Bánh tẻ nơi quê nhà
Đã lâu rồi không trở về quê, mình nhớ món bánh tẻ của bà quá! Ở quê bây giờ đang là mùa thu hoạch lúa, nhà nào cũng chở đầy thóc về nhà. Chắc giờ này bà đang chọn những loại gạo tẻ thơm ngon để làm bánh tẻ. Còn nhớ, bà thường chọn những loại gạo tẻ của năm ngoái để làm bánh được ngon hơn, còn gạo thu hoạch vụ này bà cất đi để năm sau lại mang ra làm.
Món bánh tẻ của bà nổi tiếng khắp chợ, bởi chiếc bánh tẻ được bà làm rất dẻo chứ không nhão. Khi ăn, banh vừa có độ giòn lại vừa có vị đậm đa cua đông sâu nươc măn, vị béo của nhân, nồng nàn của mùi lá quê. Vi vây, bánh tẻ được gói bằng lá rong tươi là ngon nhất.
Anh:vietmaisau.org
Nhân bánh được bà làm khá cẩn thận. Thịt lợn, hành tươi, mọc nhĩ được băm nhỏ, ướp gia vị trộn đều với nhau rồi đem xào chín trước khi mang ra làm nhân.
Video đang HOT
Anh:sieuthinhanh.com
Bây giờ rất ít nhà làm bánh, bởi làm được bánh tẻ ngon phải mất nhiều công đoạn lại tốn thời gian. Bà bảo muốn bánh tẻ được ngon thì nên làm bằng thứ gạo tám thơm, gạo được vo sạch trước khi xay thành bột rồi ngâm 3 đến 4 ngày, hàng ngày đôi lần chắt bỏ nước trong đi sau đó cho nước lã vào khuấy đều để ở chỗ mát thoáng gió, không được để bột bốc mùi chua.
Anh:simplevietnam.com
Thứ bột này được mang đi giáo cho có độ dính như keo bằng cách đun lửa. Khâu giáo bột này cực kì quan trọng bởi nó sẽ tạo nên mùi vị đặc trưng riêng của thứ bánh tẻ ở mỗi vùng miền.
Dưới bàn tay khéo léo và chuyên nghiệp của bà chiếc bánh tẻ được gói bằng lá rong tươi trông thật xinh xắn, nhìn những chiếc bánh tẻ ấy mà cái cảm giác thèm lắm tôi chỉ muốn ăn ngay. Nhưng bà bảo phải mang đi đun cách thuỷ để bánh chín mới ăn được. Hơi nóng của nước sôi sẽ làm bánh chín.
Anh:naungon.com
Bánh tẻ chấm với nước mắm rắc hạt tiêu xay hoặc chấm với tương ăn rất ngon, bánh tẻ ăn lúc còn đang nóng là ngon nhất.
Bà bảo sau này lớn có đi làm xa như các cô, các chú mày cũng đừng quên cái hương vị đậm đà của bánh tẻ quê mình! Bà ơi cháu quên sau được cái vị ngon đó của bánh, cháu đã đi nhiều nơi được thưởng thức thứ bánh tẻ của nhiều vùng nhưng bánh tẻ bà làm vẫn là ngon ngon nhất, cháu quên sao được những tháng ngày chập chững làm bánh tẻ cho bà.
Theo PNO
Ngọt thơm bánh rắn Đô Kỳ
Bánh rắn ăn nóng, vi bùi ngọt tinh tuý của gạo tẻ, béo ngậy của thịt lợn, mùi thơm của hành... thưởng thức cùng chút nước mắm nguyên chất, thêm chút ớt tươi tê tê đầu lưỡi hẳn không ai có thể quên được.
Nằm ở phía tây bắc của "vựa lúa Thái Bình", Hưng Hà quê tôi không thiếu những món quà quê dân dã làm từ lúa, trong đó phải kể đến bánh đa Làng Me, bánh chưng phố Lẻ, và nhất là bánh rắn Đô Kỳ.
