Báo Ấn Độ: Trung Quốc đang âm thầm đóng 4 tàu sân bay
Báo Times of India (TOI) đưa tin Trung Quốc đang đóng tới 4 tàu sân bay, bởi trước đó một quan chức hải quân nước này tuyên bố Hải quân Bắc Kinh cần tới 4 tàu sân bay để đảm bảo năng lực tác chiến trên biển.
Liêu Ninh – tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. (Ảnh: WCT)
Theo báo TOI, hai trong số bốn tàu sân bay mà Trung Quốc đang chế tạo có thể chạy bằng năng lượng hạt nhân với lượng giãn nước 90.000 tấn.
Báo này cho hay Bí thư Đảng Cộng sản tỉnh Liêu Ninh Wang Min cuối năm ngoái từng phát biểu trước Hội đồng nhân dân tỉnh rằng Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) cần ít nhất 4 tàu sân bay.
Nhận định khả năng PLAN mở rộng hoạt động của các tàu sân bay đến Ấn Độ Dương, Ấn Độ đã lên kế hoạch tăng cường tiềm lực quân sự trên biển. Ấn Độ đã chi 4 tỷ USD để nâng cấp pháo hạng nặng, máy bay vận tải tầm trung và các trực thăng cỡ nhỏ.
Ấn Độ mới đây đã phê duyệt kế hoạch đóng mới tàu sân bay hạt nhân INS Vishal vận hành bằng năng lượng hạt nhân và đang đàm phán với Mỹ để trang bị hệ thống phóng điện từ cho tàu sân bay hiện đại bậc nhất này.
Tuy nhiên, Want China Times (WCT) nhận định rằng các quan chức quân đội Trung Quốc từng tuyên bố nước này cần 4 tàu sân bay để hoạt động tác chiến hiệu quả chứ chưa hẳn Bắc Kinh sẽ đóng mới 4 tàu sân bay cùng lúc như báo TOI của Ấn Độ đưa tin.
WCT cho rằng hiện chỉ có các dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang đẩy mạnh việc đóng mới tàu sân bay sản xuất trong nước đầu tiên có khả năng chạy bằng năng lượng hạt nhân, dựa trên khuôn mẫu của tàu sân bay Varyag, thân tàu được tân trang lại thành tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang tên Liêu Ninh.
Video đang HOT
Thân tàu Liêu Ninh do Liên Xô đóng với tên ban đầu là Varyag. Trung Quốc đã mua lại tàu này từ Ukraine vào năm 1998, khi đó chỉ có khung tàu mà không có động cơ, bánh lái và phần lớn các hệ thống vận hành khác.
Năm 2002, con tàu được vận chuyển về cảng Đại Liên và hoàn thiện tại đó. Mục đích mua tàu không được công khai cho đến tận tháng 6 năm 2011 khi chiếc tàu được đóng xong hoàn toàn.
Do vốn là tàu Varyag, nên Liêu Ninh có thể xem là thuộc lớp tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Nó dài khoảng 304,5 mét, rộng 37 mét, lượng giãn nước là 58.500 tấn và có thể di chuyển với tốc độ 37 hải lý/giờ.
Ngoài ra, Bắc Kinh hiện cũng đang nghiên cứu để sản xuất công nghệ phóng điện từ riêng giống như hệ thống mà Mỹ trang bị trên các tàu sân bay hiện đại. Nếu hệ thống phóng có thể được nghiên cứu hoàn thiện, các tàu do Trung Quốc sản xuất sẽ có thể mang theo tối đa 65 máy bay.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ WCT
Mỹ giúp Ấn Độ đóng tàu sân bay hạt nhân để đối phó với Trung Quốc
Một quan chức Ấn Độ cho biết nước này đã quyết định đóng tàu sân bay hạt nhân INS Vishal mới với sự trợ giúp của Mỹ để đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc. Washington mới đây cũng đồng ý bán 48 tên lửa UGM-84L Block II phóng từ tàu ngầm cho Nhật Bản.
Hình ảnh thiết kể của tàu sân bay hạt nhân INS Vishal. (Ảnh: WCT)
Tờ Times of India (TOI) ngày 16/5 dẫn lời một quan chức giấu tên của Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết thông tin trên.
INS Vishal sẽ là tàu sân bay hạt nhân lớp Vikrant thứ hai của Ấn Độ, có trọng tải 65.000 tấn, nặng hơn 25.000 tấn so với tàu lớp Vikrant đầu tiên của nước này.
