Bánh nậm ngon đậm đà
Tùy từng vùng, từng nơi mà bánh nậm có tên gọi khác nhau như bánh gói, bánh lá… Trong mâm cúng ông bà, đám tiệc, bánh nậm luôn được nhiều người ưa thích. Món bánh nậm chay thường được cúng vào những ngày rằm, đầu tháng.
Để có món bánh nậm ngon, người làm phải chuẩn bị nhiều khâu. Trước hết là khâu chọn gạo. Phải là gạo trắng ngon thì bánh mới ngon, màu mới đẹp. Gạo đem ngâm, xả gút nhiều nước qua đêm rồi xay thành bột. Bột gạo pha với nước theo tỷ lệ phù hợp rồi đem giáo trên bếp. Công đoạn pha giáo bột đòi hỏi phải khéo léo, nếu không bột sẽ nhão hoặc khô thì bánh không ngon.
Ảnh: Mỹ Tuyết
Lá để gói bánh thường là lá chuối hột xanh, lành lặn. Lá cắt về, đem phơi nắng hoặc hơ lửa cho dịu để khỏi rách rồi cắt thành từng miếng nhỏ cỡ hơn bàn tay xòe của người lớn khi gói. Cùng với bột gạo, nhân là một trong hai yếu tố quyết định bánh ngon hay dở.
Nhân bánh nậm thường làm bằng thịt heo nạc, thịt gà băm nhuyễn, tôm, ruốc… (bánh nậm chay có thể làm bằng nhân đậu xanh). Thịt tôm băm rồi đem xào với hành, tiêu, hẹ cho chín; mùi thơm tỏa ra khắp nhà. Người gói bánh nậm phải khéo tay, cán bột vuốt cho cái bánh mỏng đều, phần nhân ở giữa và bên ngoài cần có kích thước mỗi cái bánh đều nhau. Bánh gói xong đem hấp, khi chín vớt ra để nguội.
Video đang HOT
Bánh nậm lột ra, trên nền lá xanh vàng là phần bột trắng hình chữ nhật, mịn, bên trong có nhân trải đều. Người ăn gắp lấy từng phần bánh chấm với nước mắm. Ăn bánh nậm có cảm giác vị ngon bùi của bột gạo, vị béo của thịt tôm, vị cay nồng của tiêu, vị thơm của hành lá…
Theo Thanhnien
Giòn ngon bánh gối xế chiều
Sẽ thật tuyệt nếu được thưởng thức món bánh gối vàng ươm, giòn ngon, thơm nức chấm với nước mắm chua ngọt... trong tiết trời mùa xuân lành lạnh như thế này.
Sau giờ tan làm, mình và mấy nhỏ bạn độc thân chẳng về nhà vội, nên lại "lang thang" đây đó, ghé các quán vỉa hè ngồi tám chuyện. Nghe có vẻ nhàn rỗi nhưng thực sự những giây phút như thế khiến con người có được cảm giác thư thái, dễ chịu hơn sau một ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng.
Các quán vỉa hè thường đem lại cho người tới cảm giác chưa đảm bảo vệ sinh vì quá gần lề đường nhưng đổi lại một không gian thoáng đãng, không tù túng như trong các nhà hàng sang trọng. Quán mà mình hay ghé nhất đó là bánh gối.
Nghe nói, ngày xưa, người ta thường bán bánh gối trên những chiếc xe đẩy và dạo qua các con phố. Còn bây bánh gối được bán tại nhiều quán nhỏ và hương vị của bánh cũng khác đi nhiều. Bánh gối có hình vầng trăng khuyết, hơi giống với chiếc bánh xèo miền Nam, hay bánh quai vạt miền Tây. Nhưng điểm làm nên hương vị khác biệt của mỗi loại bánh chính là nguyên liệu và cách tạo nên chúng. Chẳng rõ bánh gối có từ bao giờ nhưng từ lâu, người Hà Nội đã rất quen với món bánh đường phố dân dã này và nó trở thành món ăn vặt của mùa lạnh.
Ngồi nhâm nhi từng chiếc bánh gối, vừa tám với nhau những câu chuyện "trên trời, dưới biển" chẳng rõ chủ đề với các cô nàng độc thân như thế rất thú vị. Quán bánh gối này cũng rất dễ tìm bạn nhé! Chỉ cần đi từ Giảng Võ, rẽ vào Vũ Thạnh, được một đoạn rẽ phải là bạn có thể thấy ngay. Nó nằm yên vị trên vỉa hè trong cái chợ cóc con con, hơi chật chội nhưng rất đông khách, nhất là lúc xế chiều...
