Bánh ngải đặc sản của người Tày Bắc Kạn
Mỗi dân tộc đều sáng tạo ra những loại bánh có hương vị khác nhau, có một loại bánh mà chỉ người Tày mới có đó là bánh ngải.
Bánh ngải có màu xanh đặc trưng của thiên nhiên, hình thù và cách làm gần giống với bánh giầy của người miền xuôi.
Để làm bánh ngải thì không khó, nhưng lại đòi hỏi người người làm phải có sự khéo léo, cẩn thận ngay từ khâu chọn nguyên liệu.
Muốn bánh thơm, dẻo phải chọn loại nếp nương và không được lẫn dù chỉ một hạt gạo tẻ. Bánh ngải là thứ bánh rất dễ ăn, mát và không ngấy, nếu ai đã từng ăn một lần sẽ không quên mùi vị của loại bánh dân dã này. Vị hăng hăng, thơm thơm là lạ của lá ngải như dung hòa cái dẻo, cái ngọt của nếp, của đường, miếng bánh có sự tươi non của đồi nương, cái hoang dã của lá rừng.
Bánh lá ngải của đồng bào Tày.
Video đang HOT
Lá ngải được rửa sạch, đun trong nước tro bếp từ 2 đến 3 giờ. Để có nước tro tốt, người ta chọn tro sạch, tốt nhất là tro tre nứa, hoặc tro vỏ đậu xanh. Tro sạch được lèn vào rá tre, để rá trên chậu tạo khoảng cách cho nước từ rá chảy xuống. Người ta đổ nước từ từ vào tro cho ngấm dần rồi chảy xuống chậu. Nước tro lúc đầu đặc có màu cà phê, sau loãng dần. Lá ngải đun trong nước tro rất chóng nhừ. Sau khi đun nhừ, đổ lá ngải ra rá, rửa nhiều lần cho sạch nước tro, nhặt bỏ sơ (gân lá, cuống lá già), vắt kiệt nước rồi nắm thành từng nắm bằng nắm tay.
Gạo làm bánh được ngâm từ tối hôm trước rồi đem đồ chín thành xôi vừa độ dẻo. Trong quá trình đồ, khi lên hơi, người ta thường tưới thêm lần nước để khi giã bánh sẽ dẻo hơn.
Trong quá trình chờ xôi chín sẽ chuẩn bị nhân bánh, người ta đun đường phên lên thành mật sau đó trộn mật với vừng đen rang chín giã nhỏ. Nhân bánh chính là bí quyết tạo ra hương vị thơm ngon cho chiếc bánh.
Bánh ngải đậm đà hương vị núi rừng Tây Bắc.
Xôi đồ chín phải giã ngay lúc còn nóng cùng với những nắm lá ngải để bánh mềm, mịn và dẻo. Sau khi xôi được giã nhuyễn, các bà, các mẹ sẽ nhanh tay múc ra mâm để nặn bánh. Bánh được nặn thành hình tròn sau đó ấn dẹt ra, cho thìa nhân vào giữa, rồi gói vỏ bánh lại bọc kín lớp nhân bên trong thành hình như chiếc bánh giầy là được. Cố gắng khéo léo để nhân không bị trào ra ngoài vỏ bánh. Mỗi chiếc bánh nóng hổi được đặt trên một khoanh lá chuối tròn nhỏ bằng chiếc bánh để chúng không dính vào nhau. Sau đó gói chung khoảng 10 cái bánh nhỏ vào một lớp lá chuối để giữ bánh được lâu hơn.
Bánh ngải là thứ bánh rất dễ ăn, mát và không ngấy, nếu ai đã từng ăn một lần sẽ không quên mùi vị của loại bánh dân dã này. Vị hăng hăng, thơm thơm là lạ của lá ngải như dung hòa cái dẻo, cái ngọt của nếp, của đường, miếng bánh có sự tươi non của đồi nương, cái hoang dã của lá rừng. Bánh ngải trước đây chỉ được làm trong các dịp mừng lúa mới hay các ngày lễ tết của người Tày. Tuy nhiên, do cơ chế thị trường hiện nay bánh ngải được làm nhiều và bày bán một cách rộng rãi hơn.
Theo Trithucvn
Đặc sản Tây Bắc: Hương vị không thể trộn lẫn của các món thơm ngon từ dúi rừng
Thời gian qua, trên mạng xã hội rầm rộ về một món ăn được gọi là đặc sản của núi rừng Tây Bắc, đó là con dúi.
