Bánh trung thu đem biếu, riêng tiền mua hộp chiếm bao nhiêu?
Vỏ hộp bánh trung thu ngày càng được thiết kế đẹp hơn. Trên đó, có cả tranh của các họa sĩ. Điều đó cũng khiến bánh đội giá.
Bánh trung thu truyền thống vẫn hấp dẫn với thực khách
Họa sĩ Bùi Trong Dư vẫn nhớ mùa trung thu cách đây đã 3 năm, khi đó, đột nhiên ông nhận được lời chúc mừng của bạn bè và hình chụp hộp bánh trung thu của một khách sạn 5 sao. Trên vỏ bánh có in tranh vẽ hoa sen với bút pháp đã trở thành “danh thiếp” của ông.
“Tôi cũng chẳng hiểu sao họ lại in tranh của tôi lên đó, vì tôi có biết gì đâu!”, ông Dư nói. Sau này, ông Dư cũng nhận được tiền tác quyền từ đơn vị sản xuất vỏ hộp. Và tới mùa năm nay, tranh sen của ông lại xuất hiện trên hộp bánh thiết kế.
Những hộp bánh thiết kế đẹp là điều các khách sạn 5 sao đã làm mấy chục năm nay. Tuy nhiên, giờ đây, các thiết kế mỗi mùa lại thêm chi tiết hơn.
Đầu bếp Nguyễn Văn Khu, chủ của Ngon Bakery, cho biết bánh khách sạn vốn ngon và an toàn vệ sinh, nhưng giá còn cao thêm, do vỏ hộp đặc biệt. Đó là kinh nghiệm 10 năm ông làm tại các khách sạn lớn như Melia, Hà Nội, Fortuna, Sheraton, Hilton, Grand Plaza.
“Tại sao bánh khách sạn đắt đỏ? Vì họ phải thiết kế hộp mỗi năm 1 khác. Họ phải nhập nguyên liệu đầu vào của các công ty thực phẩm lớn, giá nhân công làm việc cao. Đa phần là các đầu bếp có trình độ làm. Những tên tuổi của mỗi khách sạn 5 sao tạo nên cũng là giá trị được đong đo khi bạn cầm trên tay hộp bánh của họ”, ông Khu nói.
Bánh nhân thập cẩm vẫn là loại bánh được nhiều người yêu thích
Bánh home-made nỗ lực làm mới từ mẫu mã
Video đang HOT
Bà Thu Hương, chủ Nhà hàng Bể cá, đánh giá việc bánh khách sạn đắt, hộp cũng đắt là chuyện bình thường. “Mỗi một loại sản phẩm đều có khách hàng riêng của họ, và người mua đều có lý do riêng khi mua hàng. Bánh khách sạn hầu hết dùng nhân nhuyễn nên hạn lâu, đi biếu không lo hỏng, lo mốc, bao bì lịch sự sang trọng, nhìn sơ cũng biết giá trị. Do vậy, đi biếu đảm bảo yếu tố an toàn, chắc chắn”.
Cũng theo bà Hương, bánh trung thu truyền thống có nhiều thương hiệu rất ngon, nhưng bao bì chưa đẹp, nên lại chỉ để ăn hay thắp hương tại nhà. Trên thực tế, dạo quanh làng bánh kẹo Xuân Đỉnh, có thể thấy rõ điều này. Làng có nhiều thương hiệu bánh trung thu có tiếng như Đinh Tỵ, Bình Chung… Giá bánh cũng rất “tình thương mến thương”, tuy nhiên vỏ hộp lại quá đỗi đơn giản. Chẳng hạn, vỏ hộp bánh trung thu con cá cảm giác không hề thay đổi suốt chục năm qua: chỉ là một hộp nhựa bầu dục, có nắp trong. Bên trong, cạnh con cá là vài sợi trang kim.
Bánh trung thu nặn tay hình heo cận
Điểm lợi thế cho nhiều nhà bánh home-made năm nay là họ có nhiều nguồn hộp hơn. Các hộp cũng được làm cầu kỳ với nhiều hộp nhỏ đựng từng chiếc bánh bên trong và hộp to vỏ cứng hơn bên ngoài. Trong vỏ hộp to cũng có lót nhung hoặc lụa. Nhờ thế, các nhà bánh home-made có thể tập trung hơn vào việc làmbánh của mình. Dòng bánh này thường cầu kỳ.
