Báo Anh: Bộ máy Liên Hợp Quốc cồng kềnh, thiếu dân chủ và tốn kém
Liên Hợp Quốc đã cứu hàng triệu sinh mạng và thúc đẩy sức khỏe và giáo dục trên toàn thế giới, nhưng hiện quá cồng kềnh, không dân chủ và rất tốn kém.
Khủng hoảng Syria cho thấy nhu cầu cải tổ Hội đồng Bảo an Liên Hợp QuốcPhó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc tham dự những ngày văn hóa Việt Nam tại MỹMỹ, Anh, Trung, Pháp, Iran sẽ tranh luận tại LHQ trong tháng 9
Nhận định trên được Chris McGreal đưa ra trong một bài viết gần đây do Guardian đăng tải hôm 7/9 trong nỗ lực giúp tổ chức này tìm cách khắc phục những điểm không hoàn hảo cũng như cách đấu tranh để lấy lại vai trò của nó trong thế kỷ 21.
Các chuyên gia cho rằng Liên Hợp Quốc hiện nay quá cồng kềnh, kém hiệu quả và phi dân chủ, và bị thống trị bởi những quốc gia giàu có. Ảnh Guardian.
Liên Hợp Quốc được thành lập vào năm 1954 với mục tiêu chính như lời Tổng thư ký thứ 3 Dag Hammarskjld từng nói: Liên Hợp Quốc “được tạo ra không phải để dẫn dắt nhân loại đến thiên đường mà để cứu nhân loại khỏi địa ngục”.
Kể từ đó, không nghi ngờ gì về việc Liên Hợp Quốc đã giúp hàng triệu người thoát khỏi các địa ngục khác nhau: từ sâu thẳm của đói nghèo đến bệnh tật, chiến tranh.
Các cơ quan của Liên Hợp Quốc đã giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và giáo dục cho hàng triệu người, bao gồm cả Tổng thư ký đương nhiệm Ban Ki-moon. Các chương trình phát triển của liên Hợp Quốc đã đóng góp rất nhiều trong việc giúp đỡ các nước mới được giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân có quyền tự trị.
Trong 70 năm tồn tại, Liên Hợp Quốc có thể được ca ngợi là niềm hy vọng lớn cho tương lai của nhân loại. Tuy nhiên, những cuộc khủng hoảng gần đây trên thế giới, đặc biệt là ở Syria lại chỉ ra rất nhiều nhược điểm lớn của tổ chức này. Bộ máy của Liên Hợp Quốc ngày càng cồng kềnh với 17 cơ quan chuyên môn, 14 quỹ và 17 phòng ban sử dụng hơn 41.000 nhân viên.
Hình minh họa.
Bộ máy này hiện đòi hỏi mức chi tiêu rất lớn, gấp 40 lần so với những năm đầu thành lập. Ngân sách hoạt độngchính của Liên Hợp Quốc được thông qua hai năm một lần và được dùng để trả cho các chi phí điều hành của tổ chức, là 5,4 tỷ USD.
Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ trong tổng chi tiêu của Liên Hợp Quốc. Hàng năm, Liên Hợp Quốc còn tốn 9 tỷ USD để duy trì cho 120.000 thành viên lực lượng gìn giữ hòa bình, triển khai chủ yếu ở châu Phi. Một số nhiệm vụ đã kéo dài hơn một thập kỷ.
Video đang HOT
Các chi phí khác của Liên Hợp Quốc như hỗ trợ thiên tai, hỗ trợ phát triển và duy trì hoạt động của Unicef… lấy từ sự đóng góp tự nguyện của các chính phủ và cá nhân. Ngân sách này đã tăng gấp 6 lần trong 25 năm qua lên 28,8 tỷ USD. Tuy nhiên, một số cơ quan của Liên Hợp Quốc vẫn đối mặt với nguy cơ phá sản vì thiếu kinh phí.
Gareth Evans, cựu Ngoại trưởng Úc và là một nhà phê bình mạnh mẽ, đã có rất nhiều nỗ lực để thúc đẩy cải cách ở Liên Hợp Quốc cho biết, trong nhiều năm qua ông đã thúc đẩy các kêu gọi yêu cầu cải cách Liên Hợp Quốc nhưng đều không thành công.
