Bánh quê ở Sài thành
Sài Gòn là nơi người ta có thể ăn món Hoa vào buổi sáng, thưởng thức món Ý vào buổi trưa và nhâm nhi món Pháp vào buổi tối. Sài Gòn còn là nơi những người con xa xứ có thể tìm được những món ăn thuộc về miền ký ức, có thể nếm lại những món bánh dân dã ở quê nhà.
Chỉ cần ghé vào bất cứ tiệm bán bánh nào ở Sài Gòn, người ta đều có thể mua được món bánh gai – loại bánh ngọt truyền thống, có nguồn gốc từ vùng đồng bằng bắc bộ. Món bánh này được lòng các tín đồ hảo ngọt vì bảo quản được lâu và mùi vị rất đặc trưng.
Bánh được làm từ bột nếp trộn đều với lá gai, nhân bánh gồm đậu xanh đã được đãi vỏ và cơm dừa khô. Món bánh này có thể được mua tại tiệm bánh Như Lan (đường Hàm Nghi, Q.1) hoặc hệ thống siêu thị Big C và Coop Mart. Nếu nhớ hương vị món bánh phu thê, bánh cốm hay bánh phu thê thì chỉ cần click vào trang web http://banhdacsan.com là đã có thể mua được các loại bánh quê đặc sản.
Ngoài các loại bánh của miền Bắc, ở Sài Gòn còn có nhiều loại bánh đến từ miền Tây như bánh ống – đặc sản có nguồn gốc từ người Khmer ở Sóc Trăng, Trà Vinh. Loại bánh ăn vặt này thường được bán trên xe đẩy. Chỉ cần ra khu phố đi bộ Nguyễn Huệ hoặc chạy xe đến đường Ba Tháng Hai, Cách Mạng Tháng Tám là có ngay.
Anh Tâm, quê ở Sóc Trăng hiện đang sống tại Q.10 cho biết: “Bánh ống được làm từ bột gạo, lá dứa, đường, nước cốt dừa, dừa nạo và muối vừng. Khuôn bánh làm bằng ống tre hoặc ống nhôm. Bánh có màu xanh của lá dứa và vị ngọt thanh của dừa”. Một loại bánh khác của người miền Tây được khá nhiều người yêu thích, được bán trên các xe đẩy là bánh tầm khoai mì. Muốn thưởng thức món bánh này chỉ cần ghé ngang các khu chợ hoặc cổng trường học.
Khi đã nhắc đến món bánh ngon của người miền Tây thì không thể nào không nhắc đến món chuối nếp nướng. Quy trình thực hiện món bánh này khá đơn giản: chỉ cần áo trái chuối qua lớp nếp, bọc thêm lớp lá chuối rồi mang đi nướng, sau đó thưởng thức chuối nếp cùng với nước cốt dừa béo ngậy. Một điểm bán món này phải kể đến là tiệm chuối nướng nằm trên đường Võ Văn Tần, Q.3.
Nơi đây như một “thiên đường chuối” với các món ngon như chuối nướng, chuối hấp, bánh tráng chuối… Một nơi bán bánh chuối nướng được cả người Việt biết đến và người nước ngoài yêu thích là quán bán chuối nướng trên đường Phan Đăng Lưu (Q.Phú Nhuận). Cô chủ quán Út Lúa đã không ít lần mang món này ra nước ngoài tham gia lễ hội ẩm thực đường phố và được vinh danh.
Video đang HOT
Một địa điểm mà những người thích ăn bánh quê nên ghi nhớ là tiệm Bánh Quê, có hai chi nhánh trên đường Phan Xích Long, Q.Phú Nhuận và đường Trần Khắc Chân, Q.1. Khi đến đây, thực khách tha hồ được thưởng thức các món bánh từ khắp nơi như bánh tét lá cẩm Cần Thơ, bánh bò nướng lá dứa rễ tre, bánh khoai mì, xôi vị, bánh đậu xanh nướng, da lợn, khoai mì viên, bánh bò thốt nốt, bánh bò bi. Các loại bánh tại đây đều được làm bằng tay nên giữ được hương vị đặc trưng. Bên cạnh đó, giá khá rẻ, có thể đặt hàng trên Facebook nên được lòng nhiều người ưa ngọt.
Nếu bạn là người hảo ngọt và chỉ thích mua sắm online thì còn chờ gì mà không ghé qua group Facebook Chợ phiên của những phụ nữ trẻ trung xinh đẹp đảm đang, bởi nơi đây có đến hàng chục loại bánh từ khắp mọi miền như bánh bò xốp chính gốc Bạc Liêu, bánh bà lai ở Phan Thiết, bánh gai Nam Định, bánh ít Bình Định, bánh da lợn Hội An, hay bánh lá mơ, bánh ú của miền Tây sông nước, bánh bò thốt nốt.
Do đây là một nhóm tập trung nhiều người bán hàng nên rất đa dạng về thể loại cũng như chất lượng. Chị Quỳnh Giao, nhân viên văn phòng ở Q.2 chia sẻ: “Bí quyết để chọn được bánh ngon là đọc comment của những người mua trước để biết chất lượng và cung cách phục vụ”.Ngoài bánh ngọt, một số loại bánh mặn của Huế như bánh bột lọc, bánh ít trần cũng có mặt tại Sài Gòn. Các món này được phục vụ từ các nhà hàng sang trọng đến các quán ăn bình dân, từ ngoài vỉa hè lên đến mạng xã hội. Nhưng theo chị Quỳnh Giao thì “tôi và bạn bè vẫn thích thưởng thức các loại bánh Huế trong chợ Bàn Cờ, Q.3. Quán không tên nằm trong chợ, chủ quán là một gia đình người Huế. Ở đây bánh không chỉ ngon mà món nem lụi nướng cũng rất hấp dẫn”.
