnh giới nghiêm vào cuối tuần này. "Giới chức Hong Kong dự kiến sẽ công bố lệnh giới nghiêm vào cuối tuần này", Hoàn cầu Thời báo viết trên trang Twitter của tờ này. Tuy nhiên, dòng tweet này chỉ tồn...