Báo Anh nói WHO ra quyết định dựa vào dữ liệu khả nghi
Guardian cho biết WHO và một số chính phủ thay đổi chính sách đối phó Covid-19 dựa trên dữ liệu khả nghi từ Surgisphere, công ty Mỹ ít được biết đến.
Guardian cho biết trong bài báo đăng ngày 3/6 rằng Surgisphere có đội ngũ nhân viên thiếu nền tảng khoa học, “dường như bao gồm một nhà văn khoa học viễn tưởng và một người mẫu nội dung người lớn”. Surgisphere đã cung cấp dữ liệu cho nhiều nghiên cứu về Covid-19 nhưng không giải thích thỏa đáng được dữ liệu hoặc phương pháp thu thập.
Sapan Desai, giám đốc điều hành của Surgisphere. Ảnh: Gore Medical.
Dữ liệu mà họ tuyên bố đã thu được một cách hợp pháp từ hơn 1.000 bệnh viện trên toàn thế giới đã được các nhà khoa học sử dụng để đưa ra các nghiên cứu, dẫn đến thay đổi về chính sách điều trị Covid-19 ở các nước Mỹ Latinh. Chúng cũng dẫn đến việc WHO và các viện nghiên cứu trên thế giới dừng thử nghiệm thuốc sốt rét hydroxychloroquine.
Hai trong số các tạp chí y khoa hàng đầu thế giới, Lancet và New England, đã công bố các nghiên cứu dựa trên dữ liệu của Surgisphere. Giám đốc điều hành của Surgisphere Sapan Desai là đồng tác giả những nghiên cứu này.
Video đang HOT
Guardian cho biết dù Surgisphere tự nhận họ điều hành một trong những cơ sở dữ liệu về bệnh viện lớn nhất và nhanh nhất thế giới, họ gần như không có sự hiện diện trực tuyến. Tài khoản Twitter của họ có chưa đến 170 người theo dõi, không có bài đăng trong khoảng tháng 10/2017 đến tháng 3/2020. Trang Wikipedia về Desai đã bị xóa sau khi nhiều nghi ngờ nổi lên về Surgisphere.
Cộng đồng y tế đã đặt nhiều câu hỏi về Surgisphere trong vài tuần qua. Ngày 22/5, Lancet công bố nghiên cứu nói rằng thuốc sốt rét hydroxychloroquine có liên quan đến tỷ lệ tử vong cao hơn ở bệnh nhân Covid-19 và làm tăng các vấn đề về tim. Nghiên cứu nói rằng họ đã phân tích dữ liệu Surgisphere thu thập từ gần 15.000 người nhiễm nCoV đã vào 1.200 bệnh viện trên thế giới, được cho dùng hydroxychloroquine hoặc kết hợp với kháng sinh.
Tuy nhiên, Guardian phát hiện có lỗi trong dữ liệu về Australia. Nghiên cứu cho biết họ đã lấy dữ liệu từ 5 bệnh viện, ghi nhận 600 người nhiễm nCoV và 73 trường hợp tử vong tính đến ngày 21/4. Nhưng dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins cho thấy chỉ 67 trường hợp tử vong được ghi nhận tại Australia tính đến 21/4. Đến ngày 23/4, con số này mới tăng lên 73.
Guardian đã liên lạc với 5 bệnh viện ở Melbourne và hai bệnh viện ở Sydney. Tất cả đều bác bỏ cung cấp thông tin cho cơ sở dữ liệu và cho biết họ chưa từng nghe đến Surgisphere.
Desai nói rằng công ty của ông chỉ có 11 nhân viên và Surgisphere đã hoạt động từ năm 2018, “sử dụng rất nhiều trí tuệ nhân tạo và học máy để tự động hóa quá trình phân tích dữ liệu y tế”. Desai khẳng định cách Surgisphere thu thập dữ liệu “luôn phù hợp với luật pháp và quy định của địa phương”.
Peter Ellis, nhà khoa học dữ liệu trưởng của Nous Group, công ty tư vấn quản lý quốc tế thực hiện các dự án tích hợp dữ liệu cho các cơ quan chính phủ, bày tỏ lo ngại rằng cơ sở dữ liệu của Surgisphere “gần như chắc chắn là một trò lừa đảo”.