Nhiều nhà hàng, quán xá giới thiệu bày bán loại gặm nhấm này với giá cao ngất ngưỡng và ví các món ăn từ dúi là hàng hiếm có. Xét về giá cả, dúi có giá khá đắt (tầm 400 nghìn/kg), nghĩa là cao nhất trong các loại thịt động vật. Nhiều người còn cho rằng, thịt dúi không chỉ làm cho người dùng có cảm giác ngon miệng mà còn có tác dụng cho sức khỏe.
Dúi rừng là loài gặm nhấm chuyên ăn măng tre, rễ tre và các loại rau của quả. Răng dúi rất sắc, chúng thường đào hang trong lòng đất để sinh sống. Thịt dúi sạch, bổ dưỡng, an toàn hơn các loại vật nuôi nên hấp dẫn được thực khách. Mấy năm gần đây, người ta thấy giá trị kinh tế của dúi ngày một tăng cao nên mua giống về tự nuôi dúi để cung cấp ra thị trường. Dúi là loại động vật dễ nuôi nên mang lại lợi nhuận khả quan. Lợi dụng điều kiện đất đai rộng, cây hoang hóa nhiều, người dân ở miền Tây Nam Bộ cũng bắt đầu nuôi loại dúi rừng này.
Ở Tây Bắc, dúi được xem là loại đặc sản và thường có mặt trong những ngày Tết hay những buổi tiệc liên hoan, đình đám. Dúi được chế biến thành nhiều món như hấp, nấu giả cầy, treo gác bếp, hầm măng... Đối với những người lần đầu thưởng thức món thịt rừng này, nướng chính là cách chế biến nhanh nhất và dễ ăn nhất. Trước khi làm thịt dúi, người ta cắt tiết dúi để pha rượu đế uống. Sau đó, tiến hành làm lông, thui giống như làm thịt chuột đồng.
Để nguyên con dúi nêm sa tế, ớt và nhiều gia vị khác rồi bắt đầu nướng than. Trong quá trình nướng, quét gia vị lên thịt dúi để cho gia vị ngấm vào đến khi dúi chín. Khi phảng phất mùi thơm, da dúi vàng đều thì mang dúi ra chặt khúc vừa ăn. Dúi nướng chấm với nước tương ăn kèm với dưa leo, rau sống. Thịt dúi thơm ngon, nhiều nạc không thua kém bất kỳ loại động vật nào.
Theo Tiến sĩ- Bác sĩ Hoàng Thị Kim Thanh, nguyên chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, xét về phương diện dinh dưỡng, thịt dúi nạc, ít chất béo, tương đối cân bằng về các chất vitamin và khoáng chất. Mặc khác, sắt và phốt pho cũng hơn hẳn các loại thịt khác. Vì vậy, sức hấp dẫn của dúi là cực lớn đối với người dùng. Lợi dụng điều đó, nhiều nhà hàng, quán xá trưng bày thịt dúi với nhiều lời mời chào và bán thịt dúi với giá khá đắt.
Ngoài ra, người ta còn nói rằng, thịt dúi có tác dụng tăng cường sinh lực, cải thiện tuần hoàn máu, tráng dương. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, do có hàm lượng đạm lớn nên cholesterol ở mức cao, những người bị tiểu đường, tim mạch sẽ không tốt cho sức khỏe khi ăn thịt dúi. Theo y học cổ truyền, dúi rừng ăn nhiều rễ cây dược liệu quý nên thịt chúng có thể hỗ trợ trị được nhiều bệnh. Tiết dúi mát, bổ, tăng cường tuần hoàn máu, thịt vị ngọt, có tác dụng mạnh khí, ích tinh, hàn thương tích, liền xương cốt.
Theo Inside
Về Bạc Liêu thưởng thức đặc sản "bánh tằm bì" Bánh tằm bì - đặc sản Bạc Liêu có sợi trắng tinh, hình dáng con tằm, thơm ngon mà rất dễ làm. Đây là một món ngon mang phong vị ẩm thực đậm chất dân dã miền Tây. Nguyên liệu chế biến Sợi bánh tằm bì luôn trắng tinh, bởi được chế biến từ loại gạo ngon nhất Bạc Liêu. Người ta đem...