Bánh xe ô tô sụt xuống hố, tài xế cần làm gì?
Dưới đây là 4 mẹo “cứu” bánh xe ô tô bị sụt xuống hố nhanh chóng và hiệu quả.
Đánh lái và cho xe lùi lại từ từ
Đây là biện pháp xử lý đơn giản nhất trong trường hợp xe ô tô sập bánh xuống hố mà vẫn chạm được đáy của hố. Ngoài ra, nếu quan sát thấy hố không sâu và bánh xe chỉ cách đáy của hố một khoảng không ít thì tài xế có thể tìm cách chèn các vật cứng như gạch hay gỗ xuống bánh xe.
Các vật này sẽ trở thành điểm tì hữu ích cho bánh xe. Khi đã có điểm tì thích hợp, bạn hãy thử đánh lái và lùi xe từ từ để thoát khỏi hố.
Đánh hết lái khiến bánh xe tì lên miệng hố
Tài xế sẽ điều khiển vô lăng để đánh hết lái khiến bánh xe xoay và tì vào miệng hố, lúc này bánh xe có thể lợi dụng để bám vào và di chuyển lên trên.
Khi đã có điểm tì là miệng hố, tài xế chỉ cần khởi động và nhấn ga mạnh là bánh xe có thể lăn và thoát khỏi miệng hố. Tuy nhiên, cách làm này chỉ áp dụng hiệu quả nếu như miệng hố hẹp và bạn phải là người có kinh nghiệm, lái xe lâu năm.
Bánh xe ô tô bị sụt hố là “kẻ thù” của các tài xế mới. (Ảnh: Carmudi)
Video đang HOT
Sử dụng cờ lê có sẵn
Tài xế có thể mở la zăng của bánh xe, lắp cờ lê vào các con ốc vít trên bánh xe rồi nối đầu kia của cờ lê với ống tuýp (chọn ống tuýp khi lắp vào cờ lê phải dài hơn bán kính lốp xe).
Sau đó, hãy dùng dây cố định cụm cờ lê – ống tuýp vào chấu trên vành la zăng. Việc cố định này nhằm đảm bảo cụm không bị xê dịch khi bánh xe di chuyển. Cụm hỗ trợ này sẽ thành điểm tiếp xúc của bánh xe với mặt đường để tác động lực khí bánh xe quay.
Sau khi hoàn tất, tài xế từ từ nhấn ga. Lúc này, bánh xe quay khiến cụm hỗ trợ quay theo, tại điểm chạm vào mặt đường cùng với lực quay của bánh xe, bánh xe sẽ lên khỏi hố.
Sử dụng kích bánh xe
Trong trường hợp này, tài xế hãy quan sát xem hố sâu như thế nào, bánh xe còn cách đáy hố bao nhiêu, sau đó dùng kích nâng thân xe lên cao để kê gạch hoặc vật nâng.
Khi kê xong, tài xế hãy hạ kích và tháo kích, tiếp đó hãy lên xe khởi động và nhấn ga để bánh di chuyển khỏi miệng hố.
"Điểm mặt" những bộ phận của xe ô tô dễ bị hư hại khi đi trên đường có nhiều ổ gà
Những cung đường nhiều ổ gà, đá dăm khiến các bác tài "ngán ngẩm". Bởi nhiều bộ phận của ôtô rất dễ hư hại khi di chuyển liên tục qua khu vực này.
Cụm bánh xe (lốp xe, lazang, moay ơ...)
Bánh xe là điểm chịu tác động lớn nhất khi xe bị sụp ổ gà bởi đây là điểm tiếp xúc là chịu lực khi xe bỗng dưng bị khựng lại, đồng thời các hành khách trên xe có thể bị chúi về phía trước, cơ thể và phần đầu thường bị va đập vào vô lăng hoặc hàng ghế phía trước gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh xe là điểm chịu tác động lớn nhất khi xe bị sụp ổ gà.