Cũng có nhà bánh trung thu homemade chọn hướng đi riêng. Chẳng hạn, nhà Gia Trịnh có những giỏ mây hoặc mẹt tre để đựng bánh. Nhà hàng Bể cá cầu kỳ hơn với những hộp tre có nhuộm màu. Bà Thu Hương cho biết, là một bếp homemade, tập trung vào mảng bánh trung thu truyền thống, bà luôn ý thức phải tạo nhận dạng Việt Nam, Hà Nội.
“Tôi luôn đi tìm những bảng màu truyền thống trong tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, trên mặt nạ, đèn Trung thu và kết hợp với những bảng màu xu hướng nhất của thời trang thế giới, như thế, để hộp bánh trung thu vẫn có nét hồn xưa, mà vẫn tối giản, hiện đại, không bị lai tạp văn hoá. Ví dụ, bao bì tôi lựa chọn cho Nhà hàng bể cá là hộp nan tre, thứ hộp hồn cốt của dân Bắc bộ. Tôi lại đặt nhuộm chúng bằng những bảng màu hiện đại nổi bật mà vẫn nhuốm màu ký ức xưa, như màu xanh lá sen sẫm kết hợp với dây đay hồng điều như chiếc bánh cốm truyền thống xưa của người Hà Nội”, bà Hương nói.
Một người nhiều kinh nghiệm trong quản lý khách sạn 5 sao cho biết, trong khi các loại vỏ hộp đại trà có thể rẻ hơn, chi phí sản xuất từ 15.000 – 50.000 đồng/hộp, thì chi phí hộp và phụ kiện bánh ở các khách sạn 5 sao thường chiếm 10-20% chi phí sản xuất hộp bánh và phụ kiện thường chiếm 10 – 20% chi phí sản xuất hộp bánh. Tuy nhiên, khi bán, họ bán cả gói combo chứ không phải là bánh riêng, hộp riêng.
Trong khi đó, ở phân khúc bánh cao cấp nhưng không phải của khách sạn 5 sao, vỏ hộp cũng được bán cùng luôn, không tính rời. Chi phí sản xuất hộp cứng chạy từ 200.000 – 400.000 nghìn đồng/hộp kèm túi xách ngoài. Các phụ kiện thêm vào sẽ tính vào mức giá tùy trường hợp.
Theo Thanhnien
Hải Phòng bánh trung thu Đông Phương: "Cầu" vượt "cung"
Vào những ngày này trên một con phố cổ nhà nhà xếp hàng mua bánh trung thu như thời bao cấp ngày xưa xếp hàng mua lương thực.
Luôn "cháy" hàng
Nhiều ngày qua, trên đường Cầu Đất, phường Cầu Đất, TP. Hải Phòng, luôn xảy ra cảnh tắc đường khi hàng ngàn người dân trên địa bàn kéo nhau tới các cửa hàng bánh Trung thu truyền thống để mua bánh .
Ghi nhận của phóng viên, tại hiệu bánh Trung thu Đông Phương 172 Cầu Đất (Hải Phòng), không quản ngại thời tiết mưa nắng, từ 6 giờ sáng, người dân xếp hàng, xô đẩy, chen nhau mua bánh trung thu. Cảnh cãi vã, xếp hàng, tắc đường là điều dễ dàng nhìn thấy ở những tiệm bánh truyền thống trên tuyến đường này.
Một trong những lý do mà thực khách chọn sản phẩm của cửa hàng này đó là rất nhiều người lại thích hương vị truyền thống của Bánh Trung thu làm theo phương pháp thủ công truyền thống. Bánh Trung thu của các công ty sản xuất hàng loạt có bao bì bắt mắt, nhiều điểm nhấn và ngày càng hướng đến tính sang trọng thì bao bì đóng gói của cửa hàng bánh truyền thống này được làm khá "thô sơ" và theo sự nhận xét của người tiêu dùng thì đó mới là nét truyền thống mà họ cần. Người Hải Phòng ngoài mua cho gia đình còn mua bánh Trung thu để đi biếu
Sản xuất bánh trung thu Đông Phương nơi nhận hàng đặt của các tổ chức doanh nghiệp
Anh Nguyễn Quang Hưng, ở phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền, 8h sáng đã có mặt tại đây. Phải tới hơn 9 giờ mới đến lượt anh mua bánh. Anh vui vẻ cho biết, đã nhiều năm nay anh thường xuyên mua bánh Trung thu Đông Phương để ăn và tặng bạn bè trong dịp Trung thu. Gia đình anh thích bánh truyền thống có giá cũng không rẻ hơn các loại bánh khác hiện đại là mấy, nhưng quan trọng nhất là ngon, đảm bảo vệ sinh và hợp khẩu vị mẫu mã mua làm quà biếu cũng rất lịch sự".
