Bánh trung thu của các quốc gia trên thế giới trông như thế nào? Có nơi giống Việt Nam 100%
Hãy cùng khám phá xem những đất nước này sẽ có món ăn truyền thống gì khác với Việt Nam nhân dịp Trung thu nhé.
Bánh nướng, bánh dẻo là thứ bánh trung thu truyền thống của Việt Nam. Chiếc bánh trung thu của người Việt tượng trưng cho sự đoàn viên, khát vọng hạnh phúc.
Hàn Quốc
Tết Trung thu ở Hàn Quốc hay còn gọi là lễ Chuseok là dịp lễ lớn trong năm của người Hàn, kéo dài trong 3 ngày. Mâm cơm ngày Chuseok của người Hàn Quốc có rất nhiều món nhưng không thể thiếu món bánh gạo nếp hình bán nguyệt mang tên Songpyeon.
Chiếc bánh nhỏ xinh này có vị ngọt thanh, mềm dai với chút hương lá thông ngai ngái, mang ý nghĩa về sự sinh sôi, nảy nở và hạnh phúc viên mãn.
Singapore
Do có cộng đồng người Hoa đông đảo nên Trung Thu cũng là một dịp lễ hội lớn trong năm tại đảo quốc sư tử Singapore.
Ngoài hương vị sầu riêng được yêu thích nhất, bánh dẻo lạnh Singapore là cả một thế giới rực sắc màu, đầy sáng tạo, với đủ các loại nhân.
Bên cạnh hương vị truyền thống, có thể nói bánh dẻo nhân sầu riêng là loại bánh Trung thu đặc trưng của Singapore. Hầu hết người dân ở đây đều thích hương vị sầu riêng của loại bánh này.
Nhật Bản
Video đang HOT
Nhật Bản không còn sử dụng lịch âm, nhưng Tết Trung thu hàng năm vẫn được tổ chức rầm rộ. Trong dịp lễ, người Nhật sẽ thưởng thức bánh truyền thống Tsukimi dango – bánh nếp nhỏ xinh và tròn trịa tượng trưng cho vầng trăng trên trời.
Bánh được làm từ bột gạo, khá giống bánh gạo mochi, có nhiều hình dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là hình tròn.
Trong ngày Tết Trung thu, người gốc Hoa sống ở Philippines thường làm bánh trung thu rồi chia sẻ cho tất cả người thân, bạn bè và hàng xóm của mình.
Hopia là những chiếc bánh nướng đơn giản, không nhiều màu sắc hay hoa văn cầu kỳ nhưng cũng vô cùng hấp dẫn bởi phần nhân bánh đa dạng, thơm ngon.
Trung Quốc
Người Trung Quốc chỉ có bánh nướng chứ không có bánh dẻo như người Việt Nam. Ở những vùng miền khác nhau sẽ có những kiểu bánh nướng khác nhau, nhưng loại nhân bánh thường gặp nhất là nhân đậu xanh, đậu đỏ, táo tàu, sen nhuyễn cùng trứng muối.
Tết Trung thu ở Campuchia diễn ra muộn hơn hẳn so với các nước châu Á khác. Người Campuchia thường tổ chức “lễ hội trăng rằm” vào ngày 15/10 âm lịch. Lễ hội này thường được gọi là lễ hội Ok Om Bok.
Không có món bánh trung thu cầu kì như những nước khác, người dân nước này sẽ tổ chức lễ hội vái lạy trăng truyền thống với lễ vật cúng nguyệt đặc trưng là cốm dẹp cùng nhiều vật phẩm khác.
Theo noichungla
Bánh handmade chấm dứt thời kỳ đơn điệu của bánh Trung thu
Bánh hoa nổi sặc sỡ, bánh Diên hi công lược, bánh thạch... đang chiếm lĩnh thị trường bánh Trung thu năm nay.
Không còn bó hẹp trong mẫu bánh nướng, bánh dẻo, nhân thập cẩm và đậu xanh truyền thống, bánh Trung thu homemade thực sự nở rộ trong mùa trăng năm nay, với hình thức bắt mắt, cầu kỳ và hương vị đa dạng mà giá cả chỉ nhỉnh hơn bánh truyền thống một chút.