Ngày 2/6, sau khi được Guardian tiếp cận, Lancet đã bày tỏ quan ngại về nghiên cứu họ đã công bố. Tạp chí Y học New England cũng đưa ra thông báo tương tự. Lancet cho biết các tác giả không liên quan đến Surgisphere đang tiến hành một cuộc kiểm toán độc lập về nguồn gốc và tính hợp lệ của dữ liệu.
Trung Quốc bác cáo buộc chậm chia sẻ thông tin Covid-19 với WHO
Trung Quốc nói rằng cuộc điều tra của hãng thông tấn Mỹ AP nói nước này hoãn chia sẻ thông tin Covid-19 với WHO là hoàn toàn sai sự thật.
Tuyên bố trên được phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đưa ra trong cuộc họp báo hàng ngày ở Bắc Kinh hôm nay khi trả lời câu hỏi về bài điều tra của AP, trong đó nói rằng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thất vọng vì sự chậm trễ đáng kể trong việc chia sẻ thông tin của Trung Quốc khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán hồi tháng 1.
Wu Zunyou, nhà dịch tễ học thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, hôm 19/5 nói rằng Trung Quốc đã chia sẻ thông tin về virus và dịch bệnh với WHO cũng như thế giới dựa trên các nguyên tắc "sớm, nhanh và minh bạch" kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tại buổi họp báo hôm 29/5. Ảnh: Xinhua.
Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc được đưa ra sau khi hãng thông tấn AP của Mỹ hôm 2/6 công bố báo cáo điều tra nói rằng các phòng thí nghiệm của chính phủ Trung Quốc chỉ công bố bản đồ gen nCoV sau khi một phòng thí nghiệm khác đăng nó lên trang web về virus học hôm 11/1. Thêm vào đó, họ còn trì hoãn ít nhất thêm hai tuần trước khi cung cấp cho WHO dữ liệu chi tiết về các ca nhiễm và bệnh nhân.
AP cho biết các quan chức WHO công khai ca ngợi Trung Quốc "ngay lập tức" chia sẻ bản đồ gen nCoV bởi muốn vận động họ cung cấp thêm thông tin. Tuy nhiên, ở hậu trường, họ phàn nàn rằng Bắc Kinh không chia sẻ đủ dữ liệu để đánh giá mức độ lây lan của virus từ người sang người, hoặc nguy cơ tiềm ẩn với thế giới, gây lãng phí thời gian.
AP đánh giá những thông tin họ mới phát hiện cho thấy sự bế tắc của WHO khi cố gắng thu thập thêm dữ liệu về Covid-19 khi quyền lực có hạn. Luật pháp quốc tế bắt buộc các quốc gia báo cáo cho WHO những thông tin có thể tác động đến sức khỏe cộng đồng, nhưng cơ quan này không có quyền thực thi và không thể điều tra độc lập về dịch bệnh bên trong các nước. Thay vào đó, họ phải dựa vào sự hợp tác của các quốc gia thành viên.
AP còn cho biết các nhân viên WHO từng tranh luận về cách buộc Trung Quốc cung cấp thông tin mà không "chọc giận" giới chức nước này. Hãng thông tấn Mỹ cho hay lý do Trung Quốc trì hoãn công bố thông tin trên là do sự kiểm soát thông tin chặt chẽ và sự cạnh tranh trong hệ thống y tế cộng đồng.
Ali Mokdad, giáo sư tại Đại học Washington, Mỹ, nhận định rất nhiều người sẽ được cứu nếu WHO và Trung Quốc hành động nhanh hơn. Tuy nhiên, ông cùng các chuyên gia khác cũng lưu ý nếu WHO kiên quyết hơn với Trung Quốc, họ thậm chí có thể không nhận được bất kỳ thông tin nào.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nhiều lần cáo buộc WHO thông đồng với Trung Quốc để che giấu mức độ nghiêm trọng của Covid-19, tuyên bố cắt quan hệ với cơ quan này. Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Bắc Kinh luôn cung cấp thông tin cho WHO và thế giới "một cách kịp thời nhất".
Phát hiện nơi có không khí trong lành nhất Trái đất Các nhà khoa học tin rằng đã xác định được nơi có không khí trong sạch nhất thế giới, không có tác động gây ô nhiễm của con người. Các nhà nghiên cứu sử dụng thiết bị lấy mẫu không khí ở Nam Đại Dương. Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học bang Colorado, Mỹ, đánh giá thành phần aerosol...