Bánh mì fast food kiểu Việt Nam
Nhâm nhi bánh mì, tranh thủ nạp tin tức cho ngày mới trong không gian nhỏ xinh. Hoặc “lười” hơn bạn có thể chỉ cần nhấc máy, nhân viên sẽ mang đến tận nhà.
Chỉ cần 2-4 phút để có một bữa ăn ngon miệng.
Lạ mà quen
Nhắc đến fast food người ta nghĩ ngay đến “các ông trùm” KFC, Lotteria, PizzaHut, McDonal’s,… Có bao giờ bạn nghĩ bánh mì Việt cũng có thể trở thành fast food?
Nhịp sống hối hả khiến thời gian cho bữa sáng càng bị rút ngắn, việc chọn lựa ăn gì để vừa đảm bảo nhanh chóng, tiện lợi, đủ chất, hợp vệ sinh khiến nhiều người phải đau đầu. Bánh mì càng khẳng định vai trò “vị cứu tinh” của nó. Vì vừa nhanh, ngon, tiện lợi… lại có giá rẻ hơn so với các món điểm tâm khác.
Xưa nay người Việt vẫn quen với hình ảnh những chiếc xe đẩy bánh mì ở các con hẻm, hay thỉnh thoảng cứ vài trăm mét vỉa hè lại có một tiệm bán bánh mì. Sang hơn một chút, bánh mì được đặt sau tủ kính của những tiệm bánh ngọt, bánh mì tươi… Vậy bánh mì fast food có gì khác?
Thịt bò mềm thơm, kết hợp với trứng ốp la beo béo, chút chua ngọt của dưa chua, cay cay của ớt sừng, beo béo của pa tê và sốt mayonnaise… sền sệt nước sốt làm cho bánh mì thêm đậm đà.
Câu trả lời là trước tiên bạn có nhiều sự lựa chọn hơn. Bạn có thể tới tận nơi mua về hoặc vừa nhâm nhi chiếc bánh mì, vừa nạp tin tức cho ngày mới trong không gian nhỏ xinh của quán. Hoặc “lười” hơn bạn có thể chỉ cần nhấc máy, nhân viên sẽ mang đến tận nhà.
Video đang HOT
Thực đơn đa dạng
Không chỉ “đa zi năng” ở phương thức ăn, thực đơn của quán cũng đa dạng không kém, với 12 loại nhân khác nhau như thịt ram, nem chả, heo quay, trứng cút ốp la, thịt bò trứng cút, cá… ngoài ra còn có bánh mì chay, tha hồ cho bạn lựa chọn, đổi món.
Ổ bánh mì dài vừa đủ một phần ăn, giòn, thơm dịu không ngấy, cùng với nước sốt đa vị làm cho bánh mì thêm đậm đà. Vị chua ngọt của dưa chua, chút cay cay của ớt sừng, beo béo của pa tê và sốt mayonnaise cùng cái loại rau như dưa leo, hành lá, xà lách, dưa chua… làm cho món ăn thêm hài hòa và người ăn không có cảm giác ngán. Hơn nữa bạn hoàn toàn có thể tự tạo thực đơn thứ 13 cho mình khi kết hợp những món có trong thực đơn lại tùy sở thích và nhu cầu ăn uống của bạn.
Mỗi sự kết hợp tinh tế giữa bánh mì và các loại nhân kèm theo, đặc biệt là các loại nước sốt đặc trưng làm cho thực đơn của Bánh Mì Việt càng trở nên đa dạng. Tùy từng loại nhân mà mỗi loại bánh chó mức giá khác nhau, dao động từ 10 – 25 nghìn đồng/ ổ. Để ý một chút sẽ thấy phía sau ổ bánh có khắc chữ BMV, tức là Bánh Mì Việt ngộ nghĩnh.
Không chỉ có bánh mì, cửa hàng còn phục vụ nước giải khát với thực đơn không kém phần đa dạng như: sữa đậu nành, Pepsi, xá xị, Coca Cola, nước suối… với giá từ 5-10 nghìn đồng. Bạn còn có thể tiết kiệm chi phí cho bữa sáng bằng cách chọn phần combo bao gồm 1 bánh mì 1 ly đậu nành hoặc Pepsi với giá 22 nghìn đồng.
Cứ 30 phút lò lại cho ra một mẻ bánh mì mới, để đảm bảo bánh luôn nóng hổi.
Khẩu phần ăn rất “Tây”, mỗi phần bánh mì đều có túi giấy, khăn giấy và tăm, tất cả đều được kiểm định và tiệt trùng, vừa thuận tiện cho việc di chuyển vừa đảm bảo vệ sinh.
Không gian ẩm thực khá ấm cúng, trang nhã, lịch sự và thân thiện để bạn chờ đợi hoặc thưởng thức bữa sáng trong giai điệu âm nhạc nhẹ nhàng. Một sự lựa chọn thú vị cho bữa sáng của bạn.
Hi vọng đây sẽ là một địa điểm “fast food” mới mẻ và thú vị, nơi bạn có thể thưởng thức những món nhanh, ngon, bổ dưỡng với giá phải chăng.
Địa chỉ: Số 003 lô A2 chung cư Phan Xích Long, phường 7, quận Phú Nhuận
Theo BĐVN
Xếp hàng ăn cơm kẹp.
Một loại cơm kẹp (rice burger) mới toanh trong thị trường fastfood sôi động với KFC, Lotteria, BBQ... đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của khách hàng năng động của Việt Nam.
