Báo Anh: Thăm Mỹ, Việt Nam sẽ mua P-3 Orion?
Nhà Trắng vừa ra thông báo hôm 11/7 rằng, Tổng thống Barack Obama sẽ mời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang của Việt Nam sang thăm Mỹ vào cuối tháng 7 này nhằm tăng cường quan hệ quốc phòng song phương và có thể là đặt nền móng cho việc gia tăng mua bán thiết bị quân sự giữa hai nước.
Máy bay P-3 Orion được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ: chống tàu ngầm; chống tàu mặt nước; tuần tra biển; trinh sát. P-3 Orion được trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt
Tạp chí quốc phòng Jane Defense Weekly của Anh trích dẫn một báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết, hai nhà lãnh đạo cấp cao sẽ hội đàm tại Washington vào ngày 25/7 tới và Tổng thống Obama khẳng định đây là cơ hội để thảo luận cùng với Chủ tịch nước Việt Nam về việc làm thế nào để tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác song phương về các vấn đề trong khu vực và đẩy mạnh hợp tác với cộng đồng Asean.
Theo Jane, Nhà Trắng không đề cập đến vấn đề quốc phòng, nhưng điều đáng chú ý là chuyến viếng thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ diễn ra chưa đầy 1 tháng sau chuyến đi của Tổng Tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đến thăm Lầu Năm Góc cùng với những người đứng đầu của Quân đội Việt Nam, lực lượng không quân, hải quân và phó tổng cục trường cục Tình báo Bộ Quốc phòng.
Theo dự đoán của các chuyên gia, nếu diễn ra các cuộc thảo luận về việc mua bán quốc phòng giữa Hà Nội và Washington trong chuyến công du Mỹ sắp tới của Chủ tịch nước, nhiều khả năng sẽ có các cuộc thảo luận về việc Việt Nam muốn mua loại máy bay tuần tra hải quân và chống ngầm P-3C Orion đã qua sử dụng của Mỹ.
Nhận định này hoàn toàn có căn cứ, bởi tại triển lãm An ninh và Quốc phòng LAAD 2013 diễn ra ở thành phố Rio de Janeiro của Brazil vừa qua, Giám đốc các chương trình tuần tra hải quân của Lockheed Martin, ông Clay Fearnow nói rằng, Hải quân Việt Nam quan tâm đến việc mua được 6 máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion mà hiện Hải quân Mỹ đang “còn dư” để tăng cường khả năng tuần tra và chống tàu ngầm dọc theo đường bờ biển dài gần 3.500 km và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng khoảng 1.396299 km2.
“Hải quân Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm lớn đến các máy bay P-3 và chính phủ Mỹ sẽ hỗ trợ để thỏa thuận mới được tiến triển”, ông Fearnow cho biết.
Theo vị quan chứ này, những máy bay P-3 Orion được bán cho Việt Nam bởi chính phủ Mỹ sẽ là trường hợp đầu tiên không được bán kèm vũ khí, các máy bay này đang được trang bị độc quyền với kit nhiệm vụ MPA như các cảm biến tìm kiếm mục tiêu hồng ngoại (FLIR) và các hệ thống khác.
Tuy nhiên, ông lưu ý rằng nếu các cuộc thảo luận giữa Hà Nội và Washington tiến triển tốt thì khả năng xa hơn là trong tương lai, các hệ thống vũ khí trang bị cho máy bay sẽ được cung cấp.
Video đang HOT
Ông Fearnow nói rằng, công ty Lockheed Martin sẽ đề xuất cho Việt Nam nên lựa chọn những máy bay P-3C mới nhất, bởi đây là những máy bay trang bị công nghệ tiên tiến nhất.
Máy bay P-3 Orion được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ: chống tàu ngầm; chống tàu mặt nước; tuần tra biển; trinh sát. P-3 Orion được trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt cho phép đạt tốc độ khoảng 750 km/h, tầm bay hơn 4.000 km, hoạt động liên tục trên không 16 tiếng.
