Bánh nậm chay vừa ngon vừa rẻ
Chỉ thay thế nhân mặn bằng nhân chay là bạn đã có chiếc bánh nậm chay ngon miệng cho những ngày chay tịnh.
Bánh nậm là món bánh mặn đặc trưng ở xứ Huế, trong những ngày mồng một, ngày rằm, người dân biến tấu, chế biến thành chiếc bánh chay. Về hình thức, bánh nậm chay cũng nhỏ nhắn, xinh xắn y hệt như bánh mặn. Sau khi bóc lớp lá gói bên ngoài, bánh mịn màng với màu trắng đục của bột gạo, chính giữa là lớp nhân có màu đỏ đẹp mắt.
Bánh nậm chay dần trở thành món ăn quen thuộc trong đời sống hằng ngày của người dân xứ Huế. Ảnh: V.H.
Video đang HOT
Thay thế cho nhân tôm thịt, nhân bánh chay được làm bằng nấm, cà rốt và đậu phục. Cách làm bánh chay cầu kỳ hơn cả bánh mặn, nấm dùng để làm nhân là nấm mộc nhĩ khi ăn mới giòn giòn ngon miệng, cà rốt còn tươi được thái hạt lựu, đậu phụ được giã nhỏ. Trộn đều các nguyên liệu với nhau, thêm một ít muối, đường cho gia vị vừa ngấm và xào chín bằng dầu đậu phộng (dầu lạc).
Bột gạo và bột năng trộn đều, khuấy cùng nước lạnh, dầu lạc cùng ít muối. Đặt nồi lên bếp, khuấy nhanh tay với lửa vừa nhỏ đến khi bột hơi sánh lại thì tắt bếp, tiếp tục khuấy đến khi bột sền sệt là được. Lá dùng để gói bánh là lá chuối, hoặc lá dong được rửa và lau sạch, tước thành từng phần vừa để gói bánh. Lấy một miếng lá chuối, thoa lớp dầu lạc lên mặt bên trong, dùng thìa múc một lớp bột trải đều lên bên trên, tiếp đến là một lớp nhân. Gấp lá lại, bẻ hai đầu rồi vuốt cái bánh cho thẳng và dẹp. Bánh gói xong được xếp vào xửng và hấp chín.
Vì là bánh chay nên nước chấm ăn kèm cũng được làm từ nước tương cùng với vài lát ớt tươi. Ngày nay, bánh nậm chay là món ăn phổ biến ở Huế, không chỉ trong ngày mồng một, ngày rằm, bánh trở thành món ăn sáng, ăn xế quen thuộc hằng ngày của người dân ở đất cố đô.
Theo Vnexpress
Bánh nậm ngon đậm đà
Tùy từng vùng, từng nơi mà bánh nậm có tên gọi khác nhau như bánh gói, bánh lá... Trong mâm cúng ông bà, đám tiệc, bánh nậm luôn được nhiều người ưa thích. Món bánh nậm chay thường được cúng vào những ngày rằm, đầu tháng.
Để có món bánh nậm ngon, người làm phải chuẩn bị nhiều khâu. Trước hết là khâu chọn gạo. Phải là gạo trắng ngon thì bánh mới ngon, màu mới đẹp. Gạo đem ngâm, xả gút nhiều nước qua đêm rồi xay thành bột. Bột gạo pha với nước theo tỷ lệ phù hợp rồi đem giáo trên bếp. Công đoạn pha giáo bột đòi hỏi phải khéo léo, nếu không bột sẽ nhão hoặc khô thì bánh không ngon.
Lá để gói bánh thường là lá chuối hột xanh, lành lặn. Lá cắt về, đem phơi nắng hoặc hơ lửa cho dịu để khỏi rách rồi cắt thành từng miếng nhỏ cỡ hơn bàn tay xòe của người lớn khi gói. Cùng với bột gạo, nhân là một trong hai yếu tố quyết định bánh ngon hay dở.
Nhân bánh nậm thường làm bằng thịt heo nạc, thịt gà băm nhuyễn, tôm, ruốc... (bánh nậm chay có thể làm bằng nhân đậu xanh). Thịt tôm băm rồi đem xào với hành, tiêu, hẹ cho chín; mùi thơm tỏa ra khắp nhà. Người gói bánh nậm phải khéo tay, cán bột vuốt cho cái bánh mỏng đều, phần nhân ở giữa và bên ngoài cần có kích thước mỗi cái bánh đều nhau. Bánh gói xong đem hấp, khi chín vớt ra để nguội.
Bánh nậm lột ra, trên nền lá xanh vàng là phần bột trắng hình chữ nhật, mịn, bên trong có nhân trải đều. Người ăn gắp lấy từng phần bánh chấm với nước mắm. Ăn bánh nậm có cảm giác vị ngon bùi của bột gạo, vị béo của thịt tôm, vị cay nồng của tiêu, vị thơm của hành lá...
Theo Thanhnien
Một vòng các quán Huế bình dân hút khách ở Hà Thành Nhắc đến món Huế với các đặc sản như nem lụi, bánh nậm, bánh ít, bún bò.... thì hầu như chị em nào cũng mê. Cùng lượn một vòng các quán Huế ngon bổ rẻ được nhiều người biết đến ở Hà Nội. Nem lụi Huế phố Lương Định Của Đây là một quán Huế rất bình dân nằm trong ngõ nhỏ ở...