Có một "chuyện lạ" trong thời gian qua là, dân văn phòng đã xếp hàng để ăn loại fastfood này.
Fastfood nhưng không béo
Nghe nói về một loại cơm kẹp (rice burger) cơm kẹp mới ra mắt, chị Đinh Đức Hạnh (SN 1979), công tác tại Hội phụ nữ Hà Nội quyết định "thử cho biết". 11h trưa, tìm đến điểm bán 80 Lý Thường Kiệt (Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội) thì đã thấy đông nghịt người vào ăn. Càng tò mò hơn, chị quyết định xếp hàng để được phục vụ. Các nhân viên đon đả xếp chỗ và lấy thức ăn cho chị. Lần đầu tiên, chị được thấy một loại fastfood độc đáo như vậy.
Một suất cơm bao gồm hai bánh cơm ép kẹp với thức ăn mặn và salad. Hai bánh cơm tương đương với hai bát cơm được ép chặt giống như cơm nắm. Tuy nhiên, bánh cơm VietMac khác cơm nắm ở chỗ cơm rất dẻo và hạt cơm vẫn giữ nguyên hình mà không bị phá vỡ kết cấu như cơm nắm. Bánh cơm sẽ được nướng sơ qua để đảm bảo độ kết dính, khi cầm ăn sẽ không bị vỡ. "Điều thú vị là dù trông nhỏ nhắn nhưng ăn rất no, đủ dinh dưỡng. Thỉnh thoảng, lại có cả hạt ngô ngọt trong ấy, tạo cảm giác cuốn hút cho món ăn này", chị Hạnh chia sẻ.
"Tôi cứ nghĩ đến fastfood là nghĩ nó gây béo nhưng cơm kẹp VietMac rất dễ ăn và là một bữa ăn hoàn chỉnh, không sợ bị béo", chị Hạnh nói.
Cũng như chị Hạnh, nhiều nhân viên văn phòng quanh điểm bán cũng kéo đến ăn rất đông. Với phong cách của thức ăn nhanh, giá cả hợp lý, tiêu chuẩn vệ sinh khắt khe ngay từ đầu vào sản phẩm và quy trình sản xuất, cơm kẹp VietMac đang là lựa chọn ưu việt cho giới văn phòng vốn lo lắng về an toàn vệ sinh thực phẩm và không nhiều thời gian.
Hiện tại nhiều điểm bán của VietMac như tại tầng 4 tòa nhà Grand Plaza (đường Trần Duy Hưng), tầng 15 tòa nhà FPT (đường Duy Tân)...đông nghẹt vào buổi trưa. Ước tính, mỗi ngày đã có gần một ngàn suất cơm kẹp được bán ra. Anh Hồng Quân, nhân viên một tổ chức nước ngoài tại Hà Nội đánh giá: "Cơm kẹp VietMac làm từ cơm- là thứ không thể thiếu với người Việt. Gạo nấu cơm VietMac rất ngon nên có thể ăn hàng ngày mà không ngán".
Lạ nhưng quen
Nói về loại sản phẩm lần đầu tiên có ở Việt Nam này, bà Lê Bích Phượng, Tổng giám đốc công ty cho biết, rice burger (cơm kẹp) là một món ăn đã xuất hiện từ lâu tại một số nước châu Á như: Nhật Bản, Singapore như một biến thể của hamburger (bánh mỳ kẹp) dành cho người châu Á. Khi đưa vào Việt Nam, VietMac đã "Việt hóa" cho phù hợp khẩu vị và thói quen ăn uống của người Việt như lượng cơm nhiều hơn, sử dụng nhiều loại rau quả đặc trưng như đu đủ, hoa chuối, củ sen...và đặc biệt cơm kẹp VietMac rất hạn chế dùng đồ xào, rán...
Lý giải sự thu hút của VietMac, ông Nguyễn Thành Dương, Giám đốc điều hành VietMac cho hay, mỗi ngày, VietMac phục vụ 4 loại thức ăn mặn khác nhau, nhưng thực đơn được thay đổi thường xuyên, đảm bảo không lặp lại trong vòng 2 tuần liên tiếp.
Cũng theo ông Dương, tâm lý của khách hàng là cần những bữa ăn trưa vừa nhanh song phải thật lành, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tại VietMac, các sản phẩm được chế biến từ những nguyên liệu tươi và sạch được kiểm soát ngay từ đầu vào. Các sản phẩm của VietMac không dùng phụ gia và chất bảo quản thực phẩm. Thậm chí bao bì, giấy gói cơm kẹp VietMac đều được thiết kế riêng và sử dụng một lần.
Một tin vui với dân công sở, văn phòng là từ nay đến cuối năm 2011, VietMac dự kiến sẽ phát triển thêm 40-60 cửa hàng ủy quyền tại Hà Nội và mở rộng xây dựng thị trường TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. " Hi vọng cơm kẹp sẽ thay đổi của người Việt về đồ ăn nhanh để đồ ăn nhanh thực sự lành mạnh cho sức khỏe của người tiêu dùng", ông Dương chia sẻ.
Theo PLXH
Người Mỹ Không Chỉ Chuộng Fast Food Nói đến chuyện ăn uống của người Mỹ, nhiều người thường nghĩ ngay đến các loại fast food (thức ăn nhanh). Nhưng thật ra, macaroni và phô mai mới là một trong những món ăn bình dân được người Mỹ ưa chuộng nhất. Macaroni là một loại nui tròn, ngắn, cong, làm từ bột mì có nguồn gốc từ Trung Quốc, được nấu...