Bánh Trung thu Trung Quốc siêu rẻ: Băn khoăn thật, giả?
Chiếc bánh nội địa thấp nhất cũng là khoảng 1 NDT/chiếc, chưa kể tính chi phí vận chuyển thì không thể có chuyện giá 2.200 đồng/chiếc.
Bánh Trung thu trong nước chưa kịp rục rịch thì hàng bánh Trung thu “nhập khẩu nội địa Trung Quốc” đã tràn lan thị trường.
Theo phản ánh của báo chí, bánh Trung thu Trung Quốc đang được các mối buôn Việt Nam tranh nhau nhập về và bán tràn ngập trên thị trường với mức giá chỉ chưa đến 2.200 đồng/chiếc.
Bánh Trung thu Trung Quốc được bán công khai trên các trang mạng không có hạn sử dụng lên tới 6 tháng và giá chỉ có 2.200 đồng/chiếc nếu mua số lượng lớn.
Đây là những chiếc bánh Trung thu mini có khối lượng khoảng 40gram, có lớp vỏ bánh mềm và thơm ngon, nhân bên trong ngọt ngọt thanh thanh, không ngọt đậm. Đặc biệt, hạn sử dụng của những bánh này lên tới 6 tháng chứ không chỉ có 2 hay 3 tháng như hàng của Việt Nam.
Loại bánh được bán sỉ với giá 320.000 đồng/thùng khoảng 130 – 135 chiếc, nếu mua 5 thùng thì giá chỉ còn 300.000 đồng/thùng.
Nếu bán giá lẻ, giá của chúng là 5.000 đồng/chiếc, 45.000 đồng mỗi 10 chiếc và được mua trộn các vị tùy thích.
Theo một số chủ hàng chuyên nhập hàng từ Trung Quốc về bán. Giá mỗi chiếc bánh được công khai trên những trang thương mại điện tử của Trung Quốc như 1688.com, Alibaba.com hay taobao.com… có giá từ khoảng 1,1 nhân dân tệ (NDT)/chiếc.
Nếu mua hàng với giá sỉ thì sẽ là khoảng 1 NDT/chiếc. Cộng thêm với các khoản phí vận chuyển, công đi nhập hàng… thì cũng không thể có giá thấp hơn 1,5 tệ.
Ngoài ra, các thông tin chi tiết về mặt hàng bánh Trung thu của Trung Quốc được đăng tải công khai cũng chỉ có hạn sử dụng 1 tháng hoặc 2, 3 tháng.
“Người buôn nào cũng muốn có lãi cao nên không hề có chuyện lấy công làm lãi nếu đã chuyên làm kinh doanh. Các chi phí vận chuyển, chi phí ở Trung Quốc, ra cửa khẩu, chi phi về Việt Nam, vận chuyển đến kho hàng không phải là quá thấp. Nếu buôn bán đúng hàng hóa trên các trang mạng của Trung Quốc thì không thể có giá 2.200 đồng/ chiếc bánh được” – chị Nguyễn Hòa – chủ một shop chuyên bán hàng nội địa Trung Quốc tại Quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết.
Chị Hòa cho rằng, nếu là hàng có nhãn mác đúng như trên các trang web công khai của Trung Quốc thì giá không thể rẻ như vậy. Còn nếu đã rẻ được như vậy thì hàng này nhiều khả năng là làm giả.
“Bánh có thể là bánh chất lượng thấp được bao bì như những chiếc bánh chất lượng trung bình khác bán trên thị trường Trung Quốc. Nếu là bánh để được 6 tháng, chắc chắn cũng phải nghi ngờ về chất bảo quản ở đó rồi. Chưa kể việc đóng gói đóng thùng thô sơ như vậy có thể không đảm bảo vệ sinh. Tôi không dám nhập những hàng thực phẩm về bán bởi vì việc làm nhái ở Trung Quốc quá nhiều và mình không phân biệt được” – chị Hòa nói.
Nhãn mác hàng hóa chỉ độc chữ Trung Quốc
Video đang HOT
Chủ shop Mũm Mĩm… có địa chỉ tại Quận Cầu Giấy, Hà Nội, đang bán bánh Trung thu Trung Quốc có giá khoảng 4.500 đồng/chiếc trọng lượng 40 gram khẳng định hàng này là nhập từ một công ty Đài Loan (Trung Quốc) nhưng chị không có các giấy tờ gì của cơ quan chức năng về chất lượng của sản phẩm này.
Tất cả những thông tin về sản phẩm đã được in sẵn trong túi nilon bọc bên ngoài chiếc bánh được viết bằng chữ Trung Quốc màu đỏ thẫm. Màu mực thứ hai là màu đen được in lên ngay mặt trước của sản phẩm, được cho biết là ngày sản xuất. Trong túi đựng cũng không có túi giấy hút ẩm hay bất cứ loại bảo vệ nào khác.
Khi yêu cầu được xem những thông tin về nhà sản xuất, chủ shop này thắc mắc ngược lại: “Hàng này chỉ là hàng ăn chơi bời ở Trung Quốc cũng như quẩy ngọt, quẩy cay ở Việt Nam, bán theo cân, theo lạng. Không phải hàng cao cấp thì sao có được đủ các loại giấy tờ như đòi hỏi? Hàng này nhập về đang bán không kịp, còn không có hàng bán. Khách còn đang phải chờ vẫn chưa có hàng”.
Hàng mới tranh thủ sự tò mò của người tiêu dùng, không cần biết chất lượng.
