Bánh nhọn của người Dao đỏ ở Bản Khoang
Bánh nhọn là món ăn ngon, độc đáo của người Dao ở Bản Khoang (huyện Sa Pa), được làm cả 4 mùa trong năm để dâng cúng tổ tiên và sử dụng dịp lễ hoặc tiếp khách.
Bánh nhọn – món ăn truyền thống của người Dao đỏ ở Bản Khoang (Sa Pa).
Chúng tôi đến gia đình ông Đặng Phúc Chiêu ở xã Bản Khoang vào một buổi chiều cuối thu, đúng lúc ông vừa luộc xong nồi bánh nhọn để dâng cúng tổ tiên. Lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy bánh nhọn được gói bằng lá chít. Thấy ánh mắt hiếu kỳ của chúng tôi, ông Chiêu chậm rãi cho biết: Bánh nhọn thực chất là bánh chưng được làm từ gạo nếp nương hoặc nếp ruộng và dùng lá chít hay lá dong, lá chuối để gói tùy theo dòng họ, ví như họ Đặng gói bằng lá chít, họ Chảo lại gói bằng lá dong… Nếu gói bánh dâng cúng tổ tiên thì không trộn tro đen, không cho nhân, còn làm bánh để ăn thì người Dao đỏ thường cho nhân thịt treo ướp gia vị để tạo mùi thơm hoặc trộn gạo với tro lúa nếp để làm bánh màu đen. Bánh chín ăn ngon, đậm đà hương vị của hạt thảo quả, có màu đen, vị thơm hương lúa.
Để làm bánh, người Dao đỏ ngâm gạo nếp qua đêm đến sáng, rửa 1 – 2 lần nước sạch rồi cho vào giá để khô nước, sau đó gói bánh. Lá chít lấy ở rừng, người ta chọn lá bánh tẻ, không lấy lá quá già hoặc quá non vì lá già bị giòn còn lá non mỏng khó gói bánh. Nếu làm bánh nhọn đen phải dùng rơm nếp đốt thành tro, dùng sàng lọc lấy bột tro đem trộn đều với gạo nếp để có màu đen đều. Khi gói, lá chít được rửa sạch bằng nước nguồn.
Nếu gói bánh nhọn để dâng cúng tổ tiên, người Dao đỏ ở Bản Khoang phải cho con trai gói, còn nếu gói ăn và tiếp khách thì phụ nữ gói. Người gói lấy lá chít cuốn thành hình phễu, dùng tay bốc khoảng hai nắm gạo cho vào cùng nhân thịt, tiếp tục lấy một nắm gạo phủ lên trên, sau đó gập hai đầu, bịt kín không cho gạo rơi ra ngoài rồi dùng dây lạt buộc bánh, tạo thành chiếc bánh giống hình con ốc nhọn. Sau đó, người làm buộc thành từng túm bánh, mỗi túm khoảng 5 – 6 chiếc bánh để khi chín vớt ra cho dễ và nhanh. Bánh gói xong được cho vào nồi luộc, khoảng 3 giờ thì vớt ra để nguội rồi ăn. Nếu gói bánh dâng cúng thì lấy 5 chiếc đối với họ Chảo, 7 chiếc đối với họ Tẩn (Đặng)…
Bánh nhọn sau khi luộc chín, màu vỏ lá gói bên ngoài ngả sang màu vàng, khi ăn, có thể dùng dây lạt gói bánh cắt lát thành từng miếng hoặc để nguyên chiếc. Bánh nhọn đen khi chín có màu đen, hạt gạo dền đều xếp dính vào nhau, ăn có vị thơm của gạo nếp, mùi thơm của thịt và dậy mùi thơm của thảo quả có tính nóng làm ấm bụng. Đối với bánh dâng cúng tổ tiên, khi cúng xong mang xuống ăn, người ta thường chấm với mật đường hoặc ăn không đều rất ngon, đặc biệt có thể cảm nhận được mùi vị của lá chít.
Ông Chiêu bóc bánh mời chúng tôi ăn và cho biết thêm: Bánh nhọn này có thể để được mấy ngày, đảm bảo ăn vẫn mềm và dẻo. Đây là đặc sản của người Dao đỏ Bản Khoang đấy!
Nem tai trộn thính Món ngon "quốc dân" hạ gục mọi giác quan của thực khách
Có lẽ nem tai trộn thính là món nhắm bình dân có thể "cưa đổ" mọi thực khách, ngay từ người khó tính nhất trên bàn ăn.
