Báo Ấn Độ: Hoả lực bắn loạt của TQ mạnh hơn BM-30 Smerch của Nga
Hệ thống hỏa lực phóng loạt mới của Trung Quốc có tầm bắn tối đa 150km, trong khi, hệ thống hỏa lực phóng loạt BM-30 “Smerch”của Nga chỉ có tầm bắn tối đa 90km
Ngày 17/8, báo Economictimes (Ấn Độ) đưa tin, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tuyên bô các hệ thống hỏa lực phóng loạt của Trung Quốc có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở cự ly đến 150km, vượt trội các hệ thống tương tự của Mỹ và Nga về mức độ tự động hóa và sức mạnh hỏa lực, có thể nhấn chìm trận địa của đối phương bằng những “cơn bão lửa và kim loại”.
Hệ thống hỏa lực phóng loạt 122mm Type 9 của Trung Quốc
Theo tờ China Daily, Phó Chính ủy Tiểu đoàn Tên lửa – Pháo binh, ông Wang khẳng định: “Sức mạnh hỏa lực của mỗi hệ thống phóng trong biên chế của tiểu đoàn chúng tôi tương đương với sức mạnh của cả tiểu đoàn pháo thông thường.
Mỗi loạt phóng tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu trên diện rộng có kích thước lớn hơn một vài sân bóng, mỗi bệ phóng có thể bắn hơn 100 tên lửa trong vòng một vài phút”.
Ông Wang bổ sung: “Nhờ nỗ lực luyện tập chăm chỉ, chúng tôi có thể tự hào về độ chính xác bắn khi sử dụng tên lửa lớp &’đất đối đất’. Do đó, không có bất kỳ đối thủ nào có thể chống đỡ nổi các đòn tấn công của chúng tôi”.
Video đang HOT
Hệ thống hỏa lực phóng loạt BM-30 “Smerch”của Nga
Lần đầu tiên hệ thống hỏa lực phóng loạt tầm xa của Trung Quốc được “trình làng” trong lễ duyệt binh tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh năm 2009.
Hệ thống hỏa lực phóng loạt mới được coi như vũ khí yểm trợ hỏa lực cho các loại vũ khí tấn công của PLA, gồm các tên lửa chiến thuật và hệ thống pháo truyền thống.
Theo tiết lộ của chỉ huy tiểu đoàn, hệ thống hỏa lực phóng loạt mới có tầm bắn tối đa 150km, trong khi, theo China Daily, hệ thống hỏa lực phóng loạt BM-30 “Smerch”của Nga chỉ có tầm bắn tối đa 90km, còn hệ thống M270 của Mỹ khoảng 70km.
Hệ thống M270 của Mỹ
Đại tá Yang Guobin, Lữ đoàn trưởng Tên lửa – Pháo binh tự tin nói: “So với các hệ thống hỏa lực phóng loạt mà nước ngoài đang sử dụng, hệ thống của chúng tôi tốt hơn nhiều về mức độ tự động hóa, phần mềm điều khiển và sức mạnh hỏa lực. Có thể nói sằng phẳng rằng, đây là loại vũ khí kiềm chế chiến thuật tốt nhất của Lục quân Trung Quốc”.
Theo Đại tá Yang Guobin, năm 2009, khi mới đưa vào trang bị cho tiểu đoàn hệ thống mới để thay thế các hệ thống phóng hỏa lực loạt truyền thống đòi hỏi kỹ năng điều khiển tương đối phức tạp, do đó các trắc thủ điều khiển hệ thống này phải học bắt đầu từ con số không.
Để sử dụng hệ thống vũ khí mới trong các tình huống tác chiến khác nhau, chẳng hạn như ở các vùng ven biển, trên cao nguyên hoặc ở các khu vực miền núi, tiểu đoàn cần phải soạn thảo 12 kế hoạch sử dụng tác chiến và một số sơ đồ điểm hỏa.
Nguyễn Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Quân đội Belarus duyệt binh với vũ khí Trung Quốc
Quân đội Belarus vừa chính thức giới thiệu tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Polonez thế hệ mới của nước này tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng phát xít.
Quân đội Belarus vừa chính thức giới thiệu tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Polonez thế hệ mới của nước này tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng phát xít.
Armyrecognition đưa tin, trong lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng phát xít diễn ra tại Minsk vào hôm 9/5, Quân đội Belarus đã lần đầu tiên cho ra mắt trước công chúng tổ hợp pháo phản lực phóng loạt thế hệ mới Polonez được đặt trên khung gầm xe tải đặc chủng MZKT-7930 8x8.
Trong lễ duyệt binh ở Minsk, Quân đội Belarus chỉ giới thiệu hai tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Polonez gồm hai xe phóng và hai xe tiếp đạn đi kèm. Được biết, Polonez có tầm bắn hiệu quả lên đến 200km và các tổ hợp đầu tiên sẽ được chuyển giao cho Quân đội Belarus trong năm 2016.
Theo các chuyên gia quân sự, dựa trên thiết kế ống phóng đặc trưng của Polonez, nhiều khả năng tổ hợp pháo phản lực phóng loạt này được Belarus phát triển từ một mẫu pháo phản lực tầm xa có nguồn gốc từ Trung Quốc. Và rất có thể đó là pháo phản lực A200 cỡ nòng 301mm do Viện nghiên cứu công nghệ tên lửa Trung Quốc (CALT) chế tạo, một trong những đơn vị thuộc Tập đoàn khoa học và công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC). Bên cạnh đó, A200 cũng đã được CASC chào bán ra thị trường vũ khí quốc tế trong những năm gần đây.
Tổ hợp pháo phản lực phóng loạt tầm xa Polonez của Belarus tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng phát xít 9/5.
Trước đó, Chủ tịch Hội đồng An ninh Belarus Alexander Mezhuev cũng đã có chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 4 vừa rồi, trong đó bao gồm cả các cuộc hội đàm với lãnh đạo hai công ty quốc phòng chuyên xuất khẩu công nghệ hàng không vũ trụ lớn nhất của Trung Quốc là CGWIC và ALIT (lưu ý cả hai công ty này đều là các công ty con của CASC).
Vì vậy, nhiều khả năng Belarus đã trở thành khách hàng đầu tiên mua các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt A200 từ Trung Quốc.
Pháo phản lực phóng loạt A200 do CALT chế tạo sử dụng các ống phóng cỡ nòng 301mm với chiều dài hơn 7,2m, trọng lượng mỗi quả đạn rocket của A200 là 750kg và có thể sử dụng được nhiều loại đầu đạn khác nhau.
Bên cạnh đó đạn của A200 còn được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính lẫn hệ thống định vị bằng vệ tinh GPS, tầm bắn hiệu quả của A200 là từ 50-200km. Một tổ hợp A200 có thể mang theo được 8 đạn và có thể tấn công cùng một lúc 8 mục tiêu khác nhau với thời gian triển khai chỉ mất 8 phút.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc đang chế tạo tên lửa tầm bắn phủ khắp hành tinh? Đài Loan cho rằng loại tên lửa mà Trung Quốc đang nghiên cứu là DF-5B (Đông Phong 5B). Tờ Want Daily của Đài Loan đưa tin cho biết, nhiều khả năng Trung Quốc đang trong quá trình nghiên cứu và chế tạo một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nhiêu liệu rắn mới có khả năng bắn đến bất cứ mục...