Bánh mì chảo Hòa Mã xưa hơn nửa thế kỉ mê hoặc người Sài Gòn, Việt kiều
60 năm sống cùng Sài Gòn, bánh mì chảo Hòa Mã không chỉ giữ lại nét đặc trưng ẩm thực cũ xưa, mà còn gắn bó với biết bao thế hệ thực khách ở thành phố tất bật này.
Món bánh mì chảo 60 năm ’sống’ cùng Sài Gòn.
Từ rất lâu, ổ bánh mì dân dã với trứng ốp la, jambon, rau thơm, một vài lát dưa leo,… đã gắn bó với mọi tầng lớp, từ học sinh, sinh viên, công nhân cho đến những nhân viên văn phòng, doanh nhân hay giám đốc, bởi vị ngon kèm tính tiện dụng của nó. Ngay cả du khách phương Tây cũng đánh giá rất cao món bánh mì, coi đó là một phần tinh hoa của văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng.
Có thể khẳng định, bánh mì là một trong những món ăn ngon ở Sài Gòn được biến tấu nhiều nhất theo thời gian. Thế nhưng dù ở bất kì hình thức nào, bánh mì vẫn luôn khiến người ăn bị hấp dẫn bởi sự hòa trộn sáng tạo các loại gia vị, nguyên liệu, đầy linh hoạt nhưng hợp lí của người bán hàng.
Hòa Mã là một trong những tiệm bán bánh mì đầu tiên ở Sài thành.
Quầy bán sạch sẽ, tươm tất với nhiều nguyên liệu chỉ nhìn thôi đã thấy hấp dẫn.
Mở cửa từ 6 giờ sáng, tiệm bánh mì Hòa Mã có rất nhiều người ăn và nhanh chóng hết veo chỉ trong một buổi.
Ở vùng đất Sài Gòn luôn luôn tất bật, một ổ bánh mì ăn vội lại càng trở thành hình ảnh quen thuộc. Nhưng đừng lo lắng, nếu thèm chút hoài niệm về quá khứ, muốn thấy sự thong thả của thời gian, bạn cứ tìm đến tiệm bánh mì chảo Hòa Mã nơi một góc phố Sài Gòn.
Mở ra từ tận năm 1958, bánh mì Hòa Mã là một trong những tiệm bánh mì lâu đời nhất ở Sài Gòn. Ban đầu, tiệm bánh tọa lạc tại số 511 Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu, Q.3) với một chiếc tủ nhỏ. Nhưng chỉ 2 năm sau, bánh mì Hòa Mã dời về đầu hẻm số 53 Cao Thắng, Q.3 và yên vị cho đến nay.
“Thương hiệu” bánh mì 60 năm này đã thu hút nhiều thực khách là Việt kiều lẫn người nước ngoài tìm đến.
Video đang HOT
Theo thời gian, quán có đôi phần thay đổi, duy chỉ có vị bánh mì là giữ nguyên bản suốt hơn nửa thế kỉ. Do đó, rất nhiều người ghé quán không chỉ để thưởng thức món bánh mì chảo trứ danh, mà hơn thế là muốn tìm chút hương vị của Sài Gòn xưa còn hoài trong ký ức.
Chiếc chảo nhỏ bốc khói đầy bắt mắt với màu nâu của thịt nguội, đỏ hồng của xúc xích cháy cạnh, màu vàng của trứng chiên… Cạnh bên là ổ bánh mì to tròn, nóng giòn, ăn kèm cùng một dĩa đồ chua xắt lát.
Quán chủ yếu bán cho khách mang đi, song nếu muốn ngồi lại, bạn sẽ được bố trí chỗ dọc theo con hẻm 53 với những chiếc bàn ghế nhựa, thong thả thưởng thức chảo bánh mì hương vị cũ xưa, nhâm nhi một ly trà nóng. Cảm giác như được tách mình khỏi dòng xe tấp nập bên đường.
