Bánh Trung thu hương vị Hong Kong
Tại xưởng sản xuất bánh Trung thu Long Đình, Hà Nội, nghệ nhân Hong Kong đã cho ra đời những chiếc bánh Trung thu với nguyên liệu như đậu xanh, hạt sen loại 1, trà xanh được chiết xuất từ những búp trà non…
Tuy bánh chỉ được bán trước Trung thu chừng một tháng, nhưng thực tế là công việc chuẩn bị đã bắt đầu từ trước đó rất lâu.
Đầu tiên, các sư phụ làm bánh tại Long Đình phải xem xét và đặt hàng để đến hẹn có thể nhận được những nguyên liệu tốt nhất. Vào khoảng giữa tháng 5, họ đã bắt đầu mua đường trắng, nấu thành nước đường. Đây gần như là công đoạn quan trọng nhất của việc làm bánh để nấu được một nồi nước đường đạt tiêu chuẩn. Sau khi nấu, phải mất ít nhất là 15 ngày cho tới 2 tháng, nước đường ấy mới được đem ra sử dụng. Nếu đợi được khoảng 3 tháng thì càng tốt.
Vào đúng dịp bánh bắt đầu được bán ra, những nghệ nhân này sẽ phải tính nên làm bao nhiêu cái bánh để vừa vặn bán hết. Điều này sẽ giúp thực khách có thể được thưởng thức bánh một cách ngon nhất.
Nhờ sự mới lạ của hương vị trong sự quen thuộc của nguyên liệu, vẻ sang trọng trong thiết kế, bài trí hộp bánh đã tạo nên sự độc đáo, khác biệt của bánh Trung thu Long Đình.
Bánh trung thu Long Đình – sản phẩm của nhà hàng Long Đình
64B Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Video đang HOT
Tel: 04 39429168 /Hotline: 0902 286 286
www.banhtrungthulongdinh.vn.
Theo VNE
Làng đèn ông sao tất bật dịp trung thu
Bất chấp sự du nhập của đồ chơi hiện đại, chiếc đèn ông sao truyền thống vẫn được nhiều bé ưa thích trong đêm rằm. Những ngày này, các nghệ nhân ở Nam Định đang miệt mài sản xuất.
Làng Báo Đáp, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực (Nam Định) từ lâu nổi tiếng với nghề làm đèn ông sao truyền thống.
Hộ bà Nguyễn Thị Hải ở xóm 3 là một trong những gia đình nối tiếp nghề do ông cha để lại từ nhiều đời.
Vào thời điểm trước dịp trung thu 2 tuần, gia đình làm không hết việc. Mỗi ngày hộ gia đình này cho ra đời hàng trăm chiếc đèn để xuất đi các tỉnh thành.
Không chỉ làm đèn, hộ nhà ông Hoàng Văn Bình còn nhập giấy bóng về nhuộm màu để cung cấp cho các gia đình quanh làng.
Làng Báo Đáp có hàng trăm gia đình làm đèn trung thu. Bắt đầu từ trước dịp trăng rằm 2 tháng, các nghệ nhân đã rục rịch khâu lắp ráp và trang trí cho đèn.
Trẻ em cũng tham gia làm việc những ngày này.
Bé Nguyễn Minh Tuấn, mới 5 tuổi nhưng đã dán trang trí cho đèn rất thành thạo.
Anh Nguyễn Văn Thanh (ảnh) cho biết thời điểm này đang phải làm việc tới 16 giờ một ngày. "Mệt nhưng phấn khởi vì hàng bán chạy", anh nói.
Em Nguyễn Đức Hùng, một học sinh lớp 9 đang làm cán tay cho đèn.
Để hoàn chỉnh một chiếc đèn trung thu phải qua nhiều công đoạn phức tạp. Tất cả đều làm bằng tay, từ vót tre, in hoa văn, cắt khung, làm xương đèn, lắp cán... mới tạo thành một chiếc đèn ông sao hoàn chỉnh. Giá bán tại đây từ 5.000 đến 10.000 đồng tùy kích cỡ.
Các con của anh Thanh sớm được bố thưởng cho những chiếc đèn dạo chơi trên đường làng. Anh cho biết, tại đây vào đêm trung thu, trẻ em trong làng đốt đèn sáng rực rỡ, cả làng cùng vui múa hát với nhiều cuộc thi hấp dẫn trong khi đón trăng.
Theo VNExpress
Nghệ nhân khóc thuê ở Trung Quốc Hu Xinglian quỳ gối trước thi thể của Liang Zhicai, một tay tì lên linh cữu của ông và gào khóc dữ dội. Tuy nhiên, Hu chẳng mảy may đau khổ. Bà là người khóc thuê chuyên nghiệp. Hu Xinglian khóc trong đám tang của Ling Zhicai. Ảnh: AFP. Người dân nhiều vùng ở Trung Quốc vẫn duy trì những nghi lễ trước...