Đối với lốp xe, khi xe hơi bị sụp ổ gà thì điểm bị ảnh hưởng đầu tiên là lốp xe, phần hông của lốp xe có thể bị phồng rộp và hư hỏng nhiều dẫn đến tách lốp hoặc bẹt lốp gây khó khăn cho vấn đề di chuyển, đôi khi các cạnh sắc của mặt đường có thể cắt đứt lốp xe gây hư hỏng nghiêm trọng.
Để giảm thiểu hư hại do rủi ro sụp ổ gà gây ra bạn nên bơm lốp xe căng lên và điều chỉnh áp suất phù hợp nhé. Tiếp đến là vành xe, khi tiếp xúc với ổ gà vành xe có thể sẽ bị bóp méo, cong, vênh khiến cho việc bao bọc lốp xe của vành không được kín gây cản trở cho việc bơm bánh xe và ảnh hưởng đến tính năng động lực học trên xe ô tô.
Hệ thống treo
Khi xe di chuyển trên các đoạn đường xấu, hệ thống treo của xe sẽ có chức năng hấp thụ các xung động của mặt đường, nhờ đó giúp xe di chuyển mượt mà hơn. Tuy nhiên, hệ thống này cũng bị giới hạn về sức chịu đựng và cường độ.
Bánh xe, lốp xe là những nạn nhân trực tiếp của việc di chuyển trên đường xấu.
Khi xe thường xuyên di chuyển qua những đoạn đường gập ghềnh, nhiều ổ gà, hệ thống treo sẽ có thế gặp nhiều vấn đề như lỏng các khớp liên kết, hỏng thanh giảm chấn, thanh chống khiến chủ xe phải mất khoản tiền lớn để sửa chữa.
Hệ thống xả thải (ống xả)
Ống xả thải là bộ phận được thiết kế chạy dọc theo khung gầm của xe ô tô nên việc nó bị ảnh hưởng bởi ổ gà là không thể tránh khỏi. Một cái ổ gà lớn có thể xé toang ống xả thải của bạn ra làm hai nếu pha va chạm đó quá mạnh, đồng thời bộ phận giảm âm và bộ phận chuyển đổi xúc tác cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
Vị trí của hệ thống ống xả là ở dưới gầm xe, do đó bộ phận này rất dễ bị va đập, gây méo, thủng.
Một khi ống xả thải bị rách và hư hỏng sẽ kéo theo các hậu quả như chất thải độc hại không được kiểm soát, khói thải có thể lọt vào cabin xe và tiếng ồn của bộ phận này sẽ bị mất kiểm soát gây khó chịu khi ngồi xe.
Thân xe
Khi di chuyển qua những cung đường xóc, các loại xe ôtô thân thấp sẽ có điểm lợi với biên độ giao động theo nhịp. Vì vậy, độ xung của xe thấp sẽ nhỏ hơn các mẫu xe gầm cao. Song nhược điểm của xe gầm thấp là mức độ va chạm, tổn thương khi đi vào đường xóc sẽ lớn hơn rất nhiều.
Thân xe cũng là vị trí dễ bị hư hỏng bởi ổ gà nhưng chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của xe gây trầy xước, móp méo.
Một số bộ phận trên ôtô như gờ, cản xe cũng dễ bị hư hại khi gặp đường xóc, điều này làm mất giá trị thẩm mỹ của xe. Nếu vận hành xe gầm thấp bạn nên bình tĩnh xử lý, lái xe từ từ để hạn chế tối đa các va chạm không đáng có.
Có nên bơm khí ni-tơ vào lốp xe hay không? Dùng khí ni-tơ bơm vào lốp xe được cho rằng sẽ giúp lốp xe ổn định và bền hơn so với bơm không khí thông thường. Bài viết dưới đây giải thích tại sao lại như vậy. Nhiều người "rỉ tai" nhau, việc bơm khí ni-tơ vào lốp xe sẽ khiến lốp xe sẽ có tuổi thọ lâu hơn, tiết kiệm nhiên liệu,...