Bánh Trung thu truyền thống thường có giá từ 50.000 - 200.000 đồng/chiếc, loại bánh đặc biệt có giá khoảng từ 200.000 đến 300.000 đồng/chiếc. Mặt hàng bánh mà người dân ưa chuộng và mua nhiều nhất là bánh dẻo, bánh nướng với các hương vị cổ truyền như: thập cẩm đỗ xanh, thập cẩm trứng muối, thập cẩm thịt lợn nạc...Bánh Trung thu truyền thống không sử dụng chất bảo quản nên chỉ dùng ngon nhất trong vòng 7 ngày... Nhân viên trong cưa hang luôn lam viêc hêt công suât đê đap ưng nhu câu ngày càng tăng cua thực khách.
Mê hương vị bánh cổ truyền, chị Bùi Thị Thảo (Lê Chân, Hải Phòng) cho biết: "Năm nào cũng phải xếp hàng mua bánh mà mỗi lần mua chỉ được mua 3 hộp bánh nên năm nay tôi quyết định rủ đứa cháu gái đi cùng để có thể mua được 6 hộp, mình vừa để ăn, vừa để mang đi biếu".
Chị Thảo chia sẻ: "Tôi nghĩ cửa hàng nên mở rộng hơn, tăng nhân lực để đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng, chứ xếp hàng rồi muốn lựa chọn bánh cho phù hợp với nhu cầu của mình cũng không được thì "hơi quá đáng". Chưa kể đến do đông đúc, áp lực, nhân viên không còn giữ được thái độ niềm nở với khách hàng".
Trái ngược với cảnh xếp hàng, xô đẩy, chen nhau mua bánh Trung thu truyền thống ở phố Cầu Đất, trên nhiều tuyến đường sầm uất nhất Hải Phòng như Tô Hiệu, Lạch Tray... các gian hàng bán bánh Trung thu của các công ty bánh kẹo nổi tiếng trong nước lại thưa thớt người tới mua bánh.
Cửa hàng phân phối bánh trung thu 172 Cầu Đất
Vẻ cân đối từ hoài niệm quá khứ
Cố nhà dân tộc học Đào Hùng trong cuốn Câu chuyện ẩm thực dưới góc nhìn lịch sử cho rằng với người VN, Trung thu là ngày lễ nông nghiệp, mùa thu là mùa âm thịnh được mặt trăng ngự trị. Vì thế, họ thường xem trăng để đoán tương lai mùa màng. Nếu trăng sáng vụ thu hoạch sẽ tốt, trăng vàng là điềm báo tằm nhả nhiều tơ, trăng có vết đen mờ là điềm báo chiến tranh. Tàn dư của tín ngưỡng vẫn còn lại trong cách ăn uống và chơi vui thời hiện đại.
"Chiếc nguyệt bính được người Việt gọi là bánh dẻo vẫn làm bằng bột gạo nếp có màu trắng, tuy vỏ ngoài hơi khác nhưng nhân vẫn là những thứ hạt như người Trung Quốc thường làm gồm: trứng, mỡ phần thái nhỏ, hạt dưa, vừng, hạt dẻ, hạt sen, bí đao, quất... Bên cạnh đó, chiếc bánh nướng hình tròn cũng là biểu tượng mặt trăng, lại có thêm hình con lợn nái hay đàn lợn con, tất cả đều là hình ảnh cầu cho sinh sản gia tăng", ông Đào Hùng viết.
"Gọi là bánh truyền thống nhưng gốc gác bánh trung thu cũng không phải của VN. Nhưng cách làm truyền thống kiểu VN, và kiểu Hải Phòng thì có. Tuy cùng nguyên tắc nhân bánh là các loại đậu đỗ sen hay mứt thì nhân bánh truyền thống cũng giữ được vị thanh nhẹ rất riêng", bà Nguyễn Thị Kim Oanh - Việt kiều Đức chia sẻ. Bánh trung thu truyền thống của các nghệ nhân có tiếng tại khắp cả nước như Hải Phòng đều có từ giá trị truyền thống. Trước kia chưa sang Đức mỗi dịp trung thu về gia đình đều lựa chọn loại bánh nhân thập cẩm truyền thống. Nay ở nước bạn được nhận một hộp bánh của quê hương lòng bồi hồi xúc động lắm.
