Bánh su sê Hội An
Bánh su sê hay còn được gọi là bánh phu thê chính là loại bánh các bạn hay thấy trong các đám cưới hỏi với ý nghĩa nhắn nhủ các đôi vợ chồng sống chung thủy bên nhau,
Đây là một đặc sản mà đến Hội An các bạn sẽ dễ dàng bắt gặp trên nhiều con phố, một món ăn chơi dân dã nhưng cũng không thể thiếu trong mâm cỗ mỗi dịp lễ Tết của người Quảng Nam.
Bánh su sê hay còn được gọi là bánh phu thê chính là loại bánh các bạn hay thấy trong các đám cưới hỏi với ý nghĩa nhắn nhủ các đôi vợ chồng sống chung thủy bên nhau, đây là một đặc sản mà đến Hội An các bạn sẽ dễ dàng bắt gặp trên nhiều con phố, một món ăn chơi dân dã nhưng cũng không thể thiếu trong mâm cỗ mỗi dịp lễ Tết của người Quảng Nam.
Làm bánh su sê không khó nhưng lại mất nhiều công đoạn và thời gian. Nhân bánh được làm từ đậu xanh và dừa. Đậu xanh được ngâm trong nước cho mềm, đãi sạch vỏ rồi hấp chín. Khi đậu xanh nguội thì đem tán nhuyễn, cho đường vào rồi bắc lên bếp nấu với lửa nhỏ đến khi đặc quánh lại không dính tay là được. Để thêm vị thơm ngon, người ta còn cho thêm vào một chút nước hoa bưởi. Dừa thì được nạo thành sợi, trụng qua nước sôi với chút muối để sợi dừa giòn dai.
Công đoạn quan trọng nhất là nấu bột làm vỏ bánh. Bột được hòa với nước theo một tỉ lệ, cho đường vào khuấy tan. Tiếp đến cho dừa đã trụng sơ qua vào rồi để lên bếp nấu với lửa nhỏ, khuấy đều tay cho đến khi bột sánh lại dạng nửa sống nửa chín có thể chảy thành dòng chứ không đặc là được.
Bánh su sê Hội An được gói bằng khuôn làm bằng lá hình vuông rất ấn tượng
Điểm đặc biệt của những chiếc bánh su sê Hội An chính là những chiếc khuôn vuông nhỏ xinh làm từ lá dừa tươi, không giống với bánh hình tròn dẹt gói bằng giấy kính ở trong Nam hay ngoài Bắc nên nhìn rất đẹp mắt. Đầu tiên, người ta đổ một lớp mỏng bột đã nấu với dừa vào khuôn rồi cho nhân đậu xanh vào và đổ tiếp một lớp bột nữa lên trên rồi đem đi hấp chín.
Khi hấp bánh phải thật khéo để bột bị sống cũng không được quá chín sẽ mất vị dai giòn. Hấp bánh đến khi thấy bột trong vắt, nổi lên màu vàng óng của phần nhân ở giữa là được. Bánh sau khi hấp chín thì lấy ra để nguội, rồi lấy nắp khuôn đậy lên trên.
Khi ăn bánh su sê, các bạn sẽ thấy ngay vị chủ đạo dai dai của bột, sần sật của dừa, đậu xanh ngọt và thơm mùi nước hoa bưởi và lá dừa nữa. Đi qua những sạp bán bánh su sê ở Hội An, hãy thử ghé qua nếm thử loại bánh su sê khác biệt này nhé.
Hướng dẫn 2 cách làm bánh phu thê truyền thống thơm ngon, bắt mắt
Nhắc đến những loại bánh truyền thống của người Việt Nam không thể không nhắc tới món bánh phu thê mềm dẻo. Chỉ với nguyên liệu chính là bột năng và đậu xanh, bạn đã có ngay những chiếc bánh phu thê nhỏ xinh hấp dẫn.
