Bánh ướt thịt heo Bái Đáp
Làng Phú Lễ thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế, ngày xưa gọi là làng Bái Đáp. Từ xưa làng Bái Đáp chuyên nghề bán thịt heo mà luộc thịt có phương pháp ăn rất ngon ngọt.
Từ lâu, dân sành ăn đã biết đến món bánh ướt thịt heo ở làng Phú Lễ. Từ Huế đi theo Quốc lộ 1A, qua khỏi cầu An Lỗ, rẽ phải chưa đến 1km thì gặp các quán hàng ăn nằm ven sông Bồ. Các quán này bán lòng heo, bún giò…, đặc biệt món “đinh” là bánh ướt thịt heo.
Bánh ướt làm hơi dày, khá dẻo được cuốn từng chiếc rồi sắp vào dĩa để khách dùng lần. Thịt heo luộc xắt lát có nhiều thịt nạc, miếng thịt chắc mà mềm, phần thịt mỡ săn giòn, ăn không ớn. Bánh ướt được ăn kèm với rau sống như chuối chát, vả, rau xà lách, rau mùi… và giá nhúng.
Video đang HOT
Nước chấm để ăn chung với bánh ướt có hai loại: nước mắm mặn và nước mắm ngọt. Nước mắm mặn chủ yếu làm từ nước mắm nguyên chất, nước mắm ngọt được pha chế thêm đường, một ít bột ngọt tùy theo khẩu vị của khách hàng. Nước mắm dù mặn hay ngọt đều khá cay do có nhiều ớt và cho thêm chanh, tỏi.
Nhiều người đến Huế gặp lúc thuận đường thế nào cũng phải ghé vào thưởng thức món quà quê mộc mạc mà ngon này.
Theo PNO
Kỳ thú kẹo gậy Giáng sinh
Những chiếc kẹo hình cây gậy ba-toong với những vằn trắng, đỏ rất ngon và vui mắt đã trở thành thứ quà hấp dẫn không chỉ đối với trẻ em mà nó còn là biểu tượng mỗi khi nhắc đến lễ hội Noel trên khắp thế giới.
Từ rất lâu chiếc kẹo gậy đã trở thành phong tục không thể thiếu trong lễ Giáng sinh. Chính hương vị bạc hà thơm mát của chiếc kẹo này khiến người lớn cũng như trẻ em đều mong muốn được thưởng thức. Thế nhưng, chiếc kẹo gậy bắt nguồn từ đâu và có ý nghĩa quan trọng như thế nào thì không phải ai cũng hiểu rõ.
Thuở ban đầu cây kẹo này có hình dáng thẳng và chỉ có màu trắng. Vào những năm 1980, vì muốn có lễ Giáng sinh thật ý nghĩa, một người thợ làm kẹo ở Ấn Độ đã nghĩ ra loại kẹo độc đáo hơn. Đầu tiên ông thực hiện ý tưởng của mình bằng cách uốn cong những chiếc kẹo thẳng và cứng thành hình chữ "J" - hình chiếc gậy ba-toong. Màu trắng muốt của kẹo biểu hiện cho sự xuất hiện của Đức Mẹ Đồng Trinh, sự trong trắng vô tội của Chúa. Độ cứng của kẹo biểu trưng cho ý chí sắt đá, nền tảng vững chắc của nhà thờ và lời hứa cao cả của Chúa. Bên cạnh đó chữ "J" cũng là chữ cái đầu tiên trong tên của đấng tối cao Jesus.
Chưa dừng lại ở đó bởi vẫn chưa thực sự mãn nguyện với tác phẩm của mình, người thợ làm kẹo còn tạo thêm những sọc nhỏ tượng trưng cho đau đớn mà ức Chúa phải chịu đựng trước khi ngài chết trên cây Thánh giá. Ba sọc đó còn biểu hiện ba ngôi thiêng của Chúa (sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh thần). Ông còn thêm vào chiếc kẹo một sọc đỏ sẫm để tượng trưng cho máu của Chúa đã đổ vì loài người.
Chỉ với chiếc kẹo thật đơn giản nhưng bằng sự sáng tạo và niềm tin sắt đá, con người đã thổi cho nó một linh hồn, mang đến cho nó một ý nghĩa thật cao đẹp. Cây kẹo gậy Giáng sinh vì thế xuất hiện như một biểu tượng thiêng liêng, đồng thời giúp con người hướng đến cuộc sống thánh thiện, tốt đẹp hơn mỗi khi được thưởng thức.
Ngày nay mặc dù những cây kẹo gậy xuất hiện dưới nhiều mẫu mã khác nhau để phù hợp với thị hiếu của giới trẻ trên mỗi quốc gia, song nhìn chung hình dạng và màu sắc vẫn mang dáng dấp xưa, thể hiện được ý nghĩa ban đầu của nó, đó là hình gậy ba-toong với hai màu trắng và đỏ làm chủ đạo.
Theo PNO
Thơm ngon hương vị cá lăng Không đơn thuần là nơi đáp ứng nhu cầu ăn uống, thế giới ẩm thực phong phú của hệ thống nhà hàng Lưu Việt là cả niềm đam mê học hỏi và không ngừng sáng tạo của người chủ quán. Những món ăn được chế biến từ cá lăng ra đời cũng xuất phát từ tâm huyết ấy, như một sự tri ân...