Nhiều người cứ quấn quýt lấy hương vị bánh xưa như vậy. Trên bản đồ bánh trung thu truyền thống Hải Phòng, có thể thấy sự phân bổ "co cụm" của nhiều thương hiệu nổi tiếng ở khu phố Cầu Đất. Ở đó, đồng loạt có: Đông Phương; Thanh Lịch; Như Ý; Bình Minh; Kim Thanh...
Vào những ngày này phố Cầu Đất - Hải Phòng luôn ở trong tình trạng tắc nghẽn do dân xếp hàng đợi mua bánh cổ truyền
Nếu như bánh Thanh Lịch vỏ thơm dịu, nhân cân đối về màu sắc và độ giòn thơm của mứt, vừng và hạt dưa, độ ngọt vừa phải thì dẻo đậu xanh trứng mặn là món trội nhất của ông Nhuận. Bánh Đông Phương được khen ngợi vô cùng vì món bánh nướng thập cẩm, với vị ngậy được kiểm soát rất tốt của nhân...
Gia đình anh Ngô Tùng - Hải An cuối cùng cũng đã đóng xong gói hàng trung thu để gửi sang châu Âu cho chị gái. Rất nhiều bánh nướng, bánh dẻo hiệu Đông Phương. Anh Tùng chia sẻ: "Đông Phương lúc nào cũng đắt hàng bánh trung thu. Vị ngon thanh thoát, ngọt ngào, thơm sâu lắng. Lúc cao điểm, cũng xếp hàng mãi mới đến lượt thì được thông báo hết hàng. Nói chung, vào những ngày này cửa hàng Đông Phương xếp dài mua bánh như thời bao cấp xếp hàng mua gạo, thịt. Với gia đình tôi năm nào cũng mua biếu và gửi cho các chị ở nước ngoài. Nhà tôi ăn bánh Đông Phương hàng chục năm nay rồi, chúng tôi ăn và thấy vẫn như xưa", anh Tùng chia sẻ.
Bà Đặng thị Thanh Hương - GĐ công ty bánh mứt Đông Phương chia sẻ: Do đặc trưng là bánh tươi với hạn sử dụng không quá 10 ngày, lại có những nguyên liệu phải tự làm, nên số lượng bánh sản xuất của Đông phương cũng có hạn. Thời điểm này, chúng tôi không sản xuất kịp. Mặc dù vậy chúng tôi cũng quản lý nguyên liệu đầu vào rất quy chuẩn. Cụ thể hạt sen, mỡ muối đều do nhà tự làm. Chưa kể, với bánh đỗ xanh, Đông Phương dùng đỗ xanh nguyên vỏ ngâm rồi mới đãi làm bánh. Như thế, vị đỗ xanh sẽ thơm ngậy hơn. Bánh nhân thấp cẩm, Đông Phương tự làm lấy hạt sen ngay khi sen vào mùa theo cách riêng, như thế để giữ hương sen nguyên vẹn. Một mặt nữa "Mỡ muối tôi phải kén mỡ gáy, phải muối 4 tháng mới ngon. Lúc đó mỡ trong và không ngấy. Bản thân mỡ gáy cũng có độ giòn và không ngậy quá như mỡ thăn. Miếng mỡ muối khi thái ra phải trong veo mới là đạt. Lúc đó bánh trung thu sẽ béo mà không ngấy", chị Hương bật mí bí quyết làm bánh. Đông Phương cũng chủ động trong việc làm các nguyên liệu khác của bánh trung thu. Đặc biệt, Đông Phương vẫn giữ cách đập bánh dẻo truyền thống, dùng lòng trứng tạo độ trắng chứ không dùng hóa chất để tẩy màu. Chị Hương lưu ý nếu bánh dẻo quá trắng mà không có độ ngà ngà thì đã dùng thuốc tẩy rồi.
Theo Enternews
Các loại bánh Trung thu handmade đẹp lạ, thơm ngon quyến rũ khách thành phố Loại bánh Trung thu mẫu mã đẹp mắt, giá rẻ hơn nhiều so với bánh truyền thống đang chiếm lĩnh thị trường online. Ở phân khúc bánh Trung thu giá bình dân có bánh homemade, handmade đủ loại nhân thập cẩm truyền thống, hay sen nhuyễn, trà xanh, đậu xanh, đậu đỏ, khoai môn... Mới hơn có nhân cốm tươi, sầu riêng, nhân...