Bánh mỳ “vẫy”
Một ngày đứng ngoài đường từ 10 đến 13 tiếng. HỌ tự gọi mình là người làm trên “phố vẫy”. Người ta đi theo những cái vẫy vì bánh chứ không phải vì người, bởi lúc nào cũng khẩu trang, áo chống nắng, che bụi, mũ nón, có nhìn thấy mặt nào đâu.
Đường Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng – Trần Duy Hưng có hàng chục người bán bánh mỳ. Mặc xe cộ chạy ào ào, họ vươn tay ra dòng người đông đúc vẫy lấy vẫy để mời khách mua bánh.
“Làm nghề này phải mặt “dày”, nhanh chân, nhanh miệng. Người đi qua là phải mời nhiệt tình nhưng cũng phải cẩn thận không xe nó tông cho thì khổ”, chị Mai, người có “thâm niên” 2 năm bán bánh mỳ trên trục đường Phạm Hùng – Trần Duy Hưng cho biết.
Theo tìm hiểu, những người bán bánh mỳ tại khu vực trên chủ yêu là nông dân ở các làng quê vùng Hà Tây (cũ), Hà Nam, Bắc Giang.
Cô Hòe, quê ở Hà Nam, cho biết: “Mình không có học vấn, tuổi tác lại không còn trẻ, kiếm được việc không phải dễ. Làm việc này tuy hơi bụi bặm nhưng nhàn hơn”.
Theo lời cô Hòe, để có được bánh ngon, mỗi tháng cô phải đặt tiền trong siêu thị. Số tiền đặt cọc là 700.000 đồng/tháng và bị trừ dần khi cô lấy bánh.
“Mỗi ngày, tôi hai lần vào siêu thị lấy bánh, mỗi lần 50-100 chiếc, đủ loại to nhỏ. Người nào mới vào nghề phải xếp hàng mới được lấy, mỗi lần chỉ được 5 chiếc”.
Video đang HOT
Cô Hòe tiết lộ, ngày bán được nhiều nhất lên đến 300 chiếc bánh mỳ.
Còn cô Hường (ở Bắc Giang) sáng rửa bát thuê ở siêu thị Big C, chiều bán bánh mỳ đến 10 rưỡi tối. Theo cô Hường, bán bánh mỳ phải vừa lo vẫy khách vừa phải để mắt đến ô tô và công an. “Hễ thấy công an là mọi người như chạy loạn. Có người vì vội vàng mà vấp ngã, mấy hộp xốp không còn chỏng queo kia kìa”.
Bánh mỳ “vẫy” trên phố Hà Nội
Mặc như Ninja để chống bụi
Thấy khách là phải “vẫy” nhiệt tình mới bán được bánh
Theo Bee.net.vn
Nguy hiểm nghề bán hàng rong trên QL5
Chạy dọc QL5, đoạn đường từ thị trấn Trâu Quỳ đến ngã ba vòng xuyến cầu Chui dài chưa đầy 8km nhưng mỗi ngày có cả trăm người mưu sinh bằng nghề bán bánh mỳ rong. Họ đứng tràn dưới lòng đường, tạo thành một hàng chạy dài, chiếm hẳn một làn đường làm "lãnh địa riêng". Không ít vụ tai nạn giao thông thương tâm đã xảy ra...
Dù mùa hè hay mùa đông, giữa dòng xe cộ đông đúc, bỏ mặc mối nguy hiểm ẩn hiện trước mắt, những người bán bánh mỳ rong trên QL5, đoạn từ thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội đến ngã ba vòng xuyến cầu Chui (Long Biên) vẫn tất bật mưu sinh ngay dưới lòng quốc lộ. Nhìn họ mưu sinh mà lo.
7h sáng, các đoàn xe tấp nập nối đuôi nhau ra vào TP Hà Nội. Trong màn khói đen nhẻm quện lẫn với bụi cát, những người bán bánh mỳ dần hiện rõ bên cạnh dòng xe đang ì ạch di chuyển. Họ đứng đó từ sáng sớm, ai cũng tỏ vẻ mệt mỏi, vừa sắp hàng vừa đón khách. Mỗi người đều có một thúng bánh mỳ chất cao ngang đầu. Khi có khách hỏi mua, ai nấy đều tất tả phục vụ tận tay "thượng đế".
