Bánh ướt ngọt nhân đậu xanh – đặc sản xứ dừa
Bánh ướt ngọt có thể xem là “đặc sản” Bến Tre – nơi có các lò bánh tráng, bánh phồng nổi tiếng khắp nơi. Làm bánh ướt ngọt không khó nhưng đòi hỏi chút kỹ năng khéo léo để tráng bột, cuốn bánh sao cho đẹp mắt.
Bánh ướt ngọt thực chất là bánh tráng dừa khi mới tráng xong, chưa đem phơi, còn ướt, cuốn thêm ít nhân đậu xanh, dừa bào để cho ra món ăn chơi thú vị. Do đó, ban đầu, các lò bánh tráng là nơi “khởi xướng” món ăn này.
Dần dà, bánh được người ta làm tại nhà, không chỉ ăn mà còn bán ở chợ sáng. Bánh ngọt ngọt béo béo, chấm với muối mè hay đậu phộng, chỉ vài cuốn là đủ cho một bữa sáng ở vùng quê.
Làm bánh ướt ngọt không khó nhưng đòi hỏi chút kỹ năng khéo léo để tráng bột, cuốn bánh sao cho đẹp mắt. Trước khi làm bánh, có hai phần nguyên liệu rõ ràng mà bạn phải chuẩn bị, đó là phần bột bánh và phần nhân.
Để làm bột bánh, bạn cần bột gạo, nước cốt dừa, đường, muối, nước lạnh và mè rang. Tùy muốn làm nhiều hay ít bánh mà bạn điều chỉnh lượng nguyên liệu hợp lý. Trộn tất cả các nguyên liệu này với nhau, tỷ lệ là 1 bột: 1,5 nước: 0.5 nước cốt dừa. Đường, muối và mè rang thì định lượng tùy sở thích. Tuy nhiên, đường nên cho vào vừa phải, muối thì chỉ cần một ít để “dằn” vị bột thêm đậm đà.
Khi pha bột, nên nếm thử, thấy bột có vị ngọt lơ lớ là được. Nếu muốn bánh hơi dẻo, bạn có thể pha thêm ít bột nếp hoặc bột năng. Nếu muốn bánh có màu sắc thì cho thêm nước cốt lá dứa (màu xanh), nước lá cẩm (màu tím), nước củ dền (màu hồng).
Nếu không có nồi tráng bánh chuyên dụng, bạn có thể tráng bánh theo cách thủ công. Cách làm như sau: Bạn chuẩn bị một nồi hấp sâu lòng, đường kính nồi khoảng 30cm là vừa, cho nước vào. Sau đó, dùng tấm vải mỏng (loại vải katê trắng) căng phủ lên miệng nồi, dùng dây buộc chặt cố định xung quanh, kéo cho vải thật căng.
Video đang HOT
Có một mẹo nhỏ để giữ miếng vải căng khi tráng là bạn nên dùng tấm vải to, không chỉ phủ kín miệng nồi mà còn rũ xuống, sau đó dùng những viên đá hơi nặng cột vào phần vải phủ này ở bốn góc để sức nặng của đá giữ vải không bị chệch.
Đun nước sôi cho hơi nóng bốc lên rồi dùng vá múc bột, lật phần lưng vá xuống, khỏa và tráng đều. Mẻ bột đầu tiên nên tráng một ít để thử trước, đồng thời làm vải mềm. Bánh nên tráng hơi dầy, dầy hơn gấp 4, 5 lần so với kiểu bánh cuốn nóng. Sau khi tráng xong, dùng nắp có chóp cao đậy lại, khoảng vài phút mở nắp ra, mở nhanh tay, tránh để nước đọng mặt bánh. Bánh chín, vít ra, để lên mâm có thoa dầu. Cứ thế tiếp tục đến khi nào hết bột.
Làm nhân bánh, bạn cần chuẩn bị đậu xanh cà, ngâm nở, nấu nhừ với ít nước, nếu thích béo có thể nấu thêm nước cốt dừa. Khi đậu xanh chín, hơi cạn nước thì tán nhuyễn, cho thêm ít đường, bột vani cho thơm. Nhân bánh còn có thêm dừa bào sợi. Dừa chọn loại “cứng cạy”, tức không quá cứng cũng không quá non rồi dùng dụng cụ cạo cơm dừa thành sợi (có thể dùng nắp chai bia, có các khía xung quanh).
