Báo Anh: Việt Nam là thị trường hàng không đầy hấp dẫn với ANA
Theo bình luận hôm 13/1 của tờ Thời báo Tài chính (Anh), việc ký kết biên bản ghi nhớ với Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa qua sẽ giúp tập đoàn hàng không lớn nhất Nhật Bản All Nippon Airways (ANA) đẩy nhanh hơn nữa kế hoạch đầu tư vào thị trường hàng không đang phát triển mạnh ở khu vực Đông Nam Á và quyết định này cũng chứng tỏ Việt Nam là một thị trường hàng không đầy hấp dẫn đối với tập đoàn Nhật Bản.
Trong khuôn khổ biên bản ghi nhớ, tập đoàn ANA sẽ mua 8,8% cổ phần của Vietnam Airlines với giá trị 2.431 tỷ đồng (tương đương khoảng 108 triệu USD) để có thể trở thành cổ đông chiến lược của Vietnam Airlines.
ANA và Vietnam Airlines sẽ cùng thực hiện các chuyến bay liên danh trên những tuyến đường cụ thể nối Việt Nam và Tokyo. Như vậy, mỗi hãng đều có thể mở rộng mạng lưới của mình nhờ vào việc bán vé của hãng kia.
Thỏa thuận hợp tác cũng sẽ giúp Vietnam Airlines và ANA giảm thiểu chi phí bằng cách phối hợp hoạt động trong việc bảo trì, bảo dưỡng tàu bay, cung cấp suất ăn trên máy bay, làm thủ tục check-in và một số dịch vụ mặt đất khác… ANA có quyền cử đại diện tham gia Hội đồng Quản trị của Vietnam Airlines.
Hiện các công ty của Nhật Bản đang tìm cách thúc đẩy đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất-kinh doanh tại Việt Nam nhằm giảm thiểu rủi ro do phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Video đang HOT
Theo Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản, trong khoảng thời gian từ năm 2011-2014, vốn đầu tư trực tiếp của giới doanh nghiệp nước này đổ vào thị trường Việt Nam tăng gấp ba lần so với bốn năm trước đó, và đạt khoảng 9 tỷ USD và Việt Nam được coi là một thị trường hàng không đầy hấp dẫn trong chiến lược mở rộng hoạt động ra toàn cầu mà tập đoàn ANA đang theo đuổi.
Kể từ năm 2010, ANA đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra toàn cầu. Để thúc đẩy kế hoạch này, ANA đã ký thỏa thuận mua ba máy bay A380 của hãng Airbus. Đây là loại máy bay dân dụng chở khách lớn nhất hiện nay trên thế giới. ANA cũng đã đặt hàng mua máy bay 787 Dreamliner của hãng Boeing. Năm 2012, ANA đã thu về 170 tỷ yen (tương đương 1,4 tỷ USD) sau khi phát hành cổ phiếu.
Suốt thời gian vừa qua, ANA vẫn nỗ lực tìm kiếm một đối tác hàng không ở khu vực Đông Nam Á để tiến hành đầu tư. Tuy nhiên, kế hoạch này vấp phải không ít khó khăn và thách thức. Năm 2014, ANA đã phải từ bỏ thương vụ mua 49% cổ phần của hãng hàng không Asian Wings Airways (Myanmar), trị giá khoảng 25 triệu USD, do cạnh tranh khốc liệt.
Trả lời phỏng vấn của tờ Thời báo Tài chính, Tổng Giám đốc ANA Shinya Katanozaka cho biết ANA sẽ thúc đẩy kế hoạch mở rộng hoạt động ra toàn cầu trong năm 2016.
Về phía Vietnam Airlines, tháng 11/2014, hãng đã chính thức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng để thúc đẩy kế hoạch cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả kinh doanh./.
Theo Vietnam Plus
Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc bay ra đá Chữ Thập
Việc TQ cho máy bay bay ra đá Chữ Thập cho dù là dưới bất kỳ danh nghĩa nào với cách làm như vừa qua cũng đều ảnh hưởng đến an ninh an toàn tự do hàng không ở Biển Đông.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước nội dung phát biểu Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 11/1/2016 liên quan đến việc tàu bay Trung Quốc bay ra sân bay mà Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, ngày 12/1, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:
"Việt Nam kiên quyết bác bỏ các quan điểm sai trái trong phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 11/1/2016. Một lần nữa, chúng tôi khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa cũng như đối với quần đảo Hoàng Sa.
Liên quan đến hoạt động bay của Trung Quốc, như đại diện Cục Hàng không Việt Nam đã nhiều lần khẳng định, cơ quan quản lý FIR Hồ Chí Minh của Việt Nam không hề nhận được bất kỳ thông báo nào của Trung Quốc về kế hoạch bay như họ nói
Vào ngày 30/12/2015, khi đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội thông báo cho đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam về việc Trung Quốc sẽ sử dụng tàu bay dân sự thực hiện các chuyến bay ra đá Chữ Thập, Việt Nam đã ngay lập tức phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ hành động này.
Việc Trung Quốc tuyên bố coi việc cho máy bay ra đá Chữ Thập là "các hoạt động hàng không quốc gia" thực chất là nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với quần đảo Trường Sa, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.
Mặt khác, việc Trung Quốc cho máy bay bay ra đá Chữ Thập cho dù là dưới bất kỳ danh nghĩa nào với cách làm như vừa qua cũng đều ảnh hưởng đến an ninh an toàn tự do hàng không ở Biển Đông; đi ngược lại các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Chi-ca-gô năm 1944 về Hàng không dân dụng và các Phụ lục liên quan đến Quy tắc bay qua vùng trời quốc tế, đặc biệt là Phụ lục 2 và Phụ lục 11.
Một lần nữa, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc bay ra đá Chữ Thập, không có thêm các hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh an toàn tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.
Cùng ngày hôm nay, 12/11, Cục Hàng không Việt Nam cũng đã bác bỏ hoàn toàn tuyên bố ngày 11/1/2016 của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi liên quan đến cac hoạt động của tàu bay Trung Quốc trong Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR Hồ Chí Minh).
Theo Vietnamplus
Kiên quyết phản đối TQ vi phạm chủ quyền Việt Nam Cục Hàng không Việt Nam gửi thư đến Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc, nhắc lại công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối nước này vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Cục Hàng không Việt Nam cho hay, liên tiếp từ 1 đến 8/1, một số máy bay Trung Quốc đã tiến hành những hoạt động vi phạm...