“Bánh mật xứ Cẩm… ăn một lần nhớ mãi”
Đó là câu nói của những vị khách khi được thưởng thức món bánh mật độc đáo này. Nức tiếng gần xa với hương vị đậm đà, thơm ngon, bánh mật miền biển Nhượng (xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) từ lâu đã trở thành món ăn không thể thiếu của những con người nơi đây.
Bánh mật xứ Cẩm được làm bằng bột của gạo nếp quê. Gạo nếp sau khi ngâm nước khoảng 2 giờ, vo sạch, xay nhuyễn rồi đem vào nhồi.
Gia vị để làm được một mẻ bánh mật thơm ngon, đúng vị gồm: Đậu đỏ, vừng trắng, dầu ăn và thứ không thể thiếu đó là mật mía. Đối với vừng, sau khi mua về đãi sạch, phơi khô; đậu đỏ luộc chín vừa, mật mía nấu lên.
Đã hơn 20 năm “đều tay” bên những mẻ bánh mật đỏ óng, chị Nguyễn Thị Vĩnh (46 tuổi, thôn Tân Hải, xã Cẩm Nhượng) chia sẻ: Để làm ra những chiếc bánh giòn thơm, ngọt đều đòi hỏi người làm phải tâm huyết, tỉ mẩn. Bánh mật làm không khó, nhưng để cho ra lò một mẻ bánh “hút” khách thì cũng mất gần 3 tiếng.
Làm bánh mật trải qua nhiều công đoạn. Bột sau khi nhồi được vắt tròn, cho nhân đậu vào bên trong. Đậu đỏ làm nhân phải là những hạt to, căng tròn.
Bánh sau khi vắt xong được trộn đều với những hạt vừng chắc nịch…
…rồi cho vào nồi đã sẵn dầu đang sôi, rán khoảng 30 phút cho đến khi bánh chín đều, có màu vàng óng thì vớt ra.
Video đang HOT
Mỗi ngày chị Vĩnh làm bình quân từ 500 đến 700 cái, đặc biệt những hôm có khách đặt nhiều, số lượng bánh có thể lên đến 2.000 cái, với giá bán 20.000 đồng/10 cái.
Theo chị Vĩnh, trong tất cả các công đoạn thì nhúng mật là bước quan trọng nhất. Chiếc bánh làm ra ngon hay không đều phụ thuộc vào công đoạn này. Để mật ngấm đều, không bị ngọt quá đòi hỏi người làm phải căn đúng thời gian. Thường thì bước nhúng mật diễn ra trong chốc lát, khoảng 30 giây. Nếu để lâu bánh sẽ ngọt quá, người ăn dễ bị khay mật, mất vị bùi của đậu, vị béo của vừng và vị dẻo thơm của nếp.
Bánh mật ngon nhất là khi thưởng thức với nước chè xanh. Người dân miền biển vẫn thường ví “Ba chiếc bánh mật, một ngụm chè xanh”.
Món ăn dân dã này đã không ít lần xuất ngoại, theo con em xứ Cẩm “sải cánh” mọi phương trời.
“Bánh mật – món ăn để người xa quê tìm về, nhớ đến. Trong tiềm thức của những đứa trẻ mới trưởng thành như tôi, bánh mật không chỉ đơn thuần là một món ăn, đó còn là kỷ niệm, là hồn của miền quê”, anh Nguyễn Tiến Khánh (bên phải) tâm sự.
Chưng trứng trong nhiều năm giờ mới biết, trứng và cà chua không thể nấu cùng lúc
Hóa ra việc nấu trứng hay cà chua trước và sau vô cùng quan trọng, nó quyết định đến độ ngon cũng như chất lượng món ăn.
Trứng chưng cà chua là món ăn rẻ tiền nhưng được nhiều người yêu thích vì có hương vị đậm đà, đặc biệt trôi cơm. Không chỉ thế, đây cũng là món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chưng trứng trong nhiều năm, bạn đã bao giờ thắc mắc nên cho trứng hay cà chua nấu trước chưa?
Theo quan điểm của đầu bếp, về cơ bản, trứng và cà chua không nên nấu cùng một lúc. Hương vị của món ăn khác nhau nếu bạn cho thứ tự nấu của chúng khác nhau. Vậy, nguyên liệu nào nên nấu trước, chị em có thể tham khảo cách làm dưới đây:
Chuẩn bị:
- 4 quả trứng tươi, 5 quả cà chua, 1 củ hành lớn và muối tinh (hoặc nước mắm), hành lá thái nhỏ
Cách làm:
- Cà chua rửa sạch, gọt vỏ, thái hạt lựu.
- Trứng đập ra bát, thêm ít muối (hoặc mắm) vừa đủ vào, dùng đũa đánh đều cho tan. Làm nóng dầu ăn trong chảo, để nhiệt độ dầu nóng đến 50% thì đổ trứng vào, đảo tái rồi cho ra đĩa.
- Làm nóng dầu trong chảo, hành khô thái nhỏ vào phi thơm, đổ cà chua thái hạt lựu vào, đảo đều đến khi cà chua mềm, thêm chút muối vừa đủ, cho trứng vào, chưng trên lửa lớn. Lưu ý, tại thời điểm này, thao tác làm phải nhanh thì món ăn mới ngon.
Lý do việc cho cà chua vào sau trứng vì cà chua giàu vitamin, lycopene nên nếu xào cà chua trước, việc đun nấu cà chua lâu quá trên bếp có thể phá huỷ các chất dinh dưỡng trong cà chua.
Ngoài ra, cà chua sẽ chảy ra rất nhiều nước trong quá trình xào trên chảo. Lúc này, chảo có quá nhiều nước nếu bỏ trứng vào sẽ khiến trứng không thể kết dính, trở nên lỏng lẻo, ảnh hưởng đến hương vị và thẩm mỹ.
Đó chính là lý do chúng ta nên chiên trứng trước rồi mới cho cà chua vào.
- Thêm 1 giọt dầu mè vào trứng, rắc ít hành lá thái nhỏ rồi cho chứng chưng cà chua ra đĩa và ăn cùng cơm trắng.
Lưu ý:
- Để món ăn này ngon, nên chọn những quả cà chua chín, vỏ mỏng, màu đỏ đẹp.
- Cà chua nên gọt vỏ.
Chúc các bạn thành công!
Nước mắm - món quà của biển quê nhà Làng tôi cách biển không xa nên bữa ăn hàng ngày có thể thiếu cá, thiếu thịt nhưng không thể thiếu nước mắm. Ngày ngày, bất kể nắng hay mưa, những người phụ nữ của các làng làm nghề biển, chân trần vượt qua những con đường cát trắng dài lóa mắt đi bán nước mắm ở các làng quê làm ruộng lân...