Báo Anh nhầm lẫn khi tôn vinh cầu thủ U-19 Việt Nam?
Nhật báo uy tín của Anh The Guardian vưa công bô danh sach 40 câu thu tre tiêm năng hang đâu thê giơi trong đô tuôi tư 17 tuôi trơ xuông va môt câu thu cua U-19 VN đa lot vao danh sach nay.
Ngươi đươc tôn vinh noi trên la Phan Thanh Hâu, môt trong hai câu thu chi mơi 17 tuôi cua U-19 VN. Phan Thanh Hâu sinh ngay 12-1-1997.
Ngươi đa đưa ra nhân đinh vê Phan Thanh Hâu la nha bao John Duerden. Ông nhân xet vê Phan Thanh Hâu trong bai viêt trên The Guardian như sau: “Viêt Nam đang la môt trong nhưng nên bong đa tre hang đâu cua châu A, và chiên thăng 5-1 ân tương trươc Uc đa thê hiên sư tiên bô cua ho. Trong đo, Phan Thanh Hâu la môt trong nhưng tru côt cua ho ơ hang tiên vê. Câu ây co kha năng chuyên dai lân ngăn rât tôt, câu ây cung co thê xe toang hang phong ngư đôi phương chi vơi môt cu cham bong tinh tê băng chân trai. Sư nghiêp thi đâu săp tơi cua Thanh Hâu co thê la ơ V – League hoăc châu Âu”.
Phan Thanh Hậu (11) trong trận U-19 VN thua Nhật Bản 1-3 ở VCK U-19 châu Á tại Myanmar hôm 11-10. Ảnh: S.H
Phan Thanh Hâu la môt câu thu tre thuôc lưa đao tao khoa hai cua hoc viên HAGL – JMG. Anh co thê hinh khiêm tôn vơi chiêu cao chi 1m65 va năng 56 kg nhưng đươc đanh gia rât cao vê thê lưc va ky thuât.
Thanh Hâu ghi dâu ân lân đâu trong mau ao U-19 VN khi anh thay thê cho Lương Xuân Trương bi chân thương ơ Giai U-19 Đông Nam A 2013. Ơ VCK Giai U-19 châu A, Thanh Hâu đa chinh trong trân U-19 VN thua U-19 Nhât Ban 1-3. Sau trận đấu, Phan Thanh Hậu được bộ phận thống kê chuyên môn của LĐBĐ châu Á (AFC) bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất trong đội hình U-19 VN. Thanh Hậu chính là người phát động tấn công dẫn đến bàn gỡ 1-1 phút 87 của Thanh Tùng.
Ngoài Phan Thanh Hậu, ca 39 câu thu con lai trong danh sach nay đêu tư 17 tuôi trơ xuông. Trong khi nhưng ngôi sao nôi bât cua U-19 VN la Công Phương, Tuân Anh hoăc Xuân Trương đêu đa qua tuôi 18.
Nhưng điều đáng nói là du ca ngợi Phan Thanh Hậu hết lời, nha bao John Duerden lại co môt nhâm lân lớn trong bai viêt khi cuối bài, ông đưa lên đoan clip cua… Công Phương trong trận giao hữu U-19 VN gặp U-19 Arsenal (U-19 VN thắng 3-0). Nha bao John Duerden lấy clip này từ nguồn của VTV. Đây là trận giao hữu đầu tiên của U-19 VN trên đất Anh. Chính vì chi tiết khó hiểu này nên bài nhận định của nha bao John Duerden lại mất đi tính giá trị.
Trong danh sach 40 tai năng tre nay con co môt cai tên khac cua bong đa Đông Nam A la Irfan Ahmad cua Singapore trong khi Tây Ban Nha gop măt nhiêu câu thu nhât vơi ba ngươi.
Video đang HOT
John Duerden la môt phong viên chuyên viêt vê thê thao châu A. Ông công tac vơi Hang tin AP (My), BBC Radio, kênh ESPN, cac tơ bao The Guardian, New York Times, Daily Telegraph va môt sô tơ bao châu A khac.