Tín hiệu đèn đỏ vừa báo, cả đoàn xe từ từ dừng lại. Thoáng thấy một tài xế trên chiếc xe tải vẫy tay ra hiệu gọi mua bánh, người phụ nữ dáng mảnh khảnh, da đen sạm vội vàng lấy 10 chiếc bánh rồi lao thẳng vào dòng xe đông đúc. Chị len lỏi qua từng kẽ nhỏ chật hẹp giữa hai đầu xe và trèo hẳn lên cửa xe đưa bánh cho tài xế. Nhận tiền xong, chị vội vàng nhảy xuống đất mà không nhìn trước sau. Kít... một chiếc xe khách chạy tuyến Hà Nội - Hải Phòng vừa lao đến vội kéo phanh, người phụ nữ chưa kịp hoàn hồn đã bị anh tài xế quát lớn: "Muốn chết hả mà bán hàng ở đây". Người phụ nữ lí nhí nói lời xin lỗi rồi quay về bên thúng bánh của mình. "Biết là nguy hiểm lắm chứ, nhưng cũng vì bát cơm manh áo thôi...", chị phân bua với chúng tôi.
Cách đó 70m, một chiếc ôtô du lịch đỗ chềnh ềnh ngay giữa đường để mua bánh mỳ. Người tài xế chưa kịp lấy bánh, bỗng chiếc xe máy chạy đằng sau tông thẳng vào thúng bánh. Chiếc thúng lăn lông lốc, hàng chục chiếc bánh bay khắp mặt đường. May mà người phụ nữ bán hàng đã tránh kịp chiếc xe.
Công việc của những người bán bánh mỳ thường bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc vào khoảng 18h. Buổi trưa, nhiều người chỉ ăn uống qua loa rồi tiếp tục quay lại bán hàng. Họ cũng phải cạnh tranh giành giật từng người khách, để bán từng chiếc bánh mỳ một.
Việc bán bánh mì trên quốc lộ như thế này tiềm ẩn nhiều nguy cơ TNGT.
Anh Nguyễn Việt Thế làm nghề xe ôm gần đó cho biết, họ đứng bán ngay sát các dòng xe đang chạy, nhiều xe tải chạy với tốc độ cao còn hút cả thúng bánh mỳ vào gầm xe... Công việc cực nhọc, nhưng mối nguy hiểm lại luôn rình rập có thể cướp đi tính mạng bất cứ lúc nào.
Theo tìm hiểu, những người bán bánh mỳ ở đây ngoài một số người là dân địa phương thì hầu hết đều đến từ các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Thái Bình, Hải Dương. Họ giải thích bán bánh mỳ trên quốc lộ vốn ít, lại dễ bán chứ làm ăn lớn thì không có điều kiện. Nhiều năm qua, trên đoạn đường này đã xảy ra không ít vụ tai nạn giao thông gây chấn thương, thậm chí là tử vong đối với những người bán bánh mỳ.
Chị Nguyễn Thị Tịnh (Đông Hưng, Thái Bình) một trong những người bán bánh mỳ cho biết cách đây hai tháng bị xe máy đâm gẫy chân, đến giờ vẫn chưa khỏi hẳn. "Rõ ràng đứng dưới lòng đường bán hàng là vi phạm pháp luật, nên nếu người ta đâm phải mình cũng chỉ yêu cầu họ cho tiền mua thuốc thôi", chị Tịnh nói.
Điều đáng nói, QL5 là tuyến đường trọng điểm có mật độ phương tiện tham gia giao thông đông đúc. Tình trạng này diễn ra vừa đe dọa đến sự an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông lại gây cản trở lưu thông trên đường. Trước đây, các cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc để xử lý tình trạng này, song chỉ sau một thời gian ngắn lại tái diễn. Để giải quyết triệt để, ngoài việc tăng cường kiểm tra, lập lại an ninh trật tự trên địa bàn thì quan trọng hơn cả là ý thức của những người bán hàng rong. Cần có biện pháp bảo vệ mình thật an toàn trong cuộc mưu sinh vất vả
Theo CAND
Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường ở phường Ngã Tư Sở, Kỳ2: Người dân thắc mắc... Cùng vớ sự lấn chiế vỉa hè để là nơ bán hàng, lòng đường còn bị tận dụng là nơ để xe. Có những đoạn đường còn bị là nơ họp chợ. Chợ... lòng đường Cứ khoảng từ 2g sáng, chân cầu vượt Ngã Tư Sở phía đường Nguyễn Trã bắt đầu xuất hiện những xe hàng từ các nơ tụ tập về....