Bảo An Đồ Rê Mí ‘gây sốt’ trên Youtube
Hai MV của nữ ca sĩ nhí thu hút gần 20 triệu lượt xem trên mạng chia sẻ video lớn nhất thế giới, vượt xa nhiều ngôi sao đình đám trong làng ca nhạc Việt Nam.
Cụ thể là MV Xúc sắc xúc sẻ thu hút 9,1 triệu lượt xem, còn clip Bé chút chít đạt đến con số 11,3 triệu lượt. Đây là một con số đáng mơ ước của không biết bao nhiêu nghệ sĩ Việt. Điều thú vị là không chỉ các khán giả trong nước mà nhiều fan yêu nhạc quốc tế cũng tò mò xem và để lại những chia sẻ dí dỏm, khen ngợi cô bé.
Hai MV của Bảo An đều từng được đăng tải trên mạng từ lâu, nhưng sức nóng càng tăng thêm vào thời điểm Đồ Rê Mí 2012 phát sóng. Chính vì yêu thích các giọng ca của cuộc thi tài năng nhí năm nay như Nhật Tiến, Bánh Bán Bảo Trân… cư dân mạng lại lùng sục tìm kiếm các clip cũ và hai clip ca nhạc của Bảo An là những clip được xem nhiều nhất.
Bảo An vốn là gương mặt quen thuộc của khán giả yêu thích cuộc thi Đồ Rê Mí. Ở mùa thi 2011, cô bé đã vượt qua hàng ngàn thí sinh nhí trên khắp cả nước bằng sự dạn dĩ, tự tin nhưng vẫn hồn nhiên trong sáng để tiến thẳng vào top 6 và giành giảiThí sinh ấn tượng nhất.
Gia đình Bảo An cho biết, cô bé có khả năng ca hát từ rất sớm. Mới 2 tuổi, bé đã làm rộn ràng không khí gia đình bằng những câu ca thật trong trẻo và đáng yêu. Năm lên 3 tuổi, Bảo An đoạt giải nhì cuộc thi Karaoke toàn thành phố dành cho thiếu nhi, đồng thời cũng là chủ nhân của giải Thí sinh nhỏ tuổi nhất.
Ca khúc Xúc sắc xúc sẻ.
Video đang HOT
Hiện tại, Ruby Bảo An sở hữu một lượng fan đông đảo và còn là gương mặt đắt show quảng cáo cho nhiều thương hiệu nổi tiếng. Đồng thời, cô bé cũng là gương mặt ảnh bìa cho rất nhiều tạp chí dành cho thiếu nhi như Họa Mi, Nhi Đồng, Rùa Vàng… Vừa qua, VTV3 cũng thực hiện một phóng sự riêng dành cho cô ca sĩ nhí 5 tuổi này.
Về hoạt động âm nhạc, sau khi trở về từ cuộc thi Đồ Rê Mí, Bảo An đã phát hành 2 album online, trong đó album Gặp mẹ trong mơ thu hút lượng người nghe rất lớn. Còn album mới nhất mang tên Sớm mai của bé do nhạc sĩ Nguyễn Tiến Nghĩa đầu tư phát hành cũng nhận được nhiều phản hồi tốt từ phía khán giả. Ngoài ra, cô bé còn góp mặt trong một dự án âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Quốc Việt, albumNhững giọng hát thiên thần.
Clip Bé chút chít thu hút hơn 11,3 triệu lượt xem.
Bảo An còn tham gia cả lĩnh vực sân khấu kịch khi góp mặt trong vở kịch tạp kỹViên ngọc thần do sân khấu Nhà thiếu nhi TP.HCM tổ chức với lịch diễn dày đặc kéo dài đến cuối năm. Trong vở kịch, Bảo An đảm nhận vai công chúa cánh cam.
Hình ảnh mới nhất của Bảo An:
TRUNG KIÊN
Theo Infonet
Trẻ em đang bị vắt kiệt sự hồn nhiên, trong sáng
Lâu nay, tình trạng trẻ em hát nhạc não tình của người lớn khá phổ biến trong các băng đĩa từng làm các bậc phụ huynh, giáo viên che mặt xấu hổ hoặc bất bình.
Tuy nhiên, điều lạ lùng hơn, hai chương trình dành cho thanh thiếu niên đang gây nhiều tranh cãi về việc sớm vắt kiệt sự hồn nhiên, trong sáng ở trẻ thơ, lại đang được đông đảo người xem trên VTV3 và VTV6.
