Báo Anh: Ả Rập Saudi đang thèm khát vũ khí hạt nhân
Sau khi khởi động chương trình tên lửa đạn đạo ( ICBM) nội địa, Ả Rập Saudi đang bị nghi ngờ muốn sở hữu vũ khí hạt nhân để làm đối trọng với các đối thủ trong khu vực.
Thái tử Ả Rập Saudi Mohammad bin Salman (trái) trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Getty.
Theo tờ Express (Anh) dẫn lại bài viết của Washington Post (Mỹ), Ả Rập Saudi dường như đã xây dựng xong một nhà máy ICBM – động thái có thể dấy lên một cuộc chạy đua vũ trang mới tại Trung Đông. Hiện tại, dù đã sở hữu các ICBM mua từ nước ngoài, Riyadh vẫn chưa thể tự chế tạo tên lửa của riêng mình. Nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo rằng đây có thể là dấu hiệu cho thấy Ả Rập Saudi thực sự muốn sở hữu vũ khí hạt nhân.
Các bức ảnh vệ tinh chụp hồi tháng 11.2018 cho thấy một nhà máy ICBM đã xuất hiện ở gần thị trấn Al-Watah của Ả Rập Saudi. Khu vực này nằm ngay bên cạnh một căn cứ tên lửa của Vương quốc Trung Đông.
“Chúng ta có thể đã đánh giá thấp khát vọng và khả năng hạt nhân của họ”, chuyên gia hạt nhân Jeffrey Lewis thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury – người đã dẫn đầu nhóm thu thập ảnh vệ tinh về cơ sở ICBM của Ả Rập Saudi – nhận định.
Video đang HOT
Theo ông Fabian Hinz – cộng sự của ông Lewis, “rất khó để có thể xác định được” Ả Rập Saudi đang cố gắng sở hữu vũ khí hạt nhân hay không”.
“Thông thường, nếu muốn sở hữu vũ khí hạt nhân, quốc gia còn phải sở hữu phương tiện phóng ( tên lửa đạn đạo liên lục địa – PV)”, ông Hinz đặt vấn đề
Được biết, vào năm ngoai, Thái tử Mohammad bin Salman từng tuyên bố Ả Rập Saudi sẽ theo đuổi vũ khí hạt nhân nếu đại kình địch Iran sở hữu loại vũ khí chết chóc này.
“Ả Rập Saudi không hề muốn sở hữu bất kỳ quả bom hạt nhân nào. Thế nhưng nếu Iran phát triển bom hạt nhân, chắc chắn chúng tôi sẽ theo đuổi việc này nhanh nhất có thể”, Thái tử bin Salman cho hay.
Theo Danviet
Chuyên gia: Thái tử Ả Rập sắp "ngã ngựa" vì Khashoggi
Trước một cộng đồng quốc tế giận dữ về vụ việc nhà báo Jamal Khashoggi, Thái tử Ả Rập Saudi Mohammad bin Salman (MBS) rất có thể sẽ phải ra đi, RT dẫn lời một chuyên gia phân tích cho hay.
Thái tử Ả Rập Saudi Mohammad bin Salman. Ảnh: Reuters.
Hiện tại, áp lực quốc tế về vụ nhà báo Khashoggi bị hạ sát đang ngày đè nặng lên đôi vai của MBS - nhà lãnh đạo trẻ từng thề sẽ cải cách vương quốc bảo thủ, hướng tới một quốc gia hiện đại, năng động hơn. Theo RT, mặc dù nắm quyền lực thực tế trong các lĩnh vực quốc phòng, kinh tế và mới đây là tình báo, vị thế của vị Thái tử đang lung lay dữ dội.
Theo ông Michael Maloof - cựu cố vấn chính sách an ninh cao cấp tại Bộ Quốc phòng Mỹ, MBS có nhiều thù hơn là đồng minh trong gia đình hoàng gia cũng như đã có nhiều động thái khiến tầng lớp lãnh đạo "bất bình". Nhà phân tích Maloof cho rằng đang có một cuộc nổi loạn chống lại MBS ngay bên trong nội bộ gia tộc Saud.
"Ả Rập Saudi đang tìm cách thay thế MBS bằng một nhà lãnh đạo hợp với phương Tây hơn", ông Maloof bình luận.
Cũng theo Maloof, một cuộc "đảo chính cung điện" là viễn cảnh có thể xảy ra. Lý do là vị Thái tử đã hạ bệ nhiều thành viên Hoàng gia nên việc ông "ngã ngựa" có lẽ chỉ là "sớm hay muộn". Vị cựu cố vấn còn chỉ ra rằng những người đang âm mưu chống lại MBS hi vọng sẽ nhận được sự ủng hộ của Mỹ và phương Tây.
"Tuy nhiên, hiện đang là quá sớm để cho rằng chuyện này sẽ xảy ra", Maloof cho hay.
Trước đó, truyền thông Ả Rập Saudi đã đưa tin rằng ông Ahmed bin Abdulaziz - em trai của Quốc vương Salman bin Abdulaziz al Saud - đã quay về nước sau một thời gian sống lưu vong ở Anh. Theo đó, ông Ahmed đã trở về với sự bảo trợ của các cơ quan an ninh Mỹ và Anh.
"Tại sao Ả Rập Saudi lại gọi em trai của quốc vương về nước nếu ông ấy không được ủng hộ tại quê nhà?", Maloof đặt vấn đề.
Theo RT, không chỉ tại quê nhà, nhiều chính trị gia Mỹ cũng đã kêu gọi Riyadh tước quyền lực của MBS. Cụ thể, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham - một trong những người ủng hộ mạnh mẽ Ả Rập Saudi tại Quốc hội Mỹ - cũng đã khẳng định MBS "phải ra đi".
"Ông ta là một người nguy hiểm. MBS đã cho đặc vụ hạ sát một nhà báo tại Lãnh sự quán ở Thổ Nhĩ Kỳ và mong chờ tôi lờ đi việc này. Tôi cảm thấy bị lợi dụng và lạm dụng", Thượng nghị sĩ Graham - thành viên đầy ảnh hưởng của Ủy ban Quân vụ thuộc Thượng viện Mỹ, đồng thời là một đồng minh thân thiết với Tổng thống Donald Trump - nó vào hồi tháng 10, đồng thời nhận định rằng vị Thái tử "sẽ không bao giờ có thể trở thành một nhà lãnh đạo thế giới trên trường quốc tế".
Theo RT dẫn lời nhà báo điều tra Max Blumenthal, MBS rất có thể sẽ xoay trục ra phương đông, tìm kiếm sự ủng hộ từ Trung Quốc, Nga và các đồng minh khác trước khi Mỹ và Anh quyết định tước quyền lực của ông.
Theo Danviet
Nga lên kế hoạch tái sử dụng "thần kiếm" hạt nhân Topol-M Nga có thể sẽ sử dụng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân Topol-M cho các nhiệm vụ không gian dân sự trong tương lai trong bối cảnh các tên lửa thuộc loại này đang sắp sửa được cho "nghỉ hưu". Nhiều người tiền nhiệm của Topol-M cũng đã được tái sử dụng theo cách này. Tên lửa Topol-M của Nga phóng trong...