New Delhi mong muốn tàu INS Visha có thể đảm bảo cho máy bay lớn và nặng hơn cất cánh. Mỹ hiện đang sở hữu công nghệ hệ thống phóng máy bay bằng điện từ (EMALS) đủ sức đáp ứng tiêu chuẩn này.
Quan chức quốc phòng trên cho biết chính phủ Ấn Độ tuần này đã thông qua kế hoạch đóng tàu sân bay INS Vishal, trang bị hệ thống phóng máy bay điện từ do tập đoàn General Atomics của Mỹ chế tạo.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter dự kiến sẽ thăm New Delhi vào tháng 7 tới cùng với đại diện của công ty General Atomics để thảo luận về dự án này.
Dự kiến con tàu INS Visha sẽ được Hải quân Ấn Độ đưa vào sử dụng từ năm 2023 và sẽ trở thành tàu chiến lớn nhất trong lịch sử lực lượng này.
Theo quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ, mục đích đóng tàu INS Vishal là ngăn chặn sự mở rộng của hải quân Trung Quốc trên Ấn Độ Dương.
Theo tờ Want China Times (WCT), Trung Quốc đã trở nên hung hăng hơn trên Biển Đông và Ấn Độ Dương kể từ khi quân đội nước này đưa tàu sân bay đầu tiên mang tên Liêu Ninh vào sử dụng hồi tháng 9/2012.
Hiện Trung Quốc đang nỗ lực đóng tàu sân bay thứ hai, đồng thời tìm kiếm vị trí để đặt một căn cứ hải quân ở Ấn Độ Dương. Đối với New Delhi, đây là mối đe dọa trực tiếp với an ninh quốc gia.
Mỹ bán cho Nhật Bản 48 tên lửa UGM-84L Block II
Bộ Ngoại giao Mỹ tuần này đồng ý bán cho Nhật Bản 48 tên lửa UGM-84L Block II. (Ảnh: IHS Janes)
Trang tin quân sự IHS Janes của Mỹ cho hay Bộ Ngoại giao Mỹ tuần trước vừa chấp thuận một hợp đồng mua bán 48 tên lửa UGM-84L Harpoon Block II cho Nhật Bản, cùng các các phụ kiện, thiết bị liên quan và hỗ trợ sử dụng, huấn luyện. Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ đã báo cáo quốc hội về thoả thuận trị giá vào khoảng 199 triệu USD này.
Theo hợp đồng trên, ngoài 48 tên lửa UGM-84L Harpoon Block II, Nhật Bản cũng sẽ được Mỹ hỗ trợ về khâu huấn luyện binh sĩ và hướng dẫn sử dụng. Bên cạnh đó, chính phủ và nhà thầu Mỹ sẽ cung cấp các hỗ trợ hậu cần và kĩ thuật liên quan.
Nhật Bản được cho là sẽ sử dụng các tên lửa UGM-84L Harpoon Block II này để tăng cường khả năng tên lửa của mình. Bên cạnh mục tiêu chính nhằm củng cố sức mạnh của Lực lượng Phòng vệ Nhật bản (SDF), hợp đồng trên cũng góp phần cải thiện quan hệ giữa 2 nước và đóng góp cho chính sách ngoại giao cũng như an ninh của Mỹ.
UGM-84L Block II là bản cải tiến có thể phóng từ tàu ngầm của tên lửa UGM-84A, với nhiều tính năng ưu việt như sở hữu hệ thống dẫn đường GPS/INS, máy tính xử lí thông tin đa nhiệm, phần mềm điều khiển đã được nâng cấp.
Đây là loại tên lửa có thể được sử dụng để bảo vệ các khu vực ven biển, các hệ thống tên lửa đất đối không, sân bay, cảng tàu biển hoặc các khu công nghiệp.
Thoa Phạm
Theo Dantri/WCT, TOD, IHS Janes
Tàu sân bay duy nhất của Nga ngừng hoạt động để sửa chữa Tàu sân bay duy nhất của Nga, Đô đốc Kuznetsov, sẽ tạm ngừng hoạt động một thời gian chưa xác định để sửa chữa, Hạm đội phương Bắc thông báo hôm 14/5. Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov tiến vào xưởng đóng tàu số 82 tại Roslyakovo hôm 13/5 để tiến hành sửa chữa. (Ảnh: Flotprom.ru) Theo cơ quan thông tấn Nga Tass,...