Khoảng 2 năm trở lại đây, cùng với việc xuất hiện những khuôn silicon (khuôn 3d), phong trào làm bánh tại nhà bùng nổ. Chị Trần Thu Thủy, 27 tuổi, nhân viên văn phòng ở Hà Nội cho biết, từ các khuôn đó, mỗi người thợ lại tạo nên những mẫu bánh riêng cho mình.
Rằm tháng 8 năm nay, Thủy đã tạo ra cả trăm mẫu mã bánh khác nhau từ hoa sen, hoa đào, các tạo hình con vật, bộ chữ Phúc, Lộc, Thọ...
"Làm bánh hiện đại tỉ mỉ và tốn nhiều thời gian hơn bánh truyền thống. Mình sẽ dùng màu rau quả, như củ dền, nghệ, lá cẩm, trà xanh để tạo màu sắc cho bánh. Tuy nhiên màu rau quả lên không được sắc nét, nếu có khách yêu cầu riêng mình sẽ dùng màu thực phẩm của Mỹ, bánh lên màu đẹp hơn", Thủy cho biết.
Những chiếc bánh được kết hợp tinh bột mỳ và than tre. Để được màu nhũ đẹp, người thợ nướng bánh lần đầu, sau đó mới quét nhũ vàng lên và nướng tiếp.
Chị Nguyễn Hằng (Hải Phòng) bắt kịp nhiều trào lưu làm bánh Trung thu trên mạng chỉ để phục vụ các con mình. Ngoài các bánh 3d, chị còn làm các bánh hình thù lạ mắt, hoặc bánh điêu khắc wagashi của Nhật.
"Bánh wagashi có lớp vỏ bánh được làm bằng tinh bột đậu trắng và nếp Nhật. Còn nhân thì vẫn theo kiểu bánh Trung Thu thông thường", chị cho biết.
Người mẹ này còn làm bánh theo bộ phim đang ăn khách nhất hiện nay là "Diên hi công lược" với hình của lệnh phi, hoàng hậu...
Với vẻ ngoài hút mắt như vậy, nhiều người tiêu dùng chuyển sang mua các bánh homemade. Ghi nhận từ một số người bán đều cho thấy số lượng tiêu thụ tăng mạnh trong năm nay. Như chị Trần Thu Thủy, nếu năm ngoái bán khoảng 2.000 chiếc thì năm nay tăng 4 lần, lên đến 8.000 chiếc.
Đam mê làm bánh 3 năm nay, chị Lê Thanh Thúy (Hà Nội) cũng dần kiếm được tiền từ sự khéo tay của mình. Năm nay với khuôn silicon, chị Thúy sáng tạo ra những họa tiết riêng, cùng nhân đặc biệt.
Nhân thập cẩm giảm lượng mỡ, đường và mứt bí, tăng các loại hạt như điều, hạnh nhân, giúp thực khắc không còn sợ cái "ngọt khé như nhân ngày xưa mà rất thơm bùi".
Ngoài ra, có các nhân đậu xanh hạt điều, trà xanh chà là, chocolate rum nho, chuối nướng dừa, sen, mỗi nhân lại có hoa quả sấy, mứt hạt kết hợp cùng tăng hương vị độc đáo. Lượng bán ra của chị Thúy năm nay khoảng 2.000 chiếc.
Theo chị, người tiêu dùng thích bánh homemade không chỉ vì nó có nhiền vị nhân ngon lạ khác nhau, mà còn vì không có chất bảo quản nên người dùng cũng cảm thấy yên tâm hơn. "Mọi người mua qua giới thiệu, bánh chỉ sử dụng trong 1-2 ngày thôi", chị Thủy cho hay.
Một số người làm bánh Trung thu homemade cũng cho ra đời loại bánh làm từ vỏ thạch, dành cho những người ăn kiêng, bị tiểu đường hoặc thích sự mới lạ. Nhân bánh bên trong vẫn là đậu, hạt hoặc thập cẩm.
Phan Dương
Ảnh: NVCC
Theo Vnexpress
Những thức quà mùa thu không thể thiếu trong đêm rằm Cho dù thời thế có đổi thay, con người và nhịp sống hiện đại trong mùa Trung Thu nay đã khác, thế nhưng mâm cỗ đêm rằm hầu như vẫn thế, vẫn gọi về sum vầy những thức quà - bánh trái "đặc sản" nhất của tiết trời thu. Bưởi xanh, bưởi đào Bưởi là thứ trái cây giản dị mà thân thiết...