P-3 Orion được vận hành bởi phi hành đoàn đông đảo lên tới 11 người.
P-3 Orion được vận hành bởi phi hành đoàn đông đảo lên tới 11 người. Máy bay có khả năng mang hơn 9 tấn vũ khí trong khoang thân và cánh gồm: tên lửa không đối hạm AGM-84 Harpoon; bom chống tàu ngầm; bom thông thường; ngư lôi chống ngầm; thủy lôi… Với khối lượng vũ khí này, P-3C Orion không chỉ có khả năng săn lùng tàu ngầm mà còn tiêu diệt mục tiêu trên mặt nước và cả mục tiêu trên bộ.
Theo Phụnutoday
Sự gây hấn trên biển Đông có thể là "cái gông đeo cổ" Trung Quốc
Trước việc Trung Quốc sẽ thi hành Lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông năm 2013 từ 12 giờ ngày 16.5 đến 12h ngày 1.8.2013 với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nhấn mạnh: "Việt Nam phản đối và coi quyết định đơn phương nói trên của Trung Quốc là vô giá trị".
Trao đổi với PV, PGS-TS Nguyễn Mạnh Hà cho biết, quan điểm của Trung Quốc(TQ) luôn bị cô lập và bị phản đối mạnh mẽ tại những hội thảo quốc tế về biển Đôngmà ông tham dự. "Điều này khiến có học giả TQ đã phải tự nhận đường 9 đoạn có thể là "cái gông đeo vào cổ" chính TQ khi cứ bám giữ và đòi cái không phải của mình" - tiến sĩ Hà cho hay.
- TQ mới đây đã điều hải đội 32 tàu đến đánh bắt cá ở Trường Sa và chuyển giàn khoan khổng lồ xuống phía nam. TQ đang chứng tỏ ngày càng ráo riết trong việc bá quyền biển Đông, thưa ông?
- Đây là chính sách "tàu cá đi trước, tàu quân sự theo sau" mà TQ từng áp dụng trong vụ tranh chấp với Philippines tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham. Hiện nay, tàu đánh cá Philippines không vào được khu vực bãi cạn này, vì Trung Quốc đã giăng dây, cấm đánh bắt. Hành động này còn là để thăm dò phản ứng của Việt Nam và các nước trong khu vực.
- Theo ông, TQ sẽ còn đi những bước nào để "thăm dò" phản ứng trên biển Đông?
- TQ đã tuyên bố cấm đánh bắt cá 3 tháng tại vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa. TQ hy vọng cứ lặp đi lặp lại hành động này hằng năm, nhiều ngư dân Việt Nam sẽ không dám đến đó đánh bắt cá rồi lâu dần TQ sẽ lấy đó làm cái cớ để nói khống rằng đó là lãnh thổ của họ. Đây là một hành xử không giống ai của TQ. Trong một hội thảo về về cơ sở pháp lý liên quan đến chủ quyền của các nước trên biển Đông ở Mỹ gần đây, các học giả Mỹ phản ứng mạnh về cơ sở pháp lý của đường 9 đoạn mà TQ đưa ra. TQ đang xử sự với các nước Đông Nam Á theo kiểu nước lớn, đang gây ra sự lo ngại với các nước láng giềng có liên quan đến vấn đề lãnh thổ, đặc biệt là vào thời gian gần đây.
Trung Quốc gần đây thường xuyên đưa tàu thuyền vào quấy nhiễu, đe dọa tàu thuyền của các nước khác có tranh chấp ở Biển Đông.
- Vì sao lại có tình hình như vậy?
