Bánh nhúng, quà quê ngày Tết
Không biết bánh nhúng có tự bao giờ, xuất xứ từ đâu, nhưng đối với người dân miền sông nước Cửu Long, đây là loại bánh truyền thống không thể thiếu trong dịp giỗ chạp, tiệc tùng, cưới hỏi hay ngày Tết.
Bánh nhúng dễ làm nhưng để có chiếc bánh đẹp, giòn ngon, hợp khẩu vị cũng cần phải có nghệ thuật và những bí quyết riêng. Nguyên liệu làm bánh đều có sẵn, dễ tìm như: trứng, đường, bột mì, bột gạo, dừa, mè, và một ít muối.
Trước hết, cho trứng gà với đường đánh thật đều. Khi đường tan hết cho bột mì, bột gạo, nước cốt dừa (theo tỷ lệ nhất định), cùng mè rang và một ít muối vào trộn đều hỗn hợp cho thật mịn nhuyễn. Lưu ý hỗn hợp bột không quá đặc hay quá lỏng (bột đặc bánh sẽ cứng không ngon; còn bột lỏng nhúng không dính khuôn, bánh sẽ bị nát vụn, không đẹp).
Những chiếc bánh nhúng tách rời khuôn chờ chiên vàng đều hai mặt. Ảnh: Tương Tâm
Khuôn bánh bằng kim loại có bán sẵn ở thị trường và nhiều kiểu dáng, tùy ý nghĩa ngày lễ, tiệc tùng hoặc sở thích riêng của từng gia đình mà lựa chọn như khuôn hình ngôi sao, trái tim, bông hoa, chữ hỷ, chữ phúc, chữ thọ… Khuôn bánh gồm 2 phần: phần tay cầm gắn với đài khuôn để nhúng vào bột. Để cho khuôn không dính bột, trước khi làm bánh phải nhúng khuôn vào dầu đun thật sôi và lấy khuôn ra để ráo. Đây là bí quyết để có chiếc bánh đẹp.
Kế đến, lựa loại chảo sâu lòng (chiên được ngập bánh) đặt lên bếp, cho nhiều dầu ăn vào chảo đun sôi. Nhúng khuôn vào bột (ngập cỡ 1/2 khuôn), nhấc nhanh ra và cho vào chảo chiên. Nên cẩn thận khi mỡ tiếp xúc với bột phát ra tiếng nổ lép bép, mỡ văng ra có thể bị bỏng. Chờ khoảng vài phút, khi thấy bánh hơi vàng, dùng tay lắc nhẹ khuôn cho bánh rớt ra, tiếp tục dùng đũa trở những chiếc bánh cho chín vàng đều cả 2 mặt, vớt ra mâm bên dưới có chuẩn bị sẵn giấy thấm dầu. Cuối cùng, cho bánh vào bọc nylon buộc chặt hay cho vào keo đậy kín để bánh được giòn lâu.
Trong không khí se se lạnh của ngày đầu xuân, thật thích thú khi giao thừa đến được thưởng thức món bánh nhúng cùng với tách nước trà nóng thơm lừng bốc khói, cầm chiếc bánh nhúng cho vào miệng nhai giòn tan. Vị ngọt, béo, giòn của bánh, mùi thơm của mè như lan tỏa khắp giác quan, ăn mãi không biết ngán.
Video đang HOT
Theo VNE
[Chế biến] - Thịt chân giò ngâm mắm
Chắc chắn ai cũng sẽ mê món thịt chân giò ngâm mắm này trong bữa cơm ngày Tết.
Nguyên liệu:
- Thịt chân giò: 2 cái (khoảng 700 gr)
- Tỏi, ớt, đường, mắm, tiêu hạt, hành khô.
Thực hiện:
Bước 1: Thịt chân giò làm sạch, dùng chỉ quấn quanh để bó chặt thịt chân giò lại (càng quấn chặt tay càng tốt).
Bước 2: Đổ nước ngang mặt thịt, cho lên bếp đun sôi. Vớt thịt ra rửa cho sạch bọt bẩn. Cho nước mới vào luộc thịt sôi khoảng 25 phút với một ít gia vị, hạt nêm và 1 củ hành đập dập. Sau đó vớt ra ngâm vào bát nước đá cho đến khi thịt thật nguội.
Bước 3: Pha 450 ml nước mắm với 150 ml nước lọc và 400gr đường. Cho lên bếp đun sôi lăn tăn, vừa đun vừa quấy đều cho đường tan, sau đó thả ớt, tỏi và tiêu hạt vào, tắt bếp, để cho thật nguội.
Bước 4: Cho thịt vào lọ thủy tinh, đổ hỗn hợp nước mắm ngập mặt thịt. Đậy kín lắp lọ rồi cất nơi thoáng mát khoảng 4-5 ngày là ăn được.
Khi thịt đã ngấm mắm, thì vớt ra cho vào tủ lạnh để bảo quản và ăn dần.
Chúc bạn thành công và ngon miệng với món thịt chân giò ngâm mắm!
Lưu ý:
- Lọ thủy tinh cần phải thật sạch, nên luộc qua và phơi khô để tránh việc khi ngâm chân giò, nước ngâm sẽ bị nổi váng và nhanh hỏng.
- Nếu cẩn thận hơn thì sau khi ngâm thịt với mắm được 1 ngày. Đổ nước mắm ra và đun sôi lăn tăn lại, để cho thật nguội và lại đổ vào thịt để ngâm.
Theo Eva
[Chế biến] - Dưa chuột bao tử muối chua Ngày Tết mà có đĩa dưa chuột bao tử muối chua ăn kèm bánh chưng, thịt, giò... cho bớt ngán thì quá tuyệt. Nguyên liệu: - Dưa chuột bao tử - Thì l - Cà rốt - Muối, đường, dấm, ớt, tỏi. Thực hiện: Bước 1: Dưa chuột bao tử rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng khoảng 30 phút, sau đó rửa...