Bánh sừng trâu – Món quà của núi rừng
Có mặt trong triển lãm của các tỉnh biên giới tham gia Ngày hội giao lưu văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch vùng biên giới Việt Nam – Lào tại Sơn La vừa qua, tại gian hàng quảng bá sản vật của Quảng Nam có một món bánh với hình thù độc đáo được mang ra giới thiệu – Bánh sừng trâu của đồng bào Cơ Tu.
Chiếc bánh nhỏ nằm gọn trong lòng bàn tay người lớn, hấp dẫn ngay từ hình dáng giống chiếc sừng trâu thu nhỏ, thon gọn nhưng cứng rắn, mang màu xanh đậm của lá rừng. Ngoài tên phổ biến là bánh sừng trâu, người Cơ Tu gọi bánh này là Avị Acuốt hoặc C’cót, bánh đót…
Cách làm bánh sừng trâu cũng không quá cầu kỳ, nhưng cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của người làm. Công đoạn chuẩn bị để làm bánh sừng trâu phải kể tới lên núi hái cây lá đót. Loại cây có lá thon dài, được nhiều vùng miền núi phía Bắc và miền Trung sử dụng gói bánh, bông của loài cây này làm chổi đót phổ biến. Lá được dùng để gói bánh phải to bản, không bị rách, mang về rửa và lau sạch sẽ rồi ép nhanh để lá không khô. Ở nhà, người đàn ông cũng sắp sẵn lạt tre để gói bánh.
Bánh sừng trâu được làm từ loại gạo nếp nương có tên proong, thơm dẻo, vị béo bùi, chỉ có ở vùng miền núi Quảng Nam. Trung bình mỗi một kilogam gạo nếp có thể gói được hơn 20 cặp bánh. Khác với bánh chưng, bánh tét, để làm bánh sừng trâu không cần phải ngâm gạo trước khi gói và không cần nhân bánh. Người làm chỉ cần khum chiếc lá đót theo hình sừng trâu, đổ gạo vào và khéo léo uốn đầu bánh còn lại thành đầu nhọn, rồi dùng lạt buộc lại là đã xong phần gói bánh. Hai chiếc bánh sừng trâu sẽ buộc lại thành cặp, sau đó đem ngâm trong nước lạnh khoảng hai giờ đồng hồ cho gạo nếp ngấm nước, mềm hơn. Theo tiêu chuẩn của các bà, các mẹ dặn dò, nước để ngâm bánh cũng phải cầu kỳ hơn ngày thường, phải chọn nước nơi đầu nguồn con suối, đảm bảo sạch sẽ và tinh khiết. Sau đó bánh sẽ được mang đi luộc, với thời gian cũng chừng hai tới ba tiếng. Khi chín, bóc lớp vỏ bánh sừng trâu ra vẫn vương màu xanh của lá đót nhuộm, mùi hương hòa quyện giữa gạo nếp nồng nàn và mùi lá thơm mát khó quên.
Bánh thơm dẻo, vị ngọt bùi như gom cả hương vị của núi rừng, vừa khiến người ta dễ cảm nhận được sự giản dị, mộc mạc, nồng hậu như chủ nhân của mảnh đất miền biên giới phía Tây Quảng Nam.
Video đang HOT
Bánh sừng trâu Món quà của núi rừng Quảng Nam
Bánh sừng trâu của đồng bào Cơ Tu với chiếc bánh nhỏ nằm gọn trong lòng bàn tay người lớn, hấp dẫn ngay từ hình dáng giống chiếc sừng trâu thu nhỏ, thon gọn nhưng cứng rắn, mang màu xanh đậm của lá rừng.
Ngoài tên phổ biến là bánh sừng trâu, người Cơ Tu gọi bánh này là Avị Acuốt hoặc C'cót, bánh đót...
Bánh sừng trâu - Món quà của núi rừng Quảng Nam
Cách làm bánh sừng trâu của đồng bào Cơ Tu:
Cách làm bánh sừng trâu cũng không quá cầu kỳ, nhưng cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của người làm.
Công đoạn chuẩn bị để làm bánh sừng trâu phải kể tới lên núi hái cây lá đót. Loại cây có lá thon dài, được nhiều vùng miền núi phía Bắc và miền Trung sử dụng gói bánh, bông của loài cây này làm chổi đót phổ biến.
Lá được dùng để gói bánh phải to bản, không bị rách, mang về rửa và lau sạch sẽ rồi ép nhanh để lá không khô. Ở nhà, người đàn ông cũng sắp sẵn lạt tre để gói bánh.
Nguyên liệu làm bánh:
Bánh sừng trâu được làm từ loại gạo nếp nương có tên proong, thơm dẻo, vị béo bùi, chỉ có ở vùng miền núi Quảng Nam. Trung bình mỗi một kilogam gạo nếp có thể gói được hơn 20 cặp bánh.
Cách làm bánh:
Khác với bánh chưng, bánh tét, để làm bánh sừng trâu không cần phải ngâm gạo trước khi gói và không cần nhân bánh.
Người làm chỉ cần khum chiếc lá đót theo hình sừng trâu, đổ gạo vào và khéo léo uốn đầu bánh còn lại thành đầu nhọn, rồi dùng lạt buộc lại là đã xong phần gói bánh.
Hai chiếc bánh sừng trâu sẽ buộc lại thành cặp, sau đó đem ngâm trong nước lạnh khoảng hai giờ đồng hồ cho gạo nếp ngấm nước, mềm hơn.
Theo tiêu chuẩn của các bà, các mẹ dặn dò, nước để ngâm bánh cũng phải cầu kỳ hơn ngày thường, phải chọn nước nơi đầu nguồn con suối, đảm bảo sạch sẽ và tinh khiết.
Sau đó bánh sẽ được mang đi luộc, với thời gian cũng chừng hai tới ba tiếng. Khi chín, bóc lớp vỏ bánh sừng trâu ra vẫn vương màu xanh của lá đót nhuộm, mùi hương hòa quyện giữa gạo nếp nồng nàn và mùi lá thơm mát khó quên.
Bánh thơm dẻo, vị ngọt bùi như gom cả hương vị của núi rừng, vừa khiến người ta dễ cảm nhận được sự giản dị, mộc mạc, nồng hậu như chủ nhân của mảnh đất miền biên giới phía Tây Quảng Nam.
Bánh Tài Lồng Ệp Đặc sản nổi tiếng của Hạ Long Đối với những ai đã có dịp tham quan thành phố Hạ Long xinh đẹp và khám phá ẩm thực Hạ Long, ắt hẳn đã nghe nói đến món đặc sản độc đáo tại đây - bánh tài lồng ệp (hay còn gọi là bánh tài lộc). Món bánh dân dã, chân chất như chính người dân nơi đây đã gây ấn tượng...