- Nguyên nhân cơ bản là do tiềm lực kinh tế, quân sự của TQ đã mạnh lên. Điều này khiến TQ cho rằng họ có quyền yêu sách, kể cả khi nó là phi lý, vô căn cứ. Tôi cho rằng đây cũng là ý đồ chiến lược của TQ. TQ hiểu hơn ai hết là họ chẳng thể bá chiếm biển Đông, bởi cả thế giới biết sự vô lý và ngoa ngôn của họ, nhưng TQ cứ nói khống lên, khiến nhiều nước trong khu vực bất ổn, để khi ngồi vào bàn đàm phán, các nước này không thể gạt bỏ hết mọi yêu cầu của TQ mà vẫn phải thỏa thuận với TQ một điều gì đó. Đó đã là thắng lợi của họ.
Trước việc Trung Quốc sẽ thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông năm 2013 từ 12 giờ ngày 16.5 đến 12h ngày 1.8.2013 với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nhấn mạnh: "Việt Nam phản đối và coi quyết định đơn phương nói trên của Trung Quốc là vô giá trị". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, hành động này đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
- Cục Hải dương quốc gia TQ mới công bố quy hoạch phát triển hải dương- tập trung vào khía cạnh khai thác tài nguyên biển Đông. Tham vọng của TQ trên biển Đông sẽ còn đến đâu, thưa ông?
- Tham vọng của TQ rất lớn, điều này ai cũng biết và TQ cũng không giấu giếm điều đó, họ đang từng bước cụ thể hóa nó. Đó là lý do TQ đưa giàn khoan dầu lớn nhất ra biển Đông. Đánh bắt cá cũng vậy. Họ ngang nhiên quây khu vực đánh bắt cá tại vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa, cũng như cấm ngư dân Philippines đến bãi cạn Scarborough. TQ còn dùng nhiều hành động để đuổi tàu cá Việt Nam. Vì vậy, đây là vấn đề mà chính quyền phải quan tâm, có biện pháp bảo vệ cụ thể để người dân yên tâm khi đi đánh bắt cá. Nếu chúng ta không có các biện pháp cụ thể thì sẽ dẫn đến hiện thực đáng lo ngại là mất dần ngư trường truyền thống.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hồi giữa tháng 5 tuyên bố, việc nước này tìm đến sự phân xử của Liên Hợp Quốc (LHQ) đối với cuộc tranh chấp bãi cạn Scarborough trên biển Đông là "giải pháp cuối cùng" do Trung Quốc vẫn tiếp tục xâm phạm lãnh hải. "Như chúng tôi đã lo ngại, đoàn tàu đã rời nhà ga. Hoặc là Trung Quốc sẽ đi trên đoàn tàu đó, hoặc là họ sẽ không có mặt trên tàu. Tuy nhiên, như tôi đã nói về một sự phân xử bắt buộc, phán quyết sẽ được đưa ra cho dù Trung Quốc có mặt ở đó hay không" - ông nói.
PGS, tiến sĩ sử học Nguyễn Mạnh Hà hiện là Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Ông nguyên là đại tá - Chính ủy Sư đoàn 308 Anh hùng, nhiều năm là Viện phó Viện Lịch sử quân sự (Bộ Quốc phòng).
Ngoại trưởng Del Rosario cho biết, các cuộc tham vấn song phương về xung đột chủ quyền ở bãi cạn Scarborough đã diễn ra trong 18 năm. Ngoài ra, kể từ khi căng thẳng xung quanh tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough bắt đầu bùng phát cách đây hơn 1 năm, "Philippines trên thực tế đã có 45 cuộc tham vấn song phương với phía Trung Quốc, nhưng đều không có hiệu quả. Vì thế, đối với Philippines, việc một tòa án phân xử theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) là phương sách cuối cùng dưới dạng một giải pháp hòa bình cho cuộc tranh chấp này" - Ngoại trưởng Del Rosario cho hay.