Vào bếp với cách làm bánh phu thê thơm ngon cùng VinID trong bài viết này nhé!
1. Nguồn gốc & ý nghĩa bánh phu thê (bánh xu xê)
Từ xa xưa, bánh phu thê (hay còn gọi là bánh xu xê) đã rất phổ biến. Món bánh này có nguồn gốc từ thời Lý, gắn liền với câu chuyện tình nghĩa vợ chồng của vua Lý Anh Tông.
Kể từ đó, người làng Đình Bảng đã chọn bánh phu thê như một món bánh truyền thống trong các lễ cưới hỏi, biểu tượng của lòng thủy chung bền chặt của vợ chồng.
Nhân bánh phu thê thường làm từ đậu xanh và dừa ngậy bùi
Bánh phu thê của mỗi vùng miền sẽ thay đổi nhiều loại nhân bánh đa dạng khác nhau. Bánh đạt chuẩn sẽ có phần vỏ bột bánh trong, nhìn xuyên thấu được lớp nhân đậu xanh vàng ươm, ăn cảm nhận sự mềm dẻo, có vị ngọt thanh nhẹ.
2. Cách làm bánh phu thê đơn giản ngay tại nhà
2.1. Cách làm bánh phu thê truyền thống
Nguyên liệu chế biến:
Video đang HOT
Nguyên liệu chế biến món bánh phu thê truyền thống
350gr bột năng
150gr đậu xanh
60gr dừa nạo
50gr dừa sợi
35ml dầu dừa
60gr mạch nha
450ml nước cốt lá dứa
145gr đường
1.5 muỗng cà phê muối
1 ít mè rang
Cách thức chế biến:
Bước 1: Làm nhân bánh phu thê
Đậu xanh đãi sạch với nước để loại bỏ tạp chất và các hạt lép, hư hỏng. Rửa sạch lại, ngâm nước lọc khoảng 2 - 3 tiếng để nở mềm.Trút phần đậu xanh vào nồi, thêm 1/2 muỗng cà phê muối và 350ml nước lọc.Bắc nồi lên bếp, đun ở lửa vừa khoảng 20 - 25 phút cho đậu xanh chín, mềm nhừ và tắt bếp. Thường xuyên đảo đều để đậu xanh không bị khét và dính đáy nồi.Cho đậu xanh đã chín nhuyễn vào chảo chống dính cùng 45gr đường, 60gr dừa nạo, 35ml dầu dừa và 60gr mạch nha.Sên đậu xanh ở lửa nhỏ đến khi không còn dính chảo, dẻo mềm và khô lại là được.
Bước 2: Làm vỏ bánh phu thê
Chuẩn bị nồi gồm 350gr bột năng, 450ml nước cốt lá dứa, 500ml nước lọc, khuấy đều cho hoà tan hỗn hợp.
Công đoạn hoà tan bột cùng nước cốt lá dứa làm vỏ bánh
Bắc nồi lên bếp, đun ở lửa nhỏ. Nêm nếm vào 100gr đường, 1 muỗng cà phê muối, 50gr dừa sợi để tạo hỗn hợp đặc, sệt dẻo. Khuấy đều tay liên tục để tránh làm phần bột khét và dính đáy nồi.
Bước 3: Gói bánh phu thê
Chia đậu xanh đã sên thành 8 phần bằng nhau và viên tròn lại. Quết 1 lớp dầu ăn mỏng vào khuôn bánh, cho 1 ít vỏ bột bánh vào.Đặt viên nhân đậu xanh vào giữa, cuối cùng là lớp bột vỏ bánh sao cho phần vỏ dàn trải kín, bọc lấy phần nhân đậu xanh là được.
Bước 4: Hấp bánh phu thê
Đặt bánh vào xửng hấp, đổ nước vào, bắc lên bếp, đậy kín nắp vung.Hấp bánh trong khoảng 2 phút đến khi bột vỏ chuyển màu trong lại, nhìn rõ phần nhân bánh là bánh đã chín tới.