Quán bày rất ít bàn ghế, chỉ chừng 4, 5 bàn. Có lẽ bởi vỉa hè quá nhỏ mà hàng quán xung quanh thì nhiều, vì thế ít khi thấy các bàn còn trống. Thực khách ghé vào đây ở rất nhiều lứa tuổi khác nhau, bởi lẽ nó nằm trong ngõ chợ. Nhiều các cô các bác bán hàng sau ngày làm việc vất vả, cũng ghé vào quán nhâm nhi mấy chiếc bánh gối cho đỡ đói lòng. Các bạn trẻ, sinh viên cũng có nhé, bởi bánh gối là thứ ăn vặt khá lý tưởng trong những tiết trời mùa đông hoặc đang giao mùa dang dở, lạnh hay ấm chẳng rõ ràng như thế này.
Nhìn những chiếc bánh vàng ươm, giòn và thơm hình chiếc gối bán nguyệt, nóng hổi vừa mới "ra lò", bày kèm rau thơm trên đĩa là thực khách đã cảm thấy không thể đợi chờ được nữa rồi. Mọi việc dường như sẽ trở nên tuyệt vời hơn khi bạn múc một bát nước chấm chua ngọt có kèm đu đủ thái mỏng, một chút tương ớt rồi nhúng chìm miếng bánh vào, kèm thêm một lá rau..., cái giòn tan và thơm phức của bánh tan dần miệng, ngọt ngọt, cay cay thật thấm thía, thật dễ chịu.
Điều khiến mình hay ghé vào đây để thưởng thức bánh gối bởi vỏ bánh rất mỏng, cứ giòn như bỏng ngô, bên trong bánh nhất định lúc nào cũng phải có một quả trứng cút xinh xinh, nhiều thịt và các nguyện liệu kèm như miến, mộc nhĩ... Nước chấm tuy đơn giản nhưng khá hấp dẫn. Vị chua, cay, mặn, ngọt rất vừa vặn cùng những miếng đu đủ thái mỏng giòn sần sật... với đĩa rau sống tươi xanh, hút mắt... thật đơn sơ, giản dị nhưng cũng đủ để níu giữ thực khách đi qua đây ghé vào, ngay cả khi các con phố đã lên đèn. Quán tuy chẳng có tiếng tăm gì nhưng người ta đã ăn một lần rồi thì luôn muốn ghé lại lần sau.
Quán tuy nhỏ nhưng còn có cả bánh tôm, phở cuốn và há cảo. Bạn nào đến đây có thể lựa chọn "thực đơn" phù hợp với mình nhất. Nhưng theo mình nghĩ, dù chỉ là các món bán kèm nhưng nó cũng ngon và có sức hấp dẫn rất riêng, phải thử mới cảm nhận được. Chị bán hàng chia sẻ rằng chị đã bánbánh gối ở đây hơn chục năm rồi. Có lẽ cái tuổi nghề khá dài của chị đã hội tụ trong từng chiếc bánh gối thơm ngon đang nằm gọn trên đĩa để thực khách thích thú thưởng thức mà chưa phàn nàn bao giờ.
Giá cả bánh ở đây chỉ dao động từ 7 - 9000đ/ chiếc vì thế bạn có thể tha hồ ăn mà không sợ tốn nhiều tiền.
Mỗi tội mình để ý thấy chị chủ quán mỗi lần rán bánh xong không để bánh ra giấy để thấm dầu vì thế ăn bánh hơi ngấy. Quán bắt đầu mở hàng lúc khoảng 3 giờ hơn đến 7 giờ tối nên khi nào cơn thèm bánh gối của bạn bất chợt xuất hiện, hãy thử ghé quán để trải nghiệm hương vị nơi đây nhé.
Theo Eva
Bánh gối Lý Quốc Sư Bánh gối là một trong những thức quà vặt được nhiều người yêu thích. Và bánh gối ở Lý Quốc Sư là một trong những địa chỉ ngon nhất. Trời mùa đông đi chơi, muốn cho ấm cái bụng không món gì vừa ngon vừa rẻ bằng ăn bánh gối, bánh xèo. Cái vị giòn giòn cùng với mùi thơm của thịt và...