Cho nhân vào bánh đã tráng xong, tản ra cho đều, cuốn lại thành từng cuốn dài. Nếu muốn bánh ngắn thì cuốn xong cắt đôi. Bánh không cần ăn lúc nóng, để nguội ăn vẫn ngon. Khi ăn, chấm thêm muối mè hoặc muối đậu phộng rang (gồm đường, muối, mè rang hoặc đậu phộng rang giã nhỏ).
Nếu có dịp đến Bến Tre, bạn có thể tìm thưởng thức món này dễ dàng ở các buổi chợ quê. Bánh thường được bán chung với bánh da lợn, bánh bò, bánh ú, bánh chuối, bánh tét. Một cuốn bánh dài giá chừng khoảng 2,3 ngàn đồng, mỗi người chỉ cần khoảng vài 3 cuốn là đã thấy… no.
Theo PNO
Bánh ướt chồng đĩa kiểu Nha Trang tại Sài Gòn
Cách thưởng thức lạ của món bánh quen thuộc với mảnh đất phương Nam khiến bạn háo hức cuốn, chấm rồi giật mình với số đĩa la liệt trên bàn.
Chỉ bán một món và nằm khuất trong hẻm 76B trên đường Phan Xích Long (quân Phú Nhuận, TP HCM), bánh ướt Ban Mê từ lúc mở đến cuối ngày luôn tấp nập khách.
Có được điều này là nhờ cách bán món bánh quen thuộc với thực khách ba miền - bánh ướt - một cách đặc biệt.
Khác với những chiếc bánh cuốn thuôn dài, vỏ mỏng, nhân thịt nấm quen thuộc của bánh cuốn, hay đĩa bánh đầy đặn các bánh, rau sống, các loại chả..., đĩa bánh ướt tại đây đơn giản là một miếng bánh mỏng điểm xuyết ít chà bông (ruốc) tôm, hành phi trải rộng trên đĩa.
Ăn kèm là bốn loại nhân khác nhau gồm thịt nướng, nem nướng,nem chua và giò thủ (chả thủ).
Cùng các loại rau có tác dụng giảm ngán là xoài xanh bào mỏng, dưa cải, dưa leo và rau thơm.
Theo chia sẻ của chị Giang, chủ quán, các món ăn tại đây đều được chị chế biến và ra công thức. Nhân viên chỉ thực hiên thao tác cắt, nướng hay mang ra cho khách.
Cách thưởng thức bánh cuốn ở đây khá đặc biệt. Bột bánh sau khi được hấp chín, trải đều trên đĩa với ít chà bông tôm, hành phi được mang đến bàn.
Thực khách cho nhân (thịt/nem nướng/nem chua) lên trên, thêm ít dưa cải, xoài xanh, dưa leo, rau thơm và cuốn lại thành một cuốn xinh xắn. Bạn có thể chấm chiếc cuốn bé xinh ấy cùng mắm nêm hay nước mắm chua ngọt tùy khẩu vị.
"Mình đã ăn cách này rất lâu ở Nha Trang. Sau khi vào Sài Gòn, mình muốn mở bán như thế. Ấp ủ rất lâu, nhưng gần đây, mình mới có cơ hội thực hiện", chị Giang, chia sẻ. Ngoài cách ăn khác biệt đối với người Sài Gòn, chỉ có thịt nướng được tẩm ướp đậm đà.
Song nếu đi đông, bạn có thể gọi các loại nhân khác nhau để trải nghiệm sự khác nhau giữa cuốn một nhân, hai nhân hay ba nhân... Dù ít hay nhiều, mỗi cách kết hợp đều mang đến cho bạn những trải nghiệm khác nhau.
Cách thưởng thức lạ của món quen, hay phương pháp cuốn chấm được lòng nhiều thực khách. Mức giá chỉ dao động cho tất cả các món từ 2.000 - 7.000 đồng.
Theo Zing
[Chế biến] - 4 món chè trôi nước cho Rằm tháng Giêng Những món chè trôi nước nóng hổi, thơm ngon này chị em hãy nấu vào dịp Rằm tháng Riêng nhé! Rằm tháng Giêng hay còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu được người Việt vô cùng coi trọng. Ông cha thường quan niệm "cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng" vì thế vào ngày này, các gia đình đều làm cỗ để...