Đúng như nhiều chia sẻ của chủ hàng, một số mặt hàng của Trung Quốc mới lạ, bắt mắt đã lập tức thu hút sự tò mò của người tiêu dùng Việt. Chỉ khoảng 1 tháng nữa thôi, khi gần đến Trung thu, người người, nhà nhà đều nhập bánh Trung thu Trung Quốc về bán, các nhà sản xuất trong nước cũng ồ ạt tung ra sản phẩm mới thì sức mua cũng sẽ giảm.
Cách kinh doanh tranh thủ theo mùa vụ và chộp giật như vậy liệu hàng hóa của họ có đủ đảm bảo để người Việt bỏ vài đồng tiền lẻ để mua ăn thử khi chưa biết thực sự chất lượng của chúng đến đâu?
Cúc Phương
Theo baodatviet
Sức hấp dẫn vượt thời gian của tò he
Con giống bột (tò he) là một trong số ít những món đồ chơi dân gian vẫn còn sức hấp dẫn đối với trẻ em ngày nay. Những con vật nhỏ xinh, nặn bằng bột nhiều màu sắc và dễ cầm nắm thường được trẻ nhỏ lựa chọn mỗi dịp vui chơi tết Trung thu. Truyền thống là hình trâu, chuột, chó, gà, lợn hay lính tốt đỏ, vua, quan... với đường nét cổ nguyên bản. Nhưng cũng có những mẫu mã và cải tiến để chiều lòng thị hiếu.
Một không gian văn hóa đậm nét truyền thống được mở tại Trung tâm giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội trưng bày giới thiệu làng nghề chuyên làm con giống bột Xuân La, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Đồ chơi con giống bột có 2 loại chính: loại được làm bằng bột hoành tinh pha bột nếp rồi khi khô được quang dầu cho bóng; loại còn lại được làm bằng bột tẻ pha ít bột nếp sau khi chơi đêm rằm xong có thể hấp lên ăn được.
Vào khoảng năm 1984, Phú Xuyên hồi sinh mạnh mẽ loại đồ chơi này sau một thời gian dài mai một. Các vị lão làng như cụ Thống Hàng, cụ Đặng Xuân Hạ, cụ Nguyễn Văn Tố... quyết định thoát khỏi khuôn khổ lễ hội Trung thu và hướng mục tiêu đến đối tượng rộng lớn hơn để có thể sống quanh năm. Trong ảnh là chị Nguyễn Thị Tính (thôn Xuân La, xã Phượng Dực, Phú Xuyên, Hà Nội) đang trình diễn nặn con giống bột.
Các loạt bột nhiều màu sắc và những dụng cụ đơn giản để tạo ra những con giống bột hấp dẫn trẻ nhỏ. Những con "chim cò" (con giống bột, hay tò he) dần mở rộng sự xuất hiện trong các nghi thức tâm linh như hầu đồng, mâm trầu cau để cúng rằm hay giỗ chạp.
Con giống bột vượt ra khỏi Phú Xuyên lên Hà Nội và nhiều tỉnh lân cận, từ đó khôi phục lại nghề làng. Trong thời gian này, con "chim cò" có một sự thay đổi lớn, từ con giống chỉ đặt trong khuôn đế, cụ Hai Xai ở làng Xuân La có sáng kiến cắm các con bột này vào que tre để dễ phơi phóng, tốn ít chỗ, tiện cầm nắm và thoát ra khỏi sự hạn chế của hình dạng cũ.
Sau đó những con giống mới được lấy mẫu từ phim hoạt hình, truyện tranh dần xuất hiện.
Mâm ngũ quả chơi Trung thu làm bằng bột nhiều màu sắc của Hồ Thị Tầm người làng Xuân La thực hiện.
Những con giống bột nhiều khi cũng được kết hợp lại với nhau để tạo thành bộ như bộ tứ linh. Trong ảnh là hình Phụng.
Hình Long trong bộ tứ linh: Long - Lân - Quy - Phụng.
Những hình thù ngộ nghĩnh, ngây ngô rất hấp dẫn trẻ nhỏ. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách, nguồn gốc của nghề nặn con giống bột lại xuất phát từ Hà Nội, đến mùa Trung thu người các tỉnh lại lên Hà Nội mua về bán lại ở địa phương khác.
Những con giống bột xuất hiện trên mâm quả đón Trung thu, đúng với ý nghĩa mâm cỗ đêm rằm không chỉ để ăn mà còn để ngắm, nghe, ngửi.
Từ khi con giống được cắm vào que, người thợ đã dễ dàng sáng tạo hơn trong, đôi bàn tay khéo nhiều hình dáng kỳ thú dần hiện ra rất bắt mắt.
Lục súc là 6 con thú gần gũi và cần thiết cho con người trong đời sống nông nghiệp xa xưa, đó là: trâu, ngựa, chó, lợn, gà, dê thường xuyên xuất hiện và là những con giống được làm từ lâu. Trong ảnh là con giống bột hình trâu.
Con giống bột hình chó.
Con giống bột hình lợn.
Con giống bột hình gà.
Con giống bột hình dê.
Con giống bột hình ngựa.
Con giống bột xuất hiện trong 12 con giáp.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Đường phố tê liệt vì hàng nghìn người xem múa lân Tối 3/10, hàng nghìn người dân các vùng lân cận đã tập trung về TP Quảng Ngãi xem biểu diễn lân khiến nhiều tuyến phố trung tâm xảy ra tình trạng kẹt xe cục bộ. Người dân Quảng Ngãi nô nức xem múa lân khiến đường phố kẹt cứng Từ khoảng 18h ngày 3/10, lượng người khắp nơi đổ về trung tâm TP...