Kho tàng ẩm thực Việt luôn chứa nhiều món ngon từ bình dân đến đắt đỏ. Có nhiều món ăn chỉ sử dụng trong dịp lễ Tết hoặc những ngày nhất định, nhưng cũng có những món "quốc dân" được sử dụng thường xuyên vì quá ngon và tiện dụng, chẳng hạn như món nem tai trộn thính.
Video đang HOT
Nem tai trộn thính được dùng trong bữa ăn hàng ngày, trên bàn nhậu, ăn chơi hay ăn kèm với cơm đều được. Món ăn này không quá cầu kỳ và cách thực hiện không có gì xa lạ. Nguyên liệu để làm nên món nhậu trứ danh nem tai trộn thính đều gần gũi trong góc bếp của nhiều chị em nội trợ.
Chỉ cần dành một chút thời gian là có thể chế biến được món ăn ngon. Ngay cả khi bạn là người không có nhiều kinh nghiệm nấu ăn, nem tai trộn thính cũng có thể là món giúp bạn bắt đầu khơi dậy niềm đam mê ẩm thực của mình.
Nem tai cuốn lá sung, chấm với tương hoặc mắm chua ngọt, lai rai trên bàn nhậu với cốc bia thì cũng giúp bữa ăn trở nên vui vẻ, thú vị hơn.
Vậy thì còn chờ gì nữa, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách làm cơ bản của món nem tai trộn thính nhé.
Gợi ý cách làm nem tai trộn thính
Nguyên liệu cần thiết
Tai lợn - 2 cái khoảng 400g
Đậu xanh nguyên hạt - 50g
Gạo tẻ - 50g, gạo nếp -50g
Chanh, ớt, riềng, tỏi, lá chanh, mùi tàu, rau thơm, hành tím
Đường, hạt tiêu, nước mắm, mì chính, muối, giấm
Rau ăn kèm như đinh lăng, lá sung, húng quế, lá ổi, khế chua, chuối thái lát
Cách thực hiện rửa sạch. Tiếp đó cho tai vào nồi ngập nước cùng nhánh gừng đập dập, hành tím, xíu muối, và thêm 1 thìa giấm.
Luộc sôi, hạ lửa nhỏ trong khoảng 15 phút là được. Tai lợn nhỏ không nên luộc lâu sẽ bị nhừ ăn mất ngon. Cần luộc chín tới để giữ được vị giòn.
Tai lợn sau khi luộc chín nên ngâm vào nước đá lạnh thêm vài lát chanh để được giòn hơn. Đồng thời, giúp tai vừa trắng vừa thơm. Khi nguội rồi vớt ra, để ráo. Sau đó, cắt thành dạng sợi mảnh.
Chuẩn bị gia vị để trộn gồm 2 thìa cà phê mì chính, 2 thìa đường, 3 thìa nước mắm, 2 thìa cà phê nước cốt chanh riềng, ớt tỏi xay nhuyễn, lá chanh thái nhỏ. Tất cả trộn đều.
Về phần thính gạo, có thể mua sẵn hoặc tự làm. Dùng gạo nếp, gạo tẻ, đậu xanh rang chín từng loại. Xay nhuyễn tất cả rồi rây lại một lượt để cho thính mịn.
Tỏi ớt băm nhỏ. Lá chanh rửa sạch, thái sợi.
Sau đó, trộn tai lợn đã thái sợi, thính và gia vị vừa chuẩn bị. Nem tai trộn thính hòa quyện vị sần sật, giòn ngon của tai cùng với vị thơm của lá chanh, riềng.
Cách làm nem tai trộn thính dễ dàng và nhanh chóng, bạn có thể thực hiện món ăn này bất cứ lúc nào.
Chúc bạn thành công với cách làm nem tai trộn thính này nhé!
Thưởng thức những món ăn ngon tại thiên đường biển đảo Fiji Ngày nay, du khách đến quần đảo Fiji có thể trải nghiệm nhiều hương vị của một nền ẩm thực đa dạng qua những món ăn món ăn đảo Fiji. Quần đảo Fiji là một nhóm đảo ở Nam Thái Bình Dương, cách Australia khoảng 3.000 km về phía đông và cách New Zealand 2.000 km về phía bắc. Quần đảo bao gồm...