Công đoạn hấp bột làm vỏ bánh phu thê
Chuẩn bị màng bọc thực phẩm đã rắc sẵn ít mè rang. Bánh chín, đợi nguội bớt rồi đặt lên, bọc kín lại thành hình vuông là xong.
Thành phẩm bánh phu thê có màu xanh trong đẹp mắt, thơm nức mùi lá dứa. Nhân bánh đậu xanh ngậy bùi cùng dừa dai giòn sần sật vô cùng thú vị. Món bánh phu thê truyền thống là loại bánh không thể thiếu trong những dịp cưới hỏi ở Việt Nam.
2.2. Cách làm bánh phu thê lá dứa chuẩn vị Huế
Nguyên liệu chế biến:
Nguyên liệu chế biến món bánh phu thê lá dứa chuẩn vị Huế
100gr bột năng
20ml nước cốt dừa
50gr đậu xanh bỏ vỏ
105gr đường
25ml dầu ăn
1 ít hạt sen luộc chín
1 ít lá dứa
Cách thức chế biến:
Bước 1: Làm khuôn bánh
Lá dứa rửa sạch, ngâm nước muối loãng trong 10 - 15 phút để loại bỏ bụi bẩn và giúp gói bánh lâu bị hư hơn.Lá dứa già tước lấy phần gân, dùng dao cắt làm đôi, mỗi khúc dài khoảng 4cm. Khúc thứ 2 dài hơn một chút.Tiếp tục cắt 1 đầu nhọn của lá dứa, dùng khúc lá dứa vừa cắt 4cm đặt lên ướm vào phần lá, đo thành 5 đoạn bằng nhau. Phần lá còn dư cắt bỏ.
Công đoạn cắt lá dứa để tạo thành khuôn bánh phu thê
Tước bỏ 1 phần lá nhỏ ở 1 bên rãnh lá, gập lá vào tương ứng với các điểm cắt đã tạo ở trên.Tiếp tục cắt khúc gập lá sao cho các đường chỉ chạm đến phần gân lá. Gập luân phiên các mép lá lại vuông góc với nhau.Làm tương tự cho đến khi hết phần lá tạo thành khuôn bánh vuông vắn. Sử dụng tăm ghim để cố định khuôn bánh lại.
Lưu ý: Để tạo khuôn bánh đẹp vuông vắn, không nên chọn lá dứa quá non hay quá già. Nên chọn những lá dứa cứng dẻo, có độ đàn hồi tốt để khi tạo khuôn không làm rách lá.
Phần nắp hộp sử dụng phần lá dài hơn 1 chút, thực hiện tương tự như phần khuôn bánh.Sau khi xếp các lá nằm ngang, tiếp tục gấp các mép lá tạo góc 45 độ. Bẻ các nếp lá đã tạo trước đó, gấp thành nắp hộp vuông. Cuối cùng, dùng ghim nhỏ cố định các góc cho chắc chắn là hoàn thành.
Bước 2: Chế biến phần nhân đậu xanh
Đậu xanh đãi sạch, ngâm nước ấm trong 3 - 4 tiếng để hạt đậu nở mềm.Trút phần đậu xanh vào nồi, đổ nước lọc ngang sấp mặt đậu và đun ở lửa vừa cho đến khi hạt đậu chín mềm.
Công đoạn sên nhân đậu xanh mềm nhuyễn làm nhân bánh
Đậu xanh mềm nhừ, thêm vào 25gr đường và xay nhuyễn bằng máy xay.Cho đậu xanh vào chảo cùng 25ml dầu ăn, 20ml nước cốt dừa. Đảo đều tay ở lửa nhỏ đến khi phần nhân rút nước, cô lại, dẻo mềm và không dính chảo là được.
