Bánh vắt vai của người dân tộc Cao Lan Bắc Giang
Bánh vắt vai có vị của đậu xanh, vị ngọt của đường, bùi của gạo nếp và chút hương ngai ngái của ngải cứu khiến món bánh trở nên đậm đà, quyến rũ.
Bánh vắt vai được làm từ gạo nếp cái hoa vàng nổi tiếng, có vị thơm ngon, ngọt bùi là món ăn dân dã của người Cao Lan ở Bắc Giang.
Bánh vắt vai của người dân tộc Cao Lan Bắc Giang
Bánh hấp dẫn bằng chính cái tên lạ và hình thức của nó. Tên gọi này xuất phát từ việc bánh có thể vắt lên vai khi đi đường và thưởng thức bất kỳ thời điểm nào. Đây là loại bánh truyền thống của người Cao Lan nên ngay từ nhỏ, các thiếu nữ đã được bà, mẹ truyền dạy cách làm.
Nguyên liệu làm bánh:
Thoạt nhìn, nguyên liệu làm món này giống như bánh chưng, bánh tét gồm gạo nếp, đậu xanh.Ngoài ra còn có lá chuối, đường và đặc biệt không thể thiếu rau ngải cứu. Chính thứ rau này mang đến mùi vị khác lạ và đặc biệt cho bánh.Không phải gạo nếp nào cũng làm được bánh ngon mà phải là nếp Phì Điền nổi tiếng ở huyện Lục Ngạn. Nhờ chất đất và khí hậu đặc trưng, nếp cái hoa vàng Phì Điền có vị dẻo, hương thơm.
Video đang HOT
Gạo nếp được xay nhỏ bằng cối đá. Ngải cứu luộc cùng với nước vôi cho bớt vị chát và đắng rồi xay nhỏ, trộn cùng với bột gạo nếp. Sau đó, người làm nặn thành những viên bột, nhân gồm đậu xanh được xào qua với đường.Để bánh ngon và dậy vị thơm, phải chọn lá chuối tươi, non mỡ màng rồi nướng qua trên bếp lửa, sau đó đem gói.
Gói và hấp bánh:
Bánh được đặt ở hai bên đầu lá chuối, để có thể gập vào được và vắt lên vai.Bánh cho vào nồi luộc khoảng 2 tiếng là được, mùi thơm của ngải cứu lan tỏa.Trong những dịp lễ, Tết, người Cao Lan vắt vai đi biếu họ hàng nội ngoại ở xa.
Đến Lục Ngạn vào mùa tháng 3 âm lịch hay dịp gần Tết, bạn sẽ dễ dàng tìm mua bánh trong các chợ quê hoặc được người Cao Lan mời ăn trong mỗi dịp lễ hội.
Mỗi du khách khi đặt chân lên đất quê hương Bắc Giang thì không sao mà quên được món đặc sản bánh Vắt Vai của dân tộc Cao Lan trên vùng đất Lục Ngạn- Bắc Giang.
Thanh niên Lục Ngạn dùng vải trang trí xe đón dâu cực độc đáo
Cha ông ta thường bảo không gì bằng của nhà trồng được. Chính vì vậy, nhiều cô dâu chú rể đã khiến đám cưới đặc biệt hơn hẳn khi trang trí hôn lễ bằng những món quà đặc sản của quê hương.
Xe được dùng quả vải để trang trí. (Ảnh: H.M.T)
Mới đây, cộng đồng mạng sốt rần rần với đám cưới "đậm mùi vải" ở Lục Ngạn, Bắc Giang. Nơi đây vốn là quê hương của vải, lại đang lúc đặc sản vào mùa nên cô dâu chú rể không ngại dùng loại quả này để trang trí lễ cưới.
Món quà quê hương kết hợp cùng xe mui trần có hơi hướng cổ điển bỗng dưng hợp lạ lùng. Ý tưởng độc lạ này dưới bàn tay khéo léo của thợ cắm hoa đã cho ra thành phẩm vừa có tính thẩm mỹ, lại góp phần lan tỏa giá trị quê hương. Nhìn vào đây, dân tình không khỏi trầm trồ, ngưỡng mộ sự sáng tạo cũng như khéo léo của người làm ra nó.
Hoa cưới được làm từ quả vải trông rất đặc biệt. (Ảnh: H.M.T)
Nhiều người liên tục dành lời khen vì cô dâu chú rể biết trân trọng đặc sản quê hương mình. Bên cạnh đó, không ít bình luận còn đùa vui: " Kiểu này đêm động phòng cô dâu chú rể chỉ cần ngồi ăn vải là hết đêm rồi nhé."
Ý kiến từ cộng đồng mạng:
"Đang mùa vải có sẵn trong nhà dùng luôn thì còn gì bằng, vừa rẻ lại tiện lợi. Mà công nhận người cắm đẹp thật luôn đó."
"Cái này thì khỏi lo lãng phí nhé, rước dâu xong cô dâu chú rể cứ bưng hết vào mà ăn. Cái này thì đêm khỏi động phòng hai vợ chồng ngồi ăn vải hết cả đêm."
"Đẹp thật sự, vừa có ý nghĩa lại lan tỏa giá trị quê hương. Mà Lục Ngạn nổi tiếng vải thì làm thế này là đúng rồi, lớn lên với vải nó phải khác chứ."
"Mình ưng mấy kiểu này lắm luôn ý, vừa thân thuộc gần gũi với quê hương lại không tốn kém. Ông cha ta nói rồi không gì bằng của nhà trồng được đâu."
Dân tình thi nhau tag nửa kia vào để bàn chuyện trang trí đám cưới từ quà quê. (Ảnh: Chụp màn hình)
Đây không phải lần đầu tiên đám cưới được trang trí bằng những thứ quà quê hương. Mạng xã hội từng gây sốt với hình ảnh cổng cưới độc lạ khi làm từ chuối và thanh long. Chú rể vốn là người Long An nên đã tận dụng luôn đặc sản quê hương là thanh Long, chuối và lá dừa để trang trí cổng. Không chỉ đẹp mắt, những quả thanh long còn được tạo hình thành trái tim tượng trưng cho một tình yêu vĩnh cửu, trường tồn.
Được biết, người sáng tạo chiếc cổng đặc biệt này là anh Toàn sinh năm 1988 quê Tiền Giang. Anh và chú rể Minh Xuân là bạn lâu năm, cả hai cùng làm nghề trồng thanh long. Chính vì vậy, Toàn đã thiết kế nên chiếc cổng "hiếm có khó tìm" này để tặng bạn nhân ngày trọng đại.
Cổng đám cưới được trang trí độc lạ. (Ảnh: Báo Long An Online)
Đám cưới là ngày quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. Chính vì vậy, dù đôi khi mất chút công sức nhưng hãy cố gắng trang trí cho ngày cưới thật đẹp và ý nghĩa theo cách riêng của mình. Đây sẽ là kỷ niệm theo cô dâu, chú rể trong suốt hành trình sau này. Còn bạn nghĩ gì về chiếc xe độc đáo được trang trí bằng vải, hãy chia sẻ ngay nhé.
Cùng cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn tại YAN.
Trưa 10/6, thêm 88 ca Covid-19 tại 10 tỉnh thành Bộ Y tế cho biết đến trưa nay nước ta phát hiện thêm 88 ca Covid-19, gồm 2 ca nhập cảnh và 86 ca lây nhiễm trong nước, trong số này có bé trai 6 tháng tuổi ở Lạng Sơn. Tính từ 6h đến 12h ngày 10/6, nước ta có 88 ca mắc mới Covid-19 (BN9636-BN9723): - 2 ca cách ly ngay sau...