Ơ Asiad 17, ông Duerden tưng đên xem cac trân đâu cua đôi Olympic VN va đa to ra rât hưng thu vơi man trinh diên cua cầu thủ đội Olympic VN.
Theo VNE
Chuyện nhà báo phương Tây "thân lãnh đạo cộng sản"
W. Burchett bị giới tuyên truyền phương Tây cho là "một nhà báo có liên hệ chặt chẽ với các nhà lãnh đạo cộng sản", qua đó nhắc nhở báo chí họ hãy "cảnh giác" khi sử dụng mọi nguồn tin do W. Burchett cung cấp trong hoàn cảnh nghịch lý là họ đang không thể không cần đến những thông tin ấy.
Wilfred Graham Burchett (1910 - 1983) là nhà báo lớn, một trong những gương mặt tiêu biểu của truyền thông thế giới thế kỷ 20. Ông đã cộng tác với nhiều tờ báo hàng đầu thế giới như Daily Express, The Times, The Finacial Times (Anh), The National Guardian (The Guardian), The New York Times (Mỹ), L'Humanité (Pháp), Mainichi Simbun (Nhật Bản)..., đã xuất bản hơn 40 đầu sách về nhiều chủ đề, trong đó có nhiều cuốn về Việt Nam: Phía Bắc vĩ tuyến 17, Ngược dòng sông Mekong, Việt Nam - cuộc kháng chiến lần thứ hai, Cuộc chiến tranh lén lút (của Mỹ), Tam giác Trung Quốc Campuchia Việt Nam,...
Tôi làm điều mà một nhà báo chính trực phải làm
W. Burchett đến Việt Nam lần đầu năm 1953, được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại chiến khu Việt Bắc thời gian Người cùng Bộ Chính trị chỉ đạo chiến dịch Điện Biên Phủ. Hòa bình lập lại, W. Burchett là nhà báo nước ngoài đầu tiên vào vĩ tuyến 17, thăm sông Bến Hải, đi nhiều nơi trên miền Bắc và cho xuất bản luôn cuốn sách in bằng hai thứ tiếng Anh và Pháp, giống như phần lớn các tác phẩm khác của ông.
Đầu những năm 1960, Mỹ can thiệp vào miền Nam nước ta, "Việt Nam đang bùng cháy trở lại" (tên một chương trong Hồi ký của ông). Đang làm phóng viên thường trú tại Moskva, rất nổi tiếng với cuốn sách viết về Gagarin, nhà du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới, W. Burchett bay sang Việt Nam, lại vào vĩ tuyến 17 đứng bên cầu Hiền Lương và tưởng nghe tiếng súng từ bờ Nam vọng về.
Ra Hà Nội, ông sang Vientiane, từ đây bay đến Phnôm Pênh rồi theo đường bộ qua tỉnh Tây Ninh vào vùng giải phóng nước ta. Ông được Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam tạo điều kiện cho về đồng bằng, đi lại nhiều nơi, sống với quân du kích dưới địa đạo Củ Chi, hòa nhập người dân địa phương. Cũng bộ quần áo bà ba đen, cũng tấm khăn rằn quàng cổ, chiếc nón lá đội đầu, đi lại bằng xe đạp, ai có dịp đến gần nhìn vào tận mặt mới có thể nhận ra đây là một người nước ngoài. Ông kể lại, có lần tránh máy bay "bà già" dòm ngó chuẩn bị săn lùng, ông vác xe đạp lên vai băng qua trảng cát dưới nắng chang chang, mệt suýt ngất xỉu bên đường. Ông đã vào Hóc Môn, Bình Chánh ăn Tết Nguyên đán năm Giáp Thìn (1964) với dân, "nhìn ánh đèn điện nội đô Sài Gòn đêm đêm hắt sáng lên bầu trời".