Thực đơn của tiệm bánh mì Hòa Mã đơn giản và không thay đổi. Tiệm phục vụ 2 món “bánh mì ốp-la đủ thứ” với các nguyên liệu được chiên trong chảo và “bánh mì kẹp thịt” với nhân là các loại thịt nguội. Thức uống cũng đơn giản không kém, chỉ có cà phê đá, cà phê sữa và nước suối, trà…
Ổ bánh mì Hòa Mã to đùng, ăn là noi
Một chảo thập cẩm sẽ có đầy ắp các nguyên liệu hấp dẫn, gồm 2 trứng gà chiên, jambon, chả lụa, chả quế, xúc xích, thịt ba rọi muối,… Tất cả đều được chiên nóng cháy cạnh tỉ mỉ cùng với ít hành tây nồng nồng. Độ nêm khá nhạt, khi ăn thực khách thường phải thêm muối tiêu, xì dầu, tương ớt tùy khẩu vị. Lượng thức ăn trong chảo nhiều đến mức có người chỉ “ngốn” hết trứng, thịt, chả trong chảo là đã no. Và bữa ăn kết thúc bằng việc thực khách kẹp đồ ăn còn dư vào bánh mì, xin túi mang về nhà!
Một thứ đi kèm không thể thiếu của món bánh mì chảo Hòa Mã là dĩa đồ chua nho nhỏ. “Nhỏ nhưng có võ”, chính vị đồ chua này sẽ giúp thực khách không bị ngán khi phải ăn quá nhiều đồ chiên. Đặc biệt, đồ chua nơi đây không thái sợi như thường thấy mà thái thành từng lát to. Vị củ cải trắng, dưa leo, cà rốt thoang thoảng hương gừng quyện lại, làm cho món bánh mì Hòa Mã dễ dàng lấy lòng nhiều thực khách.
Rất nhiều bạn trẻ tìm đến để thưởng thức và biết một nét ẩm thực xưa mà họ chỉ đọc được đâu đó hoặc nghe kể lại.
Thật thú vị khi ngồi ở một góc thành phố hiện đại, nhâm nhi ly trà nóng, ăn món bánh mì cũ xưa và cảm nhận sự chậm rãi của thời gian.
Nổi danh cả trong lẫn ngoài nước, nhưng hơn nửa thế kỉ qua, bánh mì chảo Hòa Mã vẫn giữ hình thức một xe bánh mì phía trước, chứ không trở thành một cửa hàng quy mô sang trọng. Tiệm cũng không bán cả ngày và hương vị món ăn cũng không biến tấu. Tất cả vẫn mang nét giản đơn và dân dã của ẩm thực Sài Gòn xưa.
Chủ quán cũng chia sẻ, bánh mì Hòa Mã từ lâu đã có rất nhiều thực khách trung niên và những Việt kiều về nước. Họ lui tới để hồi tưởng lại một hương vị cũ của Sài Gòn mà họ từng sống, từng gắn bó. Nhưng càng ngày, càng có nhiều người trẻ tìm đến, để thưởng thức và biết một nét ẩm thực xưa giữa lòng Sài thành hiện đại và vội vã này – điều mà họ chỉ đọc được đâu đó hoặc nghe kể lại.
Theo Thanhnien
Điểm danh những món ăn sáng truyền thống của các nước châu Á
Người Trung Quốc thường dùng dimsum trong khi dân Indonesia lại chuộng cháo đặc cho bữa điểm tâm.
Để khởi đầu ngày mới theo đúng truyền thống của nơi mình đến, bạn có thể tham khảo các món sau đây.
Trung Quốc
Dimsum gồm có các loại như há cảo, sủi cảo, bánh bao, xíu mại... Công thức chung khi nói tới dimsum là một lớp bột mỏng ở bên ngoài, trong có nhân thịt hoặc hải sản, được hấp trong những khay tre nhỏ.
Món dimsum được chế biến khá phức tạp, có mặt ở mọi nơi tại Trung Quốc với nhiều hương vị khác nhau, lên tới 100 loại. Ảnh: thebest
Đây là thức ăn đơn giản, khá phổ quát ở Trung Quốc và có thể ăn vào bất cứ giờ nào thuận tiện. Món ăn này ít tinh bột, giàu đạm nên được người Trung Quốc dùng cùng trà vào buổi sáng.