Theo báo thanh niên
6 món ăn đường phố phải thử khi đến Penang
Ẩm thực đường phố ở Penang (Malaysia) thể hiện sự hòa trộn đáng yêu của một nền văn hóa cộng đồng đa sắc tộc.
Nếu không đi vào đúng dịp lễ hội, thì lên lịch một vòng để thưởng thức ẩm thực ở Penang cũng đủ làm người phương xa thấy thú vị rồi!
Satay thịt nướng
Món nướng nổi tiếng của Malaysia có tên là sataySatay thực chất là món thịt xiên nướng. Nhưng mùi vị thơm ngon và đậm đà của satay được tạo nên bởi chính bí quyết tẩm ướp của đầu bếp. Khách có thể tự chọn cho mình các loại thịt khác nhau như thịt gà, thịt dê, cừu hoặc bò... và số lượng xiên mà mình có thể ăn hết. Sau đó đầu bếp sẽ nướng satay trên bếp than hồng đỏ rực, khi chín thì rưới thêm nước sốt và dùng với dưa leo, củ cải muối. Trong chuyến đi của mình từ Melaka qua Penang, satay vẫn là món ăn được tôi yêu thích trong ẩm thực Malaysia nên rất đồng ý khi nghe ai đó nói rằng đến Malaysia mà chưa ăn satay thì coi như đã mắc một thiếu sót lớn.
Bún cá Penang Laska
Bún cá Laska dễ ăn với cọng bún to và bột cá làm ngọt nướcCòn nhớ lúc đi qua khu chợ dưới chân núi của ngôi chùa nổi tiếng Kek Lok Si, tôi đã bắt gặp sự nhộn nhịp thường nhật của cuộc sống người dân bản xứ. Cũng có những nhà lồng chợ bày bán đủ thứ đồ gia dụng, cũng có những xe đẩy trái cây nhiệt đới quen thuộc. Và đặc biệt, trong khu ẩm thực của chợ cũng có... bún cá!
Món bún cá Laska ở Penang ngon hơn hẳn những nơi khác mặc dù bạn ăn ở các của tiệm, trong chợ hay là trên đường phố. Hương vị đặc trưng của Laska được tạo thành từ vị ngọt của bột cá nâu, vị chua của me và vị cay của ớt rất khơi gợi vị giác.
Cơm gà của người Hoa
Cơm gà đáp ứng khẩu vị cho phần đông người Hoa sinh sống ở Penang
Ẩm thực mang phong cách Trung Hoa thể hiện rõ nét ở Penang. Với những người kỹ tính thì các món ăn của người Hoa là lựa chọn an toàn khi đến thành phố lạ. Thịt gà rất thơm, xì dầu cũng thơm hơn bất cứ chỗ nào tôi từng ăn. Tôi vẫn còn nhớ cái quán cơm gà trước cửa khu thương mại Komtar mà mình đã ghé qua, không chỉ bởi vị ngon của nó, mà bởi anh chủ quán đi guốc gỗ lộc cộc chạy bàn chào khách luôn tay luôn chân và miệng luôn cười toe.
Bánh trứng Murtabak
Murtabak là món ăn đường phố rất được ưa thích ở PenangMurtabak phiên bản đặc biệt thường bao gồm cả thịt bằm (thịt bò, thịt gà hoặc thịt cừu) cùng với tỏi, trứng và hành tây. Còn Murtabak bình dân thì chỉ cần trứng với hành tây muối chua là đủ rồi. Đặc biệt nếu đến vào dịp lễ Ramadan của người Hồi giáo, bạn sẽ thấy sự lên ngôi của món ăn này ở các khu chợ đêm ở khu phố cổ Geogre town.
Cơm Nị Nasi
Món Ấn đặc trưng mà bạn có thể bắt gặp ở trên nhiều tuyến phố ở PenangMuốn biết cái hay của một địa phương mà bạn đến, hãy vượt qua nỗi sợ hãi và thử hết những món ăn địa phương của họ. Sở dĩ tôi nói vậy bởi phần nhìn của món cơm Nasi Dalca không mấy mê hoặc đối với một số người. Món cơm này dùng với nước sốt cà ri có vị cay nồng, người ăn có thể chọn kết hợp cùng nhiều loại thức ăn khác nhau như thịt bò, thịt gà, tôm, trứng tráng, mướp tây và cà... Đây là món ăn bình dân rất phổ biến của người Ấn nên ở đâu thấy món này thì bạn sẽ hiểu ở đó có người Ấn. Ở Penang, du khách rất dễ dàng bắt gặp những chiếc xe đẩy bán cơm Nasi Delca như thế này trên nhiều tuyến phố.
Bánh dừa Hot PuThu
Hot Puthu - quà vặt của người Ấn
Đây là một biến tấu của bánh cupcake ăn chơi theo phong cách Ấn Độ. Hot Puthu làm từ bột gạo và dừa, lúc ăn có thể chấm với đường nâu và vài sợi dừa tươi hoặc đậu phộng. Bánh được đúc theo khuôn nhỏ như cái ly ngược và còn bột bánh thì tơi như kiểu làm bánh bò ở mình.
Theo Thanhnien
Người trẻ Sài Gòn 'mê mẩn' mì bay Chưa thôi hết "sốt" bởi món mì cay 7 cấp độ, thời gian gần đây bạn trẻ mê ẩm thực, thích khám phá, ưa selfie lại thỏa cơn "nghiện" khi Sài Gòn có món mì bay - phiên bản "ăn theo" mì bay nổi đình đám tại đảo quốc Singapore. Món nên thử từ ẩm thực đường phố Hẳn nhiều người không lạ...