Báo Anh: Việt Nga liên doanh sản xuất UAV và tên lửa diệt hạm
Tạp chí quốc phòng của Anh Jane’ Defence Weekly số mới ra trong tháng 6 đưa tin, Nga và Việt Nam đã đạt được 3 thỏa thuận quân sự – công nghiệp quan trọng giữa quân đội hai nước kể từ năm 2012.
Theo thông tin từ các phương tiện truyền thông Nga cho biết ngày 23/6 vừa qua thì Chính phủ Nga và Việt Nam đã và đang đàm phán về việc thành lập một liên doanh duy tu bảo dưỡng tất cả các loại tàu cả tàu quân sự (tàu chiến mặt nước và tàu ngầm) lẫn tàu dân sự tại Cam Ranh.
Nếu dự án này được thực hiện thì đây là dự án quân sự công nghiệp lớn thứ ba giữa Nga và Việt Nam.
Trong tháng 8 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Đại tướng Phùng Quang Thanh đã cho biết rằng hai nước đã và đàm phán về việc thành lập một liên doanh có nhiệm vụ duy tu bảo dưỡng (MRO) các trang thiết bị quân sự của quân đội Việt Nam (VPA) có nguồn gốc từ Liên Xô/Nga.
Video đang HOT
Bên cạnh đó ông cũng cho biết liên doanh này cũng phục vụ cho không chỉ các tàu chiến Nga mà còn mở cửa cho các tàu chiến của các nước. Tháng 3 năm 2012, Tập đoàn Irkut của Nga và Hiệp hội hàng không vũ trụ Việt Nam (VASA) đã đạt được một thỏa thuận về việc cùng sản xuất và phát triển tại Việt Nam các loại máy bay không người lái (UAV) dựa trên loại UAV Irkut-200 tầm trung của Nga.
Ngoài ra, trong năm 2013, hai nước đã nhất trí thành lập một liên doanh sản xuất và phát triển loại tên lửa diệt hạm. Tổng Công ty Tên lửa chiến thuật (KTRV) của Nga sẽ tham gia vào một liên doanh với Việt Nam trong việc sản xuất và phát triển loại tên lửa diệt tàu chiến dựa trên phiên bản Kh-35.
Đây là một loạt các giao thức của Nga nhằm hỗ trợ phát triển năng lực quốc phòng của Việt Nam và nhằm đảo bảo, duy trì một số lượng lớn các trang thiết bị vũ khí do Liên Xô/Nga chế tạo trong quân đội Việt Nam.
Trong năm 2009, Việt Nam đã ký kết một hợp đồng mua 6 tàu tàu ngầm diesel-điện Varshavyanka 636.1 (NATO gọi là Kilo) là phiên bản cải tiến của dự án Varshavyanka 636 (trị giá 2 tỷ USD), 20 máy bay chiến đấu Su-30MK2, hơn 10 tàu chiến tàu tấn công nhanh Molnya, cũng như bốn tàu khu trục nhỏ Gepard-3.9.
Theo Infonet
Cách siêu tên lửa diệt hạm BrahMos rời bệ phóng
Cùng xem những hình ảnh hiếm tên lửa hành trình diệt hạm siêu thanh BrahMos rời bệ phóng thẳng đứng trên tàu hộ vệ INS Tarkash (F50).
BrahMos là tên lửa hành trình siêu thanh ứng dụng công nghệ tàng hình có thể phóng từ tàu mặt nước, tàu ngầm (có thể bắn từ bệ phóng nghiêng hoặc thẳng đứng), máy bay Su-30MKI hay các bệ phóng mặt đất. Thiết kế này được phát triển dựa trên sự hợp tác giữa hãng NPO Mashinostroeyenia (Nga) và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO).
Nền tảng thiết kế phát triển BrahMos là tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont (Việt Nam đã nhập khẩu cùng hệ thống phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P). Chữ BrahMos là tên viết tắt của 2 con sông nổi tiếng của 2 nước: Brahmaputra và Moskva.
BrahMos rời bệ phóng thẳng đứng trên tàu khu trục Hải quân Ấn Độ.
Tên lửa hành trình BrahMos nặng 3 tấn, dài 8,4m, đường kính thân 0,6m, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 300kg. Nó có động cơ hoạt động chia làm hai giai đoạn, một là đốt cháy nhiên liệu rắn để đẩy tên lửa đạt đến vận tốc siêu thanh sau đó sẽ chuyển sang nhiên liệu lỏng đẩy phản lực để duy trì vận tốc đó trong quảng đường dài.
BrahMos có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2,8 (gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh), tầm bắn xa đến 290km. Với tốc độ cực cao, đầu đạn hạng nặng, BrahMos được đánh giá là một trong những loại tên lửa chống tàu đáng sợ nhất thế giới hiện nay. Đơn giá một quả tên lửa khoảng 2,7 triệu USD.
Theo Kiến Thức
Ngoạn mục cảnh trực thăng Malaysia phóng tên lửa diệt hạm Malaysia là một trong số ít quốc gia ở Đông Nam Á sở hữu các loại tên lửa diệt hạm có thể phóng từ trực thăng. Hiện nay, trong biên chế Hải quân Hoàng gia Malaysia có 6 chiếc trực thăng tuần tra chống tàu ngàm Super Lynx 300. Ngoài nhiệm vụ tuần tra biển, tác chiến chống tàu ngầm (mang tối đa...