Bắt chước rập khuôn
Mỹ Linh là ca sĩ đầu tiên "đặt vấn đề" khi đăng tải những suy nghĩ của mình trên Facebook cá nhân: "Lần đầu tiên xem Đồ Rê Mí. Tội nghiệp các bé quá. Mong sao các con sẽ không trở thành các thảm họa nhạc Việt tương lai. Thẩm mĩ âm nhạc và trang phục, bài trí, màu sắc sân khấu... Chết các con tôi rồi! Chưa kể bé tí đã ganh đua thế này..."
Chương trình Đồ Rê Mí bị xem là show "biến" trẻ em thành già chát, giả tạo.
Mỹ Linh không lo lắng sao được, nếu chị đã xem bé Bảo Trân 5 tuổi hát "Rock cánh diều", bài hát mà mẹ cô bé cho là hay và khoe được giọng của con mình. Theo sự "ép" thái quá của các bậc cha mẹ lẫn biên đạo múa, các bé trong chương trình Đồ Rê Mí 2012 (VTV3) cũng khổ không kém gì Bảo Trân.
Các em còn bé tí mà đã bị buộc phải diễn và hát trong show nhạc kịch (Nhật Tiến 9 tuổi và Băng Giang 7 tuổi chọn hát bài "Trương Chi-Mỵ Nương" mới thật đau lòng), trong show nhạc quốc tế (dù có bé chưa biết tiếng Anh) và cả show hát ru. Để rồi cộng đồng mạng lại dấy lên tranh cãi dữ dội về việc Nhật Tiến khóc như mẹ chết khi hát bài "Gặp mẹ trong mơ", trong khi mẹ của cậu ngồi ngay bên dưới là có phản giáo dục hay không, hay vì cậu bé đã quá nhập tâm vào bài hát.
Các bé bị bàn tay người lớn vẽ mặt bự phấn, môi đỏ chót, ăn mặc y như bà cô, uốn éo, nhảy nhót... gợi cảm như những hot girl và cuối cùng, sợ nhất là ban giám khảo lẫn MC chương trình cũng uốn éo, giả giọng trẻ con ỡm ờ không chịu nổi.
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý - Khoa học giáo dục Hà Nội trong một bài phỏng vấn cũng lo lắng: "Đồ Rê Mí là chương trình lớn. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, đối với lứa tuổi thiếu nhi, việc dàn dựng công phu nhiều lúc gây nên sự nặng nề. Tôi thấy trong nhiều chương trình, trẻ em phải hát những bài quá khó, ăn mặc lòe loẹt, trang điểm cầu kì khiến các em trông già hơn so với tuổi.
Theo khoa học, những thứ bị chín ép hoặc phát triển sớm quá đều chóng lụi tàn. Hơn nữa nó bị biến đổi, biến dạng. Trẻ con bây giờ dễ thành "gà công nghiệp" vì phải chịu tác động của những sự giáo dục cứng nhắc, lý thuyết. Đối với việc phát triển của trẻ, chúng ta cần có sự thăm dò chứ không thể làm một cách ào ào được. Tuy nhiên, thực tế hiện nay lại hoàn toàn ngược lại cho nên cần có những bài học cảnh báo dành cho phụ huynh".
Tương tự như Đồ Rê Mí, còn có chương trình thi dancesport (khiêu vũ thể thao) và nhảy đôi dành cho các bạn trẻ trong độ tuổi từ 10 đến 30 (thi nhóm từ 15-25 tuổi) mang tên "Vũ điệu xanh", hiện đang phát trên VTV6. Nhiều hình ảnh tuổi teen uốn éo, nhảy nhót y như trong phim Mỹ hay các ban nhạc Hàn Quốc làm người lớn phải giật mình. Sự bắt chước rập khuôn, thiếu sáng tạo chỉ có thể thu về những bản sao yếu hơn hoặc làm người xem phải buồn lòng vì tình trạng "cóp" các vũ điệu một cách bình thản của người thi.
Teen nữ uốn éo như nhóm nhạc Hàn trong "Vũ điệu xanh".
Những "sao nhí" kỳ quái
Hai show diễn lớn hàng tuần mà nhiều sạn như thế đã đành, trên thị trường băng đĩa cũng có thể tìm ra không ít những ca sĩ nhí hát nhạc não tình hay bắt chước phong cách y như người lớn, mà người ta hay gọi là những "ngôi sao nhí kỳ quái", như bé Châu, Duy Phước, bé Lon Ton, bé Mộng Quỳnh...
