Báo Anh: Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam là “cú đánh hiểm vào Trung Quốc”
Cách đây ít tuần, Mỹ tuyên bố dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí đã áp dụng với Việt Nam từ 1975. Cụ thể, Mỹ đồng ý cung cấp cho Việt Nam máy bay P-3 Orions để tăng cường khả năng kiểm soát bờ biển. Tạp chí The Week (Anh) cho rằng động thái này giống như một đòn hiểm đối với tham vọng của Bắc Kinh trong việc bành trướng trên biển Đông.
Nếu muốn, Việt Nam có thể trang bị vũ khí cho P-3 Orions.
Về lý thuyết máy bay P-3 Orions chỉ là máy bay tuần tra, trinh sát, không phải vũ khí sát thương nhưng ý nghĩa của nó với Việt Nam rất lớn. Chiếc máy bay được trang bị hệ thống sonar và radar. Mặc dù cũ, nhưng chúng là loại máy bay giám sát trên không đáng tin cậy, có khả năng giám sát khoảng cách rất lớn.
Vì vậy, chúng có thể dễ dàng ghi nhận các vụ Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ. Khi đó, Việt Nam có thể thu thập được các hình ảnh làm bằng chứng và công bố với thế giới. Thậm chí, chúng có thể là chứng cứ gửi đến trọng tài quốc tế trong trường hợp căng thẳng phải ra tòa.
Trước đây, Việt Nam chưa có máy bay hoạt động rộng để kiểm soát hiệu quả vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn và không có phương tiện đáng tin cậy để ghi lại những vụ xâm nhập của Trung Quốc.
Nhưng khi có P-3 Orions, mọi chuyện sẽ khác.
Video đang HOT
Những hình ảnh mà P-3 Orions thu được sẽ có sức nặng với thế giới trong những tuyên bố của Việt Nam tố cáo các hành vi xâm lấn của Trung Quốc.
The Week cho biết máy bay có P-3 Orions mà Mỹ cung cấp cho Việt Nam không trang bị vũ khí nên được xếp vào loại “không sát thương”. Nhưng sự thật đó là cách mà Mỹ “lách luật” để cung cấp cho Việt Nam một máy bay săn tàu ngầm tàu chiến hiện đại.
Lách luật như thế nào?
P-3 Orions thường được trang bị ngư lôi để săn tàu ngầm và tên lửa chống hạm để đánh các tàu nổi. Orions của Việt Nam nhập từ Mỹ không có vũ khí nhưng Việt Nam có thể dễ dàng mua vũ khí để trang bị. Cả Nhật Bản, Ấn Độ và Pháp đều có thể bán vũ khí trang bị cho P-3 Orions của Việt Nam.
Ngoài ra, các vũ khí như hệ thống radar trên không và trên biển, các hệ thống thông tin liên lạc mà Mỹ dự định cung cấp cho Việt Nam cũng cực kỳ hữu hiệu để đối phó với Trung Quốc. Nó giúp Việt Nam được tháo khăn bịt mắt khi đối mặt với đối thủ to mạnh với nhiều phương tiện quân sự tàng hình thế hệ mới. Trước radar của Mỹ thì các phương tiện tàng hình của Trung Quốc sẽ phải hiện hình.
Theo Một Thế Giới
Báo Trung Quốc "phát khùng" vì Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam
Tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc đã đưa tin về việc Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí với Việt Nam bằng một giọng điệu hằn học.
Máy bay P-3 Orion được mệnh danh là "sát thủ săn ngầm"
Tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc - đã chạy dòng tít đầy mùi khích bác: "America's arms sales: a short-sighted policy" ("Lệnh bán vũ khí của Mỹ: Một chính sách thiển cận") trên phiên bản điện tử ngày 10/10, cho rằng Mỹ đã tỏ ra thiên vị và trước sau bất nhất khi nới lỏng một phần lệnh cấm vũ khí sát thương đối với Việt Nam.
Tờ báo võ đoán cáo buộc Mỹ một mặt khẳng định mong muốn về một nền hòa bình, nhưng lại có hành động trái ngược đối với các xung đột trên Biển Đông, bằng việc tiến hành hỗ trợ vận chuyển các thiết bị phòng vệ hàng hải cho Việt Nam trong tương lai.
Trong khi Mỹ nhấn mạnh không chọn phe phái trong các cuộc xung đột về chủ quyền tại Biển Đông, giờ đây, quốc gia này lại đang chuẩn bị các chính sách tích cực để bán vũ khí cho Việt Nam, một hành động không hề nhạy bén, tờ báo hằn học.
Lý giải cho cáo buộc trên, Nhân dân nhật báo đưa ra ba lập luận.
Đầu tiên, mặc dù Trung Quốc là phía đơn phương làm dậy sóng Biển Đông khi đưa giàn khoan dầu khí nước sâu Hải Dương 981 vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, kèm theo đội tàu hộ tống hung hăng sẵn sàng tấn công khi có lệnh, tờ báo vẫn một mực khăng khăng: "Trung Quốc và các quốc gia khác liên quan cần giải quyết vấn đề tranh chấp trên biển thông qua các thỏa thuận song và đa phương một cách hòa bình".
Trung Quốc và Việt Nam đã ký một thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản để giải quyết các vấn đề về lãnh thổ trên biển hiện tại giữa hai nước. Hơn nữa, hai quốc đã thành lập một nhóm công tác song phương để thảo luận hướng tới chung tay phát triển ngành hàng hải vào năm 2013.
Tuy nhiên, bước đi lần này của Mỹ không những không tạo thuận lợi cho thỏa thuận đã đạt được giữa hai bên, mà nó còn phá hoại sự ổn định và phức tạp hóa tranh chấp giữa hai nước, tờ báo cáo buộc.
Thứ hai, Nhân dân nhật báo cho rằng đây là một hành động mang tính thiên vị từ phía Mỹ.
"Trong khi Mỹ nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam, quốc gia này vẫn duy trì lệnh cấm bán vũ khí với Trung Quốc, và hạn chế nhập khẩu các mặt hàng công nghệ cao khác. Chính sách này đi ngược lại với quy định và bộ quy tắc ứng xử trong tự do thương mại", tờ báo buông lời ganh tị.
Cuối cùng, tờ báo nhắc đến Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và Hội nghị lãnh đạo Trung Quốc - ASEAN (10 1), tự hào cho rằng Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực đã thiết lập mối quan hệ kinh tế và diễn đàn đối thoại.
Ngược lại, tờ báo dự đoán chiến lược "tái cân bằng châu Á" của Mỹ sẽ thoái trào, vì vậy Mỹ đang dùng hoạt động bán vũ khí để lấy lại ảnh hưởng.
Chốt bài, Nhân dân nhật báo đe nẹt rằng kể cả những "xung đột" gián tiếp cũng có thể gây thiệt hại, và chính sách này của Mỹ "sẽ được các nước láng giềng của Trung Quốc xem như một ví dụ của xung đột gián tiếp", tuy nhiên không nói rõ quốc gia nào.
Theo NTD/Bizlive
Báo Trung Quốc: Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam là thiển cận?! Trong khi nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam thì Washington vẫn khẳng định duy trì cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Xung quanh việc Mỹ nới lỏng cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, tờ Tin tức Bắc Kinh ngày 8/10 tỏ ra tức tối bình...