Không nổi tiếng khắp mọi miền như bánh giò, bánh tẻ, bánh khoai sọ... mà bạn có thể tìm thấy ở bất cứ hàng quà vặt nào của đất Hà Thành, bánh rắn quê tôi khiêm nhường ở lại như một cách riêng để níu giữ những người con của quê hương, dù đi xa nơi đâu cũng nhớ tới.
Bánh rắn được làm bằng gạo tẻ hạt đều, ngâm nước mưa 4- 5 tiếng cho mềm rồi đem xay mịn. Công đoạn tiếp theo là cho bột vào lọc khô và nhào nhuyễn đến khi bột không dính tay.
Nhân bánh cũng không cầu kỳ, thịt đủ mỡ và nạc rửa sạch, luộc qua và thái dài khoảng 3 cm, hành khô bóc lớp vỏ ngoài đập dập, cho vào chảo mỡ nóng già phi vàng. Trộn hành khô vàng rộm vào thịt đã thái sẵn, ướp chút gia vị, nước mắm vừa ăn, thêm chút dọc hành tươi cũng đủ dậy mùi, mê đắm lòng người.
Mùa nào thứ ấy, khi thì lá rong, khi thì lá chuối, rửa sạch từng tàu, để ráo, lau thật khô. Trải tấm lá xanh mát, đầy ắp thiên nhiên xanh sạch, nắm một nắm bột vừa đủ đặt dọc thân lá, cho nhân thịt hành vào giữa, nắn tròn tay, dọc theo sống lá. Nhìn đôi tay thoăn thoắt của người làm bánh chợ Đô Kỳ gập hai đầu lá mới thấy hết nghê thuật của người gói bánh. Bánh gói xong được giữ bằng những sợi rơm, hoặc dây chuối phơi khô tước nhỏ, quấn quanh thân.
Đặt những chiếc bánh gói đều tay xinh xắn vào cái mẹt tre, chờ nồi nước sôi sùng sục thả bánh vào, đun vừa lửa khoảng 3- 4 tiếng để bánh rắn nhưng không cứng, mềm nhưng không nhũn. Vớt bánh ra rổ cho ráo nước rồi ủ nóng kịp cho buổi chợ sớm tinh sương.
Bánh rắn ăn nóng, vị bùi ngọt tinh tuý của gạo tẻ, béo ngậy của thịt lợn, mùi thơm của hành... thưởng thức cùng chút nước mắm nguyên chất, thêm chút ớt tươi tê tê đầu lưỡi hẳn không ai có thể quên được.
Trẻ con bây giờ không còn niềm vui mong ngóng như lũ trẻ chúng tôi ngày trước. "Mong như mong mẹ về chợ", làm việc gì cũng nhấp nha nhấp nhổm ngóng ra ngõ. Reo hò vui sướng khi thấy bóng mẹ lấp ló sau luỹ tre triền đê, trong chiếc thúng úp chiếc nón lá, khi là tấm mía, khi là chiếc bánh rán vừng thơm phưng phức, nhưng không khi nào chiếc bánh rắn nóng hôi hổi.
Trong tiết trời se lạnh của buổi sớm giao mùa, tôi ngồi thu mình trong quán lá xiêu xiêu, cầm chiếc bánh trên tay, lòng rưng rưng nhớ mình của ngày xưa cũ. Yêu lắm tuổi thơ ơi!
Theo VNE
Bánh tẻ Sơn Tây, món quà thành cổ Sơn Tây bình yên với thành cổ. Mọi thứ có vẻ u trầm, không ồ ạt thương mại hóa. Ngay cả các đặc sản cũng không hẳn mời chào du khách. Nhưng mọi thứ vẫn cần khám phá. Khách du lịch đến thị xã Sơn Tây (Hà Nội) chỉ "nhăm nhăm" thăm cho xong thành cổ rồi tìm quán ăn có các món...