Valerie Amos, cựu Bộ trưởng Phát triển quốc tế của Anh, đã mô tả Liên Hợp Quốc như một đồng minh có giá trị trong việc cung cấp viện trợ của Anh, nhưng cũng than thở về sự hoạt động không hiệu quả của nó. Theo ông, nhiều nhà ngoại giao đã bày tỏ quan tâm về việc Liên Hợp Quốc trở nên ngày càng quan liêu và chậm chạp trong cách xử lý các vấn đề.
Helen Clark, người đứng đầu của Chương trình phát triển LHQ (UNDP) và là một phụ nữ quyền lực nhất tại Liên Hợp Quốc, cũng đã bày tỏ sự thất vọng về tính quan liêu của Liên Hợp Quốc chỉ sau thời gian ngắn nhận việc. Hiện bà Clark đang thúc đẩy các chương trình cải cách UNDP và được giới phê bình đánh giá khá cao.
Shearer, người đứng đầu Save the Children tại Somalia, Rwanda và Sri Lanka trước khi gia nhập Liên Hợp Quốc, tổ chức này đang đánh mất dần những giá trị “trang trọng” của nó. Liên Hợp Quốc ngày càng trở nên quan liêu hơn vì đã không thay đổi trong nhiều năm.
Đại sứ Ấn Độ tại Liên Hợp Quốc, Asoke Kumar Mukerji, cho rằng Liên Hợp Quốc bị chi phối bởi các nền kinh tế công nghiệp hóa bởi họ là những người đóng góp lớn nhất cho ngân sách của tổ chức này và đại diện của họ rải rất nhiều trong ban thư ký và các vị trí của tổ chức. Điều đó khiến Liên Hợp Quốc trở nên không công bằng.
Nhiều quan chức và các nhà ngoại giao cũng đã than vãn về việc Liên Hợp Quốc thiếu một lãnh đạo quyết đoán khiến các thành viên giàu có trong tổ chức này lấn lướt.
Những người ủng hộ cải cách Liên Hợp Quốc cùng nhất trí quan điểm rằng, để duy trì sự tồn tại và phát triển, tổ chức này cần phải có những bước đi mạnh mẽ và thay đổi cần thiết để trở thành một tổ chức linh hoạt, công bằng và hiệu quả hơn.
Nguyễn Hường
Theo giaoduc
Quyên góp cho người di cư tăng vọt sau vụ bé trai chết đuối
Hàng triệu USD từ nhiều tấm lòng hảo tâm ở khắp châu Âu và Mỹ đã đổ về các tổ chức cứu trợ, sau khi bức ảnh cậu bé di cư trôi dạt vào bờ biển gây chấn động thế giới.
Hình ảnh bé Aylan Kurdi cùng mẹ và anh trai tại nhà của người dì ở Canada. Ảnh:Canada Press
AFP dẫn tin từ Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF cho hay hình ảnh về bé Aylan Kurdi nằm bất động trên cát có tác động mạnh mẽ.
"Lượng tiền quyên góp đã tăng 105%", chi nhánh của UNICEF tại Mỹ thông báo, đồng thời cho biết khi bức ảnh được đăng lên website của tổ chức, số lượt truy cập cũng tăng gần 150% so với thời điểm đó ngày hôm trước.
Aylan,3 tuổi, cùng anh trai 5 tuổi và mẹ được phát hiện chết đuối hôm 2/9 khi đang cố gắng vượt biển tới châu Âu nhằm trốn chạy khỏi cuộc xung đột đã kéo dài bốn năm ở Syria.
Dưới áp lực trong nước, Thủ tướng Anh David Cameron cho biết chính phủ sẽ tiếp tục chi thêm 100 triệu bảng (150 triệu USD) tiền viện trợ nhân đạo cho cuộc khủng hoảng Syria, nâng tổng số tiền quyên góp của London cho cuộc xung đột lên tới hơn một tỷ bảng (1,5 tỷ USD).
Ủy ban Olympic quốc tế cũng thành lập một quỹ khẩn cấp 2,2 triệu USD, bất chấp sự thiếu nhất quán của các chính phủ châu Âu trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng di cư.
