Bánh phồng làng Vẽ
Bánh phồng thì nhiều nhưng dễ mấy ai được thưởng thức món bánh quý tiến vua, đó là bánh phồng làng Vẽ (nay thuộc Đông Ngạc) ngoại thành Hà Nội.
Bánh phồng làng Vẽ được làm từ gạo nếp quê chính cống, chọn trăm hạt như một, loại bỏ kỹ thóc và sạn rồi đem vo sạch để ráo nước, chờ chế nước “bấc”.
Bánh phồng thì nhiều nhưng dễ mấy ai được thưởng thức món bánh quý tiến vua, đó là bánh phồng làng Vẽ (nay thuộc Đông Ngạc) ngoại thành Hà Nội.
Bánh phồng làng Vẽ được làm từ gạo nếp quê chính cống, chọn trăm hạt như một, loại bỏ kỹ thóc và sạn rồi đem vo sạch để ráo nước, chờ chế nước “bấc”.
Bí quyết chế nước “bấc” quyết định sự thành công của bánh, đó là phải có đủ 5 vị: lá trầu không, quả bồ kết, củ ráy, vỏ cây vông vang và đăng tâm (cây bấc đèn).
Video đang HOT
Tất cả 5 vị này (được chọn theo tỷ lệ thích hợp, là bí quyết tay nghề) bỏ vào nồi nước đun kỹ, chắt lấy nước “bấc” để nguội bớt, khi nước còn âm ấm thì cho gạo nếp vào ngâm độ nửa giờ rồi vớt ra đem đồ chín thành xôi.
Muốn làm món bánh phồng, nếu chỉ có một vài người thì không được. Một hội làm bánh ít nhất cũng phải mười người, trong đó có vài ba trai tráng để dận chày giã xôi cho nhuyễn khác nào giã bánh dày, còn đàn bà con trẻ thì nặn bánh, nặn vuông vức quân cờ rồi đem phơi nắng dăm bảy lần cho tới khi bánh khô kiệt mới bỏ vào chum vại sành đậy kín cất giữ đến ngày cần làm bánh, ăn bánh mới đem bánh ra rán.
Rán bánh cũng là một nghệ thuật, phải chọn lựa loại mỡ lợn mới, trắng ngần. Đầu tiên bắc chảo trũng lòng lên bếp. Bỏ mỡ vào chảo cho nóng già, thả bánh khô, bánh chìm nghỉm, mỡ nóng sôi dần, bánh bắt đầu nổi lơ lửng và bất ngờ nổ tung thành hàng chục cái bánh tròn như quả trứng vịt, trắng xóa mặt chảo, người ta dùng vợt tre chao đi, chao lại cho bánh thật nở rồi vớt bánh ra cái rổ to.
Lúc này mùi bánh đã thơm nhưng chưa ngọt, phải đợi chảo đường bên cạnh sôi nhè nhẹ, bánh được thả vào để khi vớt ra có một lớp áo đường màu trắng bám đều mặt bánh, đến lúc này mới trọn công đoạn của “bánh phồng làng Vẽ”. Cầm một chiếc bánh lên ăn, bánh tan rồi mà cái ngọt, thơm còn đượm mãi trên môi.
Ngày nay, trên thị trường có biết bao loại bánh, có lẽ vì thế mà bánh phồng làng Vẽ ít được người ta nhắc đến. Ngay trẻ em ở làng cũng chưa được nhìn, được ăn dù là một lần, mà chỉ nghe người lớn kể lại về chiếc bánh phồng tiến vua ngày nào./.
Bánh phồng nếp - hồn cốt trong ẩm thực Bến Tre
Bánh sẽ được đặt giữa hai cái gắp tre rồi lật qua lật lại trên ngọn lửa rơm, nướng đến khi bánh nở to, mùi thơm xộc lên ngào ngạt là được.
Mùi của nếp chín hòa cùng hương thơm béo của nước dừa khiến cho món bánh phồng lôi cuốn đến khó cưỡng.
Bánh phồng là loại bánh phổ biến ở miền Tây Nam Bộ nói chung và Bến Tre nói riêng. Cái tên này xuất phát từ đặc thù hình dáng bánh vì khi nướng lên bánh sẽ phồng to, tròn trịa. Bánh phồng nếp khá dễ làm, một người có thể tự làm bánh vào những lúc rảnh rỗi để ăn vặt cùng bạn bè. Vào những ngày cận Tết, nhiều người thường tụ tập quết bánh phồng sôi nổi, rộn ràng. Tiếng chày, tiếng cười nói cứ thế rộn rã cả ngày.
Khoảng giữa tháng 12 Âm lịch, khắp chợ sẽ tấp nập mua bán nếp. Để làm bánh phồng, người ta thường chọn nếp rặt, loại không lẫn gạo. Sau đó nếp được đem vo sạch, ngâm với men rượu và củ thơm khoảng ba ngày. Cuối cùng mới nổi lửa nấu thành xôi số nếp này.
Bánh phồng nếp - món ăn dân dã mà đậm chất hồn quê
Xôi chín còn đang nóng hổi sẽ cho vào cối giã nhịp nhàng. Theo quy tắc làm bánh thì cứ một chày nện xuống là một cái đảo bánh. Người thợ sẽ dùng tay nhúng nước dừa pha đường rồi đảo một cái. Khâu nện - đảo phải có sự phối hợp ăn ý giữa hai người với nhau. Hành động phải tạo được sự đồng điệu cho đến khi ổ bánh quệt thành một khối dẻo, béo thơm.
Kế đó, người thợ mang ổ bánh ra ngắt thành từng viên lớn đặt lên miếng lá chuối có thoa sẵn dầu và tiến hành cán dẹp thành hình tròn như mặt trăng. Trong khi cán thì rắc thêm mè hoặc đậu phộng lên trên. Một ổ bánh phải có ba, bốn người cán và hai, ba người phơi mới kịp nếu không bột sẽ bị cứng.
Khi xong công đoạn này, bánh phồng sẽ được mang đi phơi nắng đến ráo, tiếp tục quết nước đường và đem phơi tiếp. Nướng bánh phồng cũng khá công phu. Bánh sẽ được đặt giữa hai cái gắp tre rồi lật qua lật lại trên ngọn lửa rơm, nướng đến khi bánh nở to, mùi thơm xộc lên ngào ngạt là được. Mùi của nếp chín hòa cùng hương thơm béo của nước dừa khiến cho món bánh phồng lôi cuốn đến khó cưỡng.
Nộm lưỡi lợn và ngó sen giòn mát Lưỡi lợn giòn giòn, được trộn với ngó sen và cà rốt, quyện với mùi thơm của rau quế, rau thơm, cay nồng của ớt. lưỡi lợn và ngó sen giòn mát ngon nhé, Nguyên liệu: - 1/2 cái lưỡi lợn vừa ăn - 200g ngó sen chua ngọt - 1 củ cà rốt nhỏ - Nước mắm, ớt quả, đường, chanh hoặc...