Bánh mỳ gần 200 năm không mốc
Đây là chiếc bánh mỳ gia truyền lâu đời nhất thế giới. Nhưng tại sao nó lại không mốc sau gần 200 năm?
Một người phụ nữ sở hữu chiếc bánh cross bun cổ nhất, một loại bánh mỳ mà một số quốc gia theo đạo công giáo hay ăn vào ngày lễ Phục sinh. Nó đã được nướng vào ngày thứ 6 năm 1821 và sau 192 năm, qua 5 thế hệ, vẫn không hề bị mốc.
Bà Nancy Titman, 94 tuổi, là người sở hữu chiếc bánh đã tồn tại suốt 192 năm. Thật ngạc nhiên, nó vẫn giữ hình cây thánh giá bên trên và không có dấu vết của nấm mốc.
Chiếc bánh được giữ suốt 192 năm mà không bị mốc
Nó được chế biến bởi ông cố William Skinner, người sở hữu một tiệm bánh ở Luân Đôn. Nó được làm ra trong cùng năm với năm Napolean chết, George IV lên ngôi, nhà thơ John Keats qua đời, John Constable vẽ bức tranh Hay Wain nổi tiếng.
Đó là một món đồ truyền thống của gia đình và bà Nancy luôn đưa nó ra vào mỗi thứ sáu của tuần thánh.
Nó cứng như một hóa thạch, một phần bị vỡ ra nhưng nó vẫn có mùi và trông như một chiếc bánh vừa được bỏ từ lò ra. Bà Nancy kể: “Mẹ tôi nói rằng tổ tiên của chúng tôi đã làm việc trong một cửa hàng bánh mỳ và họ tin rằng bánh nướng vào ngày thứ sáu không bị mốc. Điều này đã được chứng minh.”
“Tôi nghĩ rằng nó đã được lưu giữ nguyên vẹn như ngày mà nó được làm ra vào thứ sáu, đó là một ngày rất đặc biệt. Tôi đã bảo quản nó trong chiếc hộp gần 200 năm nay”. “Đó là một gia bảo khá kỳ lạ, nhưng tôi tự hào về nó và chúng tôi vẫn lấy nó trong hộp ra mỗi dịp lễ Phục sinh”.
Video đang HOT
Theo 24h
Thế giới phong cảnh tuyệt đẹp từ thức ăn
Nhiếp ảnh gia người Anh Carl Warner đã tạo ra những bức tranh phong cảnh đẹp tuyệt từ chính những thứ thực phẩm rất gần với con người như rau, củ, quả, thịt, bánh mỳ...
Trông vui mắt và có vẻ đơn giản như vậy nhưng thực chất, mỗi tấm hình là cả một quá trình nghệ thuật. Anh Warner tạo bối cảnh cho bức tranh và sau đó chụp hình. Anh thường bỏ ra nhiều thời gian để xây dựng ý tưởng, lựa chọn thực phẩm nhằm tạo ra những hình ảnh độc đáo nhất. Những loại kẹo với gam màu hồng là chủ đạo tạo nên một bức tranh như trong thế giới cổ tích.
Chuối, cà rốt, hành, tỏi... là nguyên liệu tạo bối cảnh cho hình ảnh sống động này.
Để hoàn thành mỗi tác phẩm, Warner thường phải mất 3 ngày. Đầu tiên là phác thảo hình ảnh lên giấy, sau đó đi chọn thực phẩm. Tiếp theo, anh tạo bối cảnh và chụp hình.
Hình ảnh có chiều sâu và sức hút với người xem.
Warner đang triển lãm một số tác phẩm tại Westfield Stratford (Anh) cho đến hết ngày 11/11 tới.
Khung cảnh tại Paris (Pháp).
Đoàn tàu bằng sô cô la.
Thiên đường bằng bí ngô.
Một khu phố qua lăng kính của Warner.
Phong cảnh làm từ nấm.
Biển khơi rộng lớn.
ĐỖ QUYÊN
Theo Infonet
Rùng mình trước bánh mỳ mô phỏng cơ thể người Nghệ nhân làm bánh Kittiwat Unarrom ở Thái Lan đã tạo ra những chiếc bánh mỳ có hình thù quái dị. Đó là những chiếc bánh được làm giống như những bộ phận trên cơ thể người thật. Từ năm 2006, Kittiwat Unarrom đã bắt đầu sử dụng bột mỳ nhào như một loại nguyên liệu để tạo ra những chiếc bánh khiến...