"Công chúng đã phản ứng rất mạnh mẽ, sự thờ ơ đang dần biến mất", Christian Peregrin, phát ngôn viên của cơ quan hỗ trợ người nhập cư ở Malta, nói. Nhóm của ông đang giúp đỡ những người Libya muốn vượt Địa Trung Hải và đến hôm qua đã nhận được số tiền quyên góp 600.000 euro (gần 700.000 USD).
"Trước đó, nếu nhận được 10.000 euro một ngày là đã tốt lắm rồi", ông cho biết.
Chất xúc tác mạnh mẽ
Tại Hà Lan, nơi phần đa người dân vẫn thờ ơ với cuộc khủng hoảng di cư, một nhân viên của Hội đồng Tị nạn cho biết số phận bi thảm của Aylan giống như một chất xúc tác lớn. Kể từ khi hình ảnh của em được công bố, thái độ của toàn bộ mọi người đã thay đổi. Trước đây, sự xuất hiện của những người tị nạn luôn khiến mọi người lo sợ.
"Giờ đây mọi người đang nhận ra rằng chúng ta phải làm nhiều hơn nữa", ông nói.
Theo Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, chính phủ nước này đang xem xét những phương án cứu trợ, nhưng ông cũng cho rằng lời giải cho vấn đề này không hề dễ dàng và cần phải có một hành động của toàn thể châu Âu.
"Chúng ta phải suy nghĩ lại về các công cụ hiện có và đã sẵn sàng, để tìm ra một giải pháp, một con đường mới", ông nói.
Cuộc vận động của tờ Independent yêu cầu chính phủ Anh tiếp nhận người tị nạn thu hút hơn 250.000 người tham gia. Ảnh: The Independent
Ca sĩ nhạc rock Ireland Bob Geldof cam kết sẽ cưu mang 4 gia đình Syria ở hai căn nhà của mình và thẳng thắn gọi cuộc khủng hoảng nhập cư hiện tại là một "sự sỉ nhục kinh tởm".
Câu lạc bộ bóng đá Bayern Munich cũng đóng góp số tiền hơn một triệu USD cho các tổ chức từ thiện và cho biết sẽ tổ chức một trận bóng giao hữu với hy vọng có thể quyên góp thêm nhiều tiền để giúp đỡ người nhập cư.
Những nhóm cứu trợ ở miền nam nước Đức thậm chí đang bị quá tải vì có quá nhiều đóng góp.
"Tất cả nhà kho của chúng tôi đều chật cứng đồ quyên góp và tình nguyện viên đang phân loại mọi thứ. Chúng tôi thực sự nhận được quá nhiều", một thành viên cho biết.
Vẫn thiếu kinh phí
Các nhóm cứu trợ khác ở bang Bavaria, như nhóm Công giáo Caritas, phải yêu cầu các nhà hảo tâm ngừng quyên quần áo và hàng hóa vì tình trạng quá tải.
Tại Thụy Điển, Jonas Elgquist , ông chủ của công ty công nghệ thông tin B3IT, đã thuyết phục nhân viên của mình hủy một chuyến du lịch cuối tuần tại Rome và đóng góp số tiền gần 50.000 USD, chi phí dự trù của chuyến đi.
"Tôi đang trên đường đến một cuộc họp thì nhìn thấy những bức ảnh về cậu bé. Tôi cảm thấy rất buồn. Đó có thể là các con tôi", ông nói.
Phát ngôn viên Melissa Fleming của cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc UNHCR cho biết kể từ hôm 1/9, tổ chức này đã nhận được 100.000 USD thông qua trang quyên góp toàn cầu của mình, và chắc chắn rằng phần lớn trong số đó là nhờ các bức ảnh về cậu bé Syria.
Tuy nhiên bà cũng cho biết dù sự đóng góp đã tăng mạnh trong tuần qua, UNHCR và đối tác vẫn đang thiếu hụt kinh phí khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng ngày càng gia tăng này.
Tuấn Vũ
Theo VNE
Trung Quốc chỉ trích Nhật vì phản đối chuyến đi của tổng thư ký LHQ Bắc Kinh lên án việc Tokyo bày tỏ sự không đồng tình khi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon nhận lời tham dự cuộc duyệt binh kỷ niệm kết thúc Thế chiến II tại Trung Quốc. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh. Ảnh: AP "Trong khi cộng đồng quốc tế đang kỷ nệm 70 năm cuộc...