Tòa án LHQ đã được thành lập hôm 22.4, với một thẩm phán người Sri Lanka được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ban hội thẩm và các thẩm phán của Pháp, Đức, Hà Lan và Ba Lan làm thành viên Ban hội thẩm. Tiến trình pháp lý này có thể kéo dài từ 2-4 năm. Tuy nhiên, những biện pháp của Philippines trong việc cậy nhờ tòa án quốc tế chẳng mảy may khiến Trung Quốc giảm tham vọng bá quyền trên biển Đông. Một nhà ngoại giao Trung Quốc thậm chí đã ngang nhiên trả lời tờ "Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng" rằng "Philippines đã phạm phải sai lầm khi yêu cầu LHQ phân xử, vì "chúng tôi không sợ gì Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Manila đã đánh giá thấp sự hiểu biết của chúng tôi về sự liều lĩnh của họ".- TQ dù tuyên bố "kiên trì giải quyết hoà bình tranh chấp trên biển, xây dựng cơ chế tín nhiệm trên biển", song hành động lại ngược lại khi liên tục gây căng thẳng trên biển Đông. Đánh giá của ông?
- Tôi đã dự nhiều hội thảo quốc tế về biển Đông. Quan điểm của TQ bị cô lập và bị phản đối mạnh mẽ. Dư luận đều dị ứng và cảnh giác với những phát ngôn vô căn cứ của nước này. TQ cũng chọn quân bài đàm phán song phương nhằm chia từng nước để mặc cả, chứ không chấp nhận đa phương. Cách duy nhất để làm giảm căng thẳng này là các nước phải cùng đoàn kết, tổ chức hội thảo để vạch rõ sự đòi hỏi không có căn cứ của TQ.
Một tín hiệu đáng mừng khác là Hội nghị cấp cao ASEAN vừa qua tại Brunei đã ra tuyên bố chung, thống nhất đề nghị TQ phải có động thái cụ thể bàn về Bộ quy tắc ứng xử (COC). Tuy nhiên, theo nhận định của tôi và một số nhà quan sát, TQ trên thực tế không muốn đàm phán để đạt được thỏa thuận COC vào cuối năm nay như kỳ vọng của ASEAN. TQ luôn có kế hoãn binh để kéo dài đàm phán.
- Việt Nam nên có những đối sách cần thiết gì, thưa ông?
- Con đường của Việt Nam cho đến nay vẫn là kiên trì giải quyết hòa bình. Tại hội nghị vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã đưa ra đề nghị các nước ASEAN và TQ cam kết không nổ súng trước để tránh đẩy căng thẳng thành xung đột vũ trang. Nhưng bên cạnh việc tăng cường khả năng phòng thủ, điều mấu chốt là Việt Nam phải quảng bá rộng, tuyên truyền rộng bằng chứng lịch sử về chủ quyền lãnh thổ của ta. Ngay cả các nhà phân tích thế giới cũng lấy làm tiếc rằng "Việt Nam làm điều này còn quá ít".
Theo tôi, chuyến đi vừa qua của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân sang TQ là một dấu hiệu tích cực khi hai bên cam kết thực thi các thỏa thuận của lãnh đạo hai nước liên quan đến vấn đề biển Đông. Tôi cũng mong muốn Đảng và Nhà nước ta tiếp tục khẳng định mạnh mẽ và quyết đoán về chủ quyền Việt Nam trên biển, nếu cần thiết thì đưa vấn đề tranh chấp lãnh hải này ra công luận và các cơ chế giải quyết tranh chấp của quốc tế để phân xử. TQ đã ký Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và chắc chắn không thể xử sự khác với cam kết của họ đối với thế giới. Tôi tin rằng Việt Nam sẽ được cộng đồng quốc tế ủng hộ.
- Xin cảm ơn ông!
Theo vietbao
Cơ hội hòa bình cuối cùng cho Syria Những diễn biến gần đây cho thấy cuộc chiến ở Syria đang đến hồi quyết định và Hội nghị Geneva-2 có thể là cơ hội hòa bình cuối cùng. Hàng triệu người Syria bị khốn đốn bởi nội chiến. Đã có một số tin tức được cho là tích cực. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Thủ tướng Anh David Cameron tỏ ý...