Bước 3: Luộc dừa
Dừa bào sợi, đun sôi cùng chút nước. Đảo đều trong 5 - 10 phút để toàn bộ tinh dầu dừa được hoà tan.Nêm nếm vào nồi dừa 80gr đường, 60ml nước, khuấy đều cho đường tan hoàn toàn. Hoà tan 100gr bột năng với chút nước lọc và đổ vào nồi, đảo đều tay liên tục. Nên đổ từng chút bột năng để tránh bị vón cục, lợn cợn.
Công đoạn luộc dừa ngậy bùi cùng bột năng đặc dẻo
Khuấy đều tay đến khi tạo thành hỗn hợp đặc sánh mà không quá lỏng. Nếu hỗn hợp quá đặc, có thể thêm chút nước vào.Cho dừa vừa luộc vào đảo đều khoảng 30 giây và tắt bếp.
Bước 4: Gói bánh và hấp chín
Múc nhân đậu xanh vào giữa 2 tấm giấy nến, cán mỏng. Dùng dao cắt thành nhiều khối vuông nhỏ. Cho khúc lá dứa vào đáy hộp, cho chút bột bánh vào khuôn, dùng muỗng dàn trải đều bột bánh.Cho miếng đậu xanh vào giữa bột bánh, xếp 4 hạt sen vào 4 góc bánh. Tiếp tục đổ bột bánh phủ kín phần nhân bánh.Để nhiều sợi dừa ở lớp trên cùng để khi bánh chín tới, các sợi dừa sẽ hiện rõ bắt mắt hơn.Bánh tạo hình xong, xếp lần lượt vào xửng hấp và phủ lên toàn bộ bánh một lớp khăn xô mỏng.Đậy kín nắp vung và hấp bánh trong 10 - 15 phút ở lửa nhỏ đến khi phần bột chuyển màu trong là được.
Công đoạn tạo hình bánh và tiến hành hấp bánh chín
Tắt bếp, lấy bánh ra đĩa đợi nguội bớt và đậy phần nắp khuôn bánh lên là xong.
Thành phẩm bánh phu thê lá dứa hạt sen mang đậm phong vị xứ Huế rất đẹp mắt. Những chiếc bánh phu thê nhỏ xinh xắn thơm lừng nhân dừa bào, dai giòn sần sật cùng đậu xanh thơm bùi, chắc chắn ăn một lần là mê.
3. Cách bảo quản bánh phu thê đúng cách
Lưu ý để bảo quản bánh phu thê đúng cách, thơm ngon
Bạn nên bảo quản bánh trong ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn, có thể quay lại trong lò vi sóng hoặc hấp cách thuỷ trong khoảng 2 - 3 phút là được.Bánh phu thê bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát khô ráo có thể dùng từ 4 - 5 ngày. Đối với điều kiện nhiệt độ khá nóng và ẩm, bạn chỉ nên sử dụng bánh trong khoảng 2 - 3 ngày.
Bánh phu thê là loại bánh truyền thống trong văn hoá ẩm thực của người Việt, không thể thiếu trong nhiều dịp dễ quan trọng, đặc biệt là cưới hỏi. Hy vọng 2 cách làm bánh phu thê thơm ngon cùng nguyên liệu uy tín, chất lượng tại WinMart hoặc app VinID sẽ giúp bạn có những chiếc bánh mềm dẻo, thơm ngon.
3 cách nấu chè sắn nóng dịu ngọt, ngon sánh mịn vừa thổi vừa ăn Tô chè sắn nóng với những miếng sắn dẻo mềm quyện cùng vị ấm nóng của gừng sẽ khiến những ngày gió về càng thêm ấm lòng. Chè sắn nóng truyền thống Nguyên liệu: 500 gram sắn tươi (khoai mì) 100 gram đường vàng hoa mai (hoặc đường thốt nốt, mật mía) 1 nhánh gừng nhỏ 1/4 thìa cà phê muối tinh 2...