Bánh xe tải buộc thun cao su để làm gì?
Khi đi đường, chúng ta bắt gặp nhiều xe tải lớn thường gắn bó dây thun gần bánh xe. Hẳn nhiều người không hiểu rõ mục đích sử dụng, công dụng thực tế của những bó chun này.
Nhiều người đi đường thường quan sát thấy các xe tải lớn khi lưu thông trên đường thường hay buộc những bó dây chun (thun) đen ở thành xe sát lốp xe.
Việc tưởng chừng rất đơn giản những hẳn chưa chắc nhiều người đã hiểu rõ mục đích sử dụng, công dụng thực tế của những bó chun này.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Nhiều người cho rằng, bó dây chun này có tác dụng giúp làm giảm ma sát khi chạy trên đường, hạn chế lực hút các vật vào gầm bánh xe khi chạy với tốc độ cao và hạn chế bùn bám vào lazang khi xe chạy.
Trên thực tế, theo một chia sẻ từ một bác tài đã có kinh nghiệm lái xe tải hơn 20 năm cho biết: “ Không có chuyện treo bó chun để làm tăng ma sát hay hạn chế lực hút của các vật xung quanh khi bánh xe chạy ở đường cao tốc… mà lý do vô cùng đơn giản đó chính là để làm sạch lốp xe mà thôi”
Anh Thành cũng chia sẻ thêm: “ Như chúng ta đã biết thì xe tải thường phải chở nhiều hàng hóa khác nhau, trong đó phần lớn là chạy vào các công trường để chở vật liệu. Trong quá đường di chuyển thì bó chun sẽ giúp cho lốp xe tải phần nào làm giảm bớt lượng đất đá còn bám vào bánh xe. Nếu chúng ta để đát cát rơi vãi xuống đường thì sẽ bị xử phạt”
Theo mục C, khoản 2, điều 20 của nghị định 46/2016/NĐ-CP nếu lái xe để bùn, đất, cát, nguyên liệu, vật liệu hoặc chất phế thải khác ra đường bộ gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường thì sẽ bị xử lý từ 1.000.000 – 3.000.000 vnđ.
Có thể thấy chỉ đơn giản gắn bó dây chun cao su với chi phí cực rẻ tài xế yên tâm các bánh xe luôn được sạch sẽ trước khi vào đô thị. Đây được xem là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi “xe tải buộc chun cao su để làm gì”.
Các nhà sản xuất xe tải Ấn Độ lao đao khi doanh số giảm 94%
Các nhà sản xuất xe tải ở Ấn Độ phải đối mặt với khoản lỗ dự kiến khoảng 800 triệu USD khi đại dịch làm suy kiệt thêm nhu cầu của khách hàng
Một chiếc xe tải do Daimler India Commercial Vehicle sản xuất. Ảnh: Daimler Ấn Độ
Ngày 21/8/2020, dữ liệu mới nhất của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Ấn Độ cho thấy doanh số bán xe tải đã giảm 94% xuống còn 4.403 chiếc trong quý đầu tiên của năm tài chính hiện tại, so với mức tiêu thụ 74.333 chiếc trong cùng kỳ năm trước.
Năm tài chính của Ấn Độ tính từ ngày 1/4 năm trước đến 31/3 năm sau, nên dữ liệu tài chính quý I được hiểu là từ đầu tháng 4 đến hết tháng 6/2020.
Cơ quan xếp hạng ở Ấn Độ là ICRA cũng chỉ ra, lĩnh vực logistic bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch, nhu cầu giảm mạnh trong ngắn hạn, khiến tổ chức này hạ triển vọng của ngành sản xuất xe tải từ từ "ổn định" xuống "tiêu cực".
Các nhà sản xuất xe tải thương mại ở Ấn Độ có khả năng bị lỗ ròng 60 tỷ rupee (800 triệu USD) trong năm nay, do sức mua khó hồi phục.
Ông Manish Gupta, Giám đốc cấp cao tại Standard & Poor's (chi nhánh Ấn Độ) cho biết: "Sản lượng xe tải của Ấn Độ có thể xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua. Khoản lỗ ròng kết hợp với nguồn vốn lưu động kéo dài để hỗ trợ các đại lý và nhà cung cấp có thể dẫn đến dòng tiền âm khá lớn và nợ nần chồng chất cho các nhà sản xuất xe tải".
Ấn Độ hiện là quốc gia bị ảnh hưởng bởi đại dịch lớn thứ ba trên thế giới, đã ghi nhận tổng số 53.866 trường hợp tử vong và hơn 2 triệu trường hợp được xác nhận nhiễm Covis-19 tính đến ngày 20/8/2020.
Xe tải được giảm phí trước bạ nhiều nhất, bao nhiêu? Theo Nghị định 70, xe tải lắp ráp trong nước cũng được giảm 50% phí trước bạ, trong đó mức giảm cao nhất cho một mẫu xe là 25,5 triệu đồng. Mẫu xe Isuzu FVM34WE4 13.5 tấn thùng bảo ôn có số tiền được giảm lệ phí trước bạ cao nhất - 25,5 triệu đồng trong phân khúc xe tải lắp ráp trong...