Nhà báo Wilfred Graham Burchett. Ảnh: theaustralian
Từ những tháng ngày lăn lộn ấy, ông cho ra đời cuốn sách kịp thời, gây tiếng vang trong dư luận phương Tây. Nhà xuất bản Gallimard, Paris (1965) trân trọng giới thiệu trên bìa sách: "Vào thời điểm nguy hại của chiến tranh leo thang Mỹ, đây là cái chìa khóa để hiểu rõ những gì đang diễn ra ở Việt Nam". Tác giả kết thúc cuốn sách dày với nhiều tấm ảnh tư liệu quý bằng lời khẳng định: "Trừ phi Mỹ dùng đến bom khinh khí hủy diệt hết tất cả người Việt Nam, và cùng với họ diệt luôn nhiều người khác thuộc các nước láng giềng, người Mỹ chẳng bao giờ có thể áp đặt nổi một giải pháp quân sự lên vấn đề miền Nam Việt Nam".
Trước sau, ông bốn lần vào vùng giải phóng miền Nam Việt Nam, mà báo chí phương Tây gọi là "vùng do Việt Cộng kiểm soát". Cuốn phim tài liệu W. Burchett quay tại miền Nam Việt Nam tháng 2 năm 1965 được 24 hãng truyền hình lớn trên thế giới cùng phát sóng. Đó là một kênh thông tin đối ngoại khách quan vô cùng quý báu đối với Việt Nam hồi bấy giờ, khi chưa có truyền hình.
Đất nước Việt Nam thống nhất, Wilfred Burchett chuyển gia đình từ Hà Nội về châu Âu.
Đầu năm 1979, tình hình biên giới Tây Nam và phía Bắc căng thẳng. Trung Quốc tràn sang tàn sát người Việt trên đảo Thổ Chu cũng như người dân các tỉnh biên giới. W. Burchett đã nhìn thấy tận mắt nhiều quang cảnh, gặp và phỏng vấn nhiều nạn nhân, và đã mô tả rất chi tiết trong các bài viết của mình. Trước đó, ông đã từng có sống bốn năm tại đất nước Angkor, quan hệ thân tình với nhiều người, bắt đầu từ hoàng thân Norodom Sihanouk. Do ông kiên trì tố cáo tội ác diệt chủng, Khmer Đỏ liệt ông vào "danh sách đen", may mà ông kịp thời thoát khỏi biên giới nước ấy.
Từ đất nước Angkor và miền Nam Việt Nam, ông gửi nhiều tin, bài cho tuần báo The Guardian mà ông là phóng viên lâu năm, nhưng tiếc thay, không được chú ý. Ông than thở: "Bây giờ chủ bút tuần báo ấy (một người cấp tiến từng phản đối cuộc chiến tranh Mỹ tại Việt Nam) không còn quan tâm tới bất cứ tư liệu nào về Đông Dương nữa".
Wilfred Burchett phản ứng luôn. Ông nhấc máy điện thoại gọi thẳng sang Mỹ gặp chủ bút báo The Guardian, tuyên bố từ chức phóng viên. "Tôi đã làm điều mà phần đông các nhà báo biết tôn trọng sự chính trực ai cũng phải làm. Bởi, khi một vị chủ bút loại bỏ những thông tin về một đề tài nóng bỏng như vậy là đã từ bỏ trách nhiệm của mình đối với công chúng. Đó là một sự vi phạm đạo đức báo chí không thể chấp nhận".
May sao báo The New York Times số ra ngày 23-1-1979 chọn đăng một bài ông phỏng vấn Thủ tướng Phạm Văn Đồng, tuy có cắt xén bớt, cảnh báo dư luận thế giới về những gì sẽ diễn ra tại biên giới Việt Trung ba tuần sau đó.