Từ nông thôn đến thành thị vang lên những bài hát "Trả nợ tình xa", "Lời tỏ tình dễ thương", "Thà rằng như thế"... mà ca sĩ chính là những cô bé, cậu bé chỉ mới 5-6 tuổi mặc những bộ quần áo lưới mỏng dính, ôm sát cơ thể, mặt mũi nhăn nhúm, quằn quại diễn tả những câu hát yêu đương chưa sõi lời.
Một phần là tình trạng làm băng đĩa cho trẻ em lâu nay bị bỏ quên, sau những album gặt hát ra tiền của bé Xuân Mai, Xuân Nghi thành công. Những hãng băng đĩa vì lợi nhuận mà quên mất tính thẩm mỹ, giáo dục cho trẻ em, cha mẹ thì dễ dãi cho con xem những chương trình nhí nhố như thế, mà theo họ còn đỡ hơn chơi game!
Rõ ràng, trên thị trường bán chạy vẫn là đĩa "Đồ Rê Mí" của các năm trước, một số băng cũ của Xuân Mai, Lam Anh, Khánh Linh, nhóm Ve Sầu, TyMyTy, gần đây là bé Bào Ngư... Xuân Mai từng được coi là hiện tượng thần đồng khi album của cô bé giữ kỷ lục bán chạy nhất trong các băng đĩa thiếu nhi.
Thời đó, gương mặt non nớt của cô bé ít bộc lộ cảm xúc vì phải thu băng, quay hình quá nhiều, chưa kể là không kịp tập diễn xuất, nhưng ít ra, ăn mặc và trang điểm vẫn phù hợp với độ tuổi của bé, không bị biến thành "bà cô", "bà mụ" già chát như các bé tham gia show "Đồ Rê Mí" bây giờ.
Khi thấy băng đĩa của con bán chạy, cha mẹ Xuân Mai tổ chức live show cho bé, hát cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh và điều này đã khiến nhiều người không đồng tình vì như thế là "ép tài năng khi còn non". Song Xuân Mai đã hoàn thành sứ mệnh ngôi sao nhí của mình, và khi trở thành thiếu nữ, cô đã không đủ lực để trở thành ca sĩ vì đã bị vắt kiệt từ thuở còn đi học.
Hành xác tuổi thơ
Một quan chức ở Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em thuộc Bộ LĐTBXH từng than rằng điều ông đau khổ nhất khi xem "Đồ Rê Mí" là lúc các em bé ngước mắt nhìn lên để đợi các vị giám khảo ban cho nốt nhạc. Ông coi đó là một "sang chấn tâm lý" cho các bé, vì các bé đang vui tươi, đang rất ngộ nghĩnh, rất mong đợi, kỳ vọng, mà các đạo diễn lại yêu cầu các em diễn quá sức. Trẻ bị ép hát rock, rap, pha trò... làm mất đi sự hồn nhiên đã đành, lại còn bị ép tập luyện, ép hành xác (có nhiều bé quá lo không ăn, không ngủ được), ép thành tích mà lơ là việc học. Như vậy là bóc lột trẻ em. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý lâu dài của trẻ và nhiều tài năng bị ép đã không còn lớn nổi.
Điều mà vị quan chức này lo lắng là có cơ sở, nhưng không dừng lại đó. Nhiều chương trình truyền hình thực tế dành cho người lớn đã không hạn chế trẻ con tham gia. Thế nên mới có những vụ "ném đá" trên mạng đối với bé Quỳnh Anh 15 tuổi khi em tham gia chương trình "Tìm kiếm Tài năng" (VN's Got Talent), trong khi em hoàn toàn vô tội và chẳng qua đã bị chính phụ huynh lái, ép làm những điều không muốn làm.
Thế nên mới có những tin đồn "mua giải" , ồn ào dư luận khi kết quả giải thưởng thuộc về hai tài năng nhí - như quả non bị chín ép - cũng trong cuộc thi nói trên. Không còn là bi kịch của trẻ con, mà đã là bi kịch của người lớn - nói như nhà tâm lý trên, thì những thứ bị chín ép hoặc phát triển sớm quá đều chóng lụi tàn, hơn nữa, đều bị biến đổi, biến dạng. Ai có thể chữa được sang chấn tâm thần lớn ấy cho trẻ em?
Theo Lao Động
Đồ Rê Mí: Đừng để mất nét hồn nhiên Sự lên ngôi của cậu bé 9 tuổi người Hà Tĩnh trong đêm chung kết Đồ Rê Mí 2012 không phải là một bất ngờ với khán giả. Nhưng nếu để nói đó là một kết quả được mong chờ và xứng đáng với cuộc thi này, cũng như tiêu chí của một cuộc thi âm nhạc dành cho thiếu nhi, thì xem...