Báo Anh: Nga diễn tập “tam giác hạt nhân chiến lược”
Nga đã bắn thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cả trên đất liền và trên biển, cho 5 cụm máy bay diễn tập ở khắp các vùng biển cả Âu và Á…
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol-M Nga (ảnh tư liệu)
Mạng “Jane’s Defense Weekly” Anh ngày 7 tháng 11 đưa tin, từ ngày 28 tháng 10 trở đi, Moscow đa tiên hanh kiểm tra va diễn tập 3 bộ phận lớn trong kho vũ khí hạt nhân của họ, bao gồm bắn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ tàu ngầm và mặt đất, điều động máy bay ném bom chiến lược tầm xa quy mô lớn.
Theo bài báo, Bô Quôc phong Nga ngày 1 tháng 11 tuyên bố, từ bãi phóng Plesetsk đã bắn thử một quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-12M Topol-M. Quả tên lửa bắn từ giếng phóng này đã bắn trúng thành công mục tiêu ở bãi thử Kula, bán đảo Kamchatka, Viễn Đông ngoài 4.000 dặm Anh.
Topol-M là tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, bắn từ giếng phóng hoặc cơ động đường bộ, tầm bắn đạt 10.500 dặm Anh.
Video đang HOT
Ngày 29 tháng 10, tàu hoa tiêu Yuri Dolgoruky của hạm đội tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược lớp Borey Nga đã bắn thành công một quả tên lửa đạn đạo Bulava từ dưới biển Barents. Đây là lần đầu tiên tên lửa này bắn trong trường hợp huấn luyện chiến đấu.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lớp Bulava bắn từ tàu ngầm hạt nhân Yuri Dolgorukiy lớp Borey Nga (ảnh tư liệu)
Ngày 6 tháng 9 năm 2013, sau khi tên lửa Bulava bắn thử thất bại, tất cả các cuộc thử nghiệm đều tạm dừng, tháng 9 năm 2014 mới được khôi phục. Lần bắn này là lần bắn thứ hai sau khi bắn thử thất bại.
Thiết kế của tên lửa Bulava chỉ có thể phù hợp với tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược lớp Borey. Mỗi quả tên lửa nhiều nhất có thể mang theo 10 đầu đạn độc lập, tầm bắn khoảng 8.300 dặm Anh. Đây là lần đầu tiên tàu ngầm lớp Borey mang đầy đủ tên lửa kể từ khi chương trình này tạm dừng đến nay.
Từ ngày 28 đến ngày 31 tháng 10, tổng cộng có 30 máy bay quân sự Nga chia làm 5 nhóm diễn tập bay ở biển Baltic, biển Bắc (Bắc Hải), Đại Tây Dương va biển Đen, trong đó bao gồm máy bay ném bom tầm xa, máy bay tấn công, máy bay chiến đấu hộ tống va máy bay tiếp dầu. Điều này đã làm trâm trong hơn tình hình căng thẳng ở phía bắc châu Âu. Máy bay chiến đấu đến từ 8 quốc gia đã khẩn cấp điều động bám theo biên đội Nga.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 Nga (ảnh tư liệu)
Theo Giáo Dục
Tổng thống Putin hụt hẫng vì tên lửa thế hệ mới hư hỏng liên tục
Hôm (28-6), kế hoạch phóng tên lửa thế hệ mới nhất của Nga tiếp tục bị trì hoãn sau khi gặp sự cố vào phút chót hôm 27-6 dù Tổng thống Vladimir Putin đã có mặt để chứng kiến.
Theo kế hoạch ban đầu, tên lửa tối tân Angara dự định được phóng lên từ khu vực Plesetsk, ở phía Bắc nước Nga vào ngày 27-6 sau 2 thập kỉ nghiên cứu và phát triển. Tổng thống Nga Vladimir Putin theo dõi sự kiện trọng đại này qua một cầu truyền hình trực tiếp.
Tuy nhiên đến phút chót, giới chức nước này bất ngờ thông báo hệ thống điều khiển đã tự động hủy bỏ kế hoạch phóng. Ông chủ Điện Kremlin ra lệnh cho các quan chức kiểm tra và báo cáo nguyên nhân trong vòng 1 giờ.
Tên lửa Angara được chế tạo nhằm thay thế tên lửa Soyuz. Ảnh: RIA Novosti
Cuối cùng, kết luận được đưa ra là vụ phóng tên lửa sẽ được dời sang hôm nay (28-6). Tuy nhiên, theo RIA Novosti, kế hoạch phóng lại tiếp tục bị tạm hoãn. " Tên lửa (Angara) sẽ được tháo khỏi bệ phóng và chuyển tới bộ phận kỹ thuật để phân tích toàn diện" - RIA Novosti dẫn tuyên bố từ Trung tâm Khrunichev, đồng thời nói rõ rằng thời điểm phóng tên lửa sẽ được quyết định sau khi quá trình kiểm tra toàn diện hoàn tất.
Tên lửa Angara được Trung tâm Vũ trụ Khrunichev chế tạo nhằm thay thế tên lửa Soyuz vốn là xương sống của ngành khoa học vũ trụ Nga được các nhà khoa học Xô-viết chế tạo từ những năm 1960.
Theo Người Lao Động
Nga tập trận ở Biển Đông khiến quân, tướng Trung Quốc hoang mang Nga có ngoại giao tự chủ, là đối thủ cạnh tranh chiến lược tiềm tàng của Trung Quốc, Trung Quốc không được lợi lộc gì khi Nga hiện diện ở Biển Đông. Tổng thống Nga Vladimir Putin Tờ "Tầm nhìn" Trung Quốc ngày 7 tháng 11 có bài viết cho rằng, những năm gần đây, xuất phát từ nhu cầu cùng chống lại...