Nhà báo Wilfred Graham Burchett phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: theaustralian
"Nhà báo thân lãnh đạo cộng sản"
Năm 1983, được tin W. Burchett từ trần tại Sofia (Bulgari) vì bệnh ung thư - mà có người bảo do hậu quả nhiễm phóng xạ nguyên tử tại Hiroshima năm 1945 - nhà báo Mỹ James Aronson, người sáng lập và nguyên chủ bút tuần báo The Guardian, đã viết bài đăng nguyệt san Người làm báo dân chủ, cơ quan của Tổ chức quốc tế các nhà báo OIJ xuất bản tại Praha (Tiệp Khắc), kể lại sự kiện trên và bày tỏ lòng ngưỡng mộ ý thức trách nhiệm xã hội và đạo đức báo chí của Wilfred Burchett.
Trong hầu hết các bản Quy tắc đạo đức báo chí trên thế giới, điều đầu tiên và được coi là quan trọng hơn cả là nhà báo có sứ mệnh thông tin chân thực, khách quan, nhà báo tìm mọi cách đưa tin nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ cho công chúng biết về những sự thật đang diễn ra. Tuy nhiên, theo quan niệm của W. Burchett, đấy không phải là sự thật bất kỳ về những sự kiện bất kỳ nhan nhản trong mọi xã hội ngày nay như các câu chuyện giật gân về tình dục và bạo lực, cuộc sống buông thả và sự tha hóa của không ít người ở đâu cũng có, mà là "sự thật về những vấn đề thiết yếu có ảnh hưởng đến cuộc sống và lương tâm toàn nhân loại". Đạo đức báo chí, theo W. Burchett, trước hết ở chỗ "nhà báo phải coi mình là một thành viên của xã hội, có chung quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ như mọi thành viên khác trong xã hội, kể cả quyền lựa chọn chính trị".
Do thành tâm cống hiến tất cả tài năng vì công lý, vì chính nghĩa, đặc biệt hết lòng ủng hộ sự nghiệp của nhân dân ta giành độc lập tự do, kiên trì tố cáo tội ác quân đội Mỹ gây nên tại Đông Dương, W. Burchett bị giới tuyên truyền phương Tây cho là "một nhà báo có liên hệ chặt chẽ với các nhà lãnh đạo cộng sản", qua đó nhắc nhở báo chí họ hãy "cảnh giác" khi sử dụng mọi nguồn tin do W. Burchett cung cấp - trong hoàn cảnh nghịch lý là họ đang không thể không cần đến những thông tin ấy.
Wilfred Burchett chưa bao giờ là một người cộng sản nhưng ông vô cùng kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tin cậy Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại sao? Ông lý giải: "Những chính đảng, nhất là những đảng tận tụy phấn đấu làm thay đổi xã hội, chứ không phải những đảng lợi dụng đổi thay xã hội nhằm thu lợi cho bè cánh của mình, các chính đảng đó xứng đáng được các nhà báo ở mọi nơi dốc lòng ủng hộ sự nghiệp và các mục tiêu của họ".
Ông viết: "Tôi trung thành với chính lòng tin của tôi và với độc giả của tôi... Đặc biệt khi tôi tường thuật về Việt Nam, vấn đề quan trọng nhất trong sự nghiệp của tôi, là không để mình bị điều khiển bởi những mệnh lệnh từ bên ngoài hoặc từ bên trên... Luôn luôn giữ cho đôi mắt và đôi tai mở rộng trong hơn bốn mươi năm thông tin về những nơi nóng bỏng nhất thế giới, tôi ngày càng có ý thức hơn về trách nhiệm của minh đối với bạn đọc, trên cơ sở lòng tin mãnh liệt vào những con người bình thường, vào thái độ hành xử lành mạnh và tao nhã của họ khi họ có được những sự thật về tình hình (Hồi ký).
(Còn nữa)
Phan Quang
Theo_VietNamNet
Nguồn tin đám đông: Mảnh ghép hình cho phóng viên "Chấp nhận rằng bạn không thể biết mọi thứ, và cho phép mọi người, thông qua công nghệ, trở thành tai và mắt của bạn, và khiến những người khác trong cộng đồng không chỉ là người đọc tin tức thụ động mà trở thành các cộng sự cùng sản xuất tin tức". Nguồn tin đám đông Các ảnh cắt ra từ video...