Báo Ấn Độ: Trung Quốc định xây đảo nhân tạo ở Biển Đông
Hãng tin PTI của Ấn Độ trích lời một giáo sư ĐH Nhân dân Trung Quốc nói Bắc Kinh có kế hoạch xây đảo nhân tạo có đường băng, hải cảng ở Biển Đông.
Hòn đảo nhân tạo này sẽ có diện tích rộng ít nhất gấp đôi căn cứ quân sự Mỹ Diego Garcia – một đảo san hô rộng 44 km2 ở giữa Ấn Độ Dương.
PTI cũng trích dẫn lời một chuyên gia về an ninh khu vực tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc nói rằng: “Chúng tôi có khả năng xây đảo nhân tạo từ nhiều năm nay nhưng chúng đã không làm vì không muốn gây quá nhiều tranh cãi”.
Một công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc ở bãi đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Cũng theo chuyên gia này, năm nay được xem là “thời điểm bước ngoặt”, với việc Bắc Kinh đơn phương đòi chủ quyền trên Biển Đông, thể hiện qua việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Video đang HOT
Tuy nhiên, chuyên gia nói trên nhìn nhận rằng việc xây đảo nhân tạo có thể gây tác động “tiêu cực” trong khu vực, nhất là vào lúc mà Trung Quốc không công nhận thẩm quyền xét xử của Tòa án Trọng tài La Haye trên vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
Trong khi đó, những ngày qua giới chức Philippines liên tục tố cáo Trung Quốc cải tạo đất trên các bãi đá mà nước này tuyên bố chủ quyền, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đáp trả những lời cáo buộc của Manila, trong cuộc họp báo ngày 6/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngang ngược tuyên bố Trung Quốc có cái gọi là “chủ quyền không thể chối cãi” với quần đảo Trường Sa đồng thời khẳng định Bắc Kinh có quyền làm bất cứ điều gì ở khu vực này và đó không phải việc của Philippines, tờ Inquirer đưa tin.
Trong tuyên bố được đăng tải trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi lớn tiếng: “Bất cứ hành động nào của Trung Quốc ở Trường Sa đều không liên quan tới Philippines”.
Hồi đầu tuần, giới chức Philippines đưa ra hàng loạt bằng chứng cho thấy Trung Quốc tăng cường các hoạt động trên các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hôm 5/6 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf đã kêu gọi Bắc Kinh chấp nhận thẩm quyền xét xử của Tòa án Trọng tài La Haye, để có dịp làm rõ cơ sở pháp lý của những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Nhân dịp này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi các bên tranh chấp nhanh chóng đạt đến một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông và nên tự kềm chế, không tiến hành những hoạt động làm phức tạp thêm tình hình.
Theo Vietbao
Trung Quốc mưu tính triển khai 4 nhóm tàu sân bay
Theo tạp chí Kanwa Defense Review ở Canada, Hải quân Trung Quốc có kế hoạch triển khai 3-4 nhóm tác chiến tàu sân bay trong vòng 15 năm tới.
Hình ảnh trên internet cho thấy các thiết bị mới trên tàu sân bay Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, hiện đang được bảo trì tại Nhà máy đóng tàu Đại Liên. Theo Kanwa Defense Review, đây là bằng chứng cho thấy Hải quân Trung Quốc đã thu thập được nhiều kinh nghiệm về việc vận hành một tàu sân bay trong vòng 18 tháng qua.
Hải quân Trung Quốc đã thu thập được nhiều kinh nghiệm về việc vận hành một tàu sân bay trong vòng 18 tháng qua.
Trung Quốc cũng đang đóng nhiều tàu chiến nổi và đã có kế hoạch đóng 2 tàu sân bay nội địa, sau tàu sân bay Liêu Ninh. Trong vòng 15 năm tới, Hải quân Trung Quốc có thể vận hành 4 nhóm tác chiến tàu sân bay . Trong khi đó , hiện đang có tranh luận về việc liệu Hải quân Mỹ có cần thiết duy trì hoạt động của 11 tàu sân bay hay không.
Tạp chí Kanwa Defense Review đưa tin thông qua việc mua nhiều hơn các tàu ngầm diesel-điện của Nga hoặc tự sản xuất ở trong nước, Hải quân Trung Quốc đang sở hữu đủ các phương tiện đe dọa dưới nước đối với Hải quân Mỹ trong bất kỳ cuộc xung đột tiềm năng nào. Tất cả các tàu ngầm diesel-điện đóng mới của Trung Quốc đều được trang bị hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập (AIP) , cho phép một tàu ngầm phi hạt nhân để hoạt động mà không cần phải lấy oxy trong khí quyển và hoạt động dưới mặt nước trong một thời gian dài.
Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trang bị tên lửa liên lục địa JL-2 của Trung Quốc
Khả năng tấn công hạt nhân của quân đội Trung Quốc cũng đã tăng lên đáng kể với các tên lửa đạn đạo liên lục địa cơ động sử dụng nhiên liệu rắn DF-41 và tên lửa liên lục địa JL-2 phóng từ tàu ngầm.
Đồng thời , Trung Quốc đang tự sản xuất nhiều máy bay chiến đấu thế hệ 4 như J-11B , J-15 , J-16 và J-10B .
Tạp chí Kanwa Defense Review cho biết Trung Quốc không có ý định thách thức ảnh hưởng của Mỹ trên toàn cầu. Tuy nhiên, nước này có đủ lực lượng không quân và hải quân để thực hiện chiến lược chống tiếp cận ở Eo biển Đài Loan và Biển Đông.
Theo Đời sống pháp luật
"Những gì xảy ra với Việt Nam rồi cũng sẽ xảy ra với Philippines" Hôm 29/5, tờ Manila Standard Today của Philippines dẫn phát biểu của Tổng thống Benigno Aquino III hôm 28/5 cho hay, chính phủ nước này đang có kế hoạch dự phòng trong bối cảnh tình hình tại Biển Đông đang căng thẳng. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi tàu đánh cá của Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm gần...