Há cảo là món thường được sử dụng nhiều nhất gồm bột mì, bột sắn, dầu ăn nhào nặn cùng nhau. Nhân há cảo có tôm nõn được băm nhuyễn trộn với các loại gia vị như rượu gạo, hạt tiêu, dầu vừng, hành lá...
Ấn Độ
Ở đất nước có số dân đông thứ hai trên thế giới, bữa sáng hầu hết không có thịt. Điểm tâm ở đây thường được dọn trước khi mặt trời mọc gồm nhiều món như rau xà lách, đậu luộc, bánh puris (một loại bánh tráng được chiên giòn) dùng kèm mứt, sữa chua...
Ngoài ra, người dân cũng hay ăn Idli Vada, loại bánh làm từ đậu đen lên men và cơm kèm tương ớt xoài, sốt samba. Người Ấn thường không dùng cà phê cho bữa sáng giống như ở một số nước, thay vào đó là trà.
Nhật Bản
Đậu tương, đậu phụ là chọn lựa được yêu thích cho bữa sáng tại Nhật bởi niềm tin món ăn này có lợi cho sức khỏe.
Không chỉ du khách nước ngoài mà ngay cả người Nhật Bản cũng cho rằng món ăn này có mùi khó ngửi, rất khó ăn. Ảnh: tournhathan
Natto là món ăn truyền thống, làm từ đậu tương nguyên hạt cho lên men. Nó có màu nâu, nhiều chất dịch nhớt và dính, mùi rất khó chịu. Tuy nhiên, đây lại là thức ăn nhiều chất dinh dưỡng, được sử dụng cùng cơm và cá. Ngoài ra, người dân xứ sở mặt trời mọc cũng sử dụng súp miso, cá hun khói, cá nướng cho bữa sáng.
Indonesia
Ghe thăm đất nước vạn đảo, bạn đừng quên thưởng thức món cháo gà đặc vào mỗi bữa sáng. Bubur Ayam là món cháo được nấu sẵn, múc ra bát và thêm nước sốt màu vàng để có gia vị riêng. Thịt gà xé nhỏ và rắc bên trên bát cháo. Ngoài ra, dân bản địa còn dùng kèm chút đậu phụ rán và hành tây.
Bánh phồng krupuk là món ăn khá phổ quát, đem lại những hương vị riêng biệt ở Indonesia. Ảnh: ID
Ngoài ra, bữa sáng cũng có các loại bánh phồng krupuk đa đạng được làm từ khoai, sắn, cho đến cả tôm, cá... Đây là món ăn phổ biến và dễ dàng tìm được ở bất kỳ đâu.
Philippines
Ở đất nước này, cơm là món ăn ưa chuộng, được chọn lựa vào mỗi bữa sáng. Người nấu không chiên cơm cùng trứng như ở một số nước, thay vào đó là thịt lợn băm nhỏ, trứng ốp la, thêm chút lạp xưởng, hay xúc xích rán, tỏi, muối.
Bữa ăn sáng ưa thích của người dân Philippines là cơm chiên trứng. Ảnh: CG
Đây là món ăn cung cấp nhiều năng lượng vào mỗi buổi sáng và thường được dùng cùng với các loại hoa quả, chính yếu là xoài.
Theo Internet
Những Món Ăn Sáng Ở Sài Gòn Nhất Định Phải Thử Những Món Ăn Sáng Ở Sài Gòn bạn không nên bỏ qua bánh mì chảo, hủ tiếu hay phở tại những hàng quán lâu năm nằm ở ngay trung tâm thành phố. Hãy ghi lại địa chỉ trong bài viết này nhé Bánh mì chảo: Nổi tiếng nhưng hơn 50 năm qua, tiệm bánh mì Hoà